Số lượt truy cập
Hôm nay 54354
Hôm qua 39190
Tuần này 159058
Tháng này 3196884
Tất cả 192992468
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ ba, 07/07/2020
Một số lưu ý trong chăn nuôi thỏ.

Thỏ là loài động vật dễ nuôi, sinh sản nhanh, tận dụng được các phế phụ phẩm nông nghiệp, nguồn lao động phụ trong gia đình, đầu tư ít vốn quay vòng nhanh. Tuy nhiên, thỏ là loại gia súc yếu, sức đề kháng kém, rất nhạy cảm với điều kiện ngoại cảnh. Vì vậy, để nuôi thỏ đạt hiệu quả cao bà con nông dân cần chú ý các vấn đề sau đây:

1. Về chuồng trại:

Chuồng nuôi thỏ có thể làm bằng gỗ, tranh tre hoặc xây bằng gạch nhưng phải đảm bảo các yêu cầu sau: thuận tiện cho việc chăm sóc; dễ làm vệ sinh, sát trùng; đảm bảo chắc chắn và bảo vệ thỏ khỏi sự tấn công của chuột, cũng như các loại gia súc khác. Mặt khác, thỏ là loài gia súc rất nhạy cảm với các tác nhân ngoại cảnh, tuyến mồ hôi kém phát triển, do vậy khi làm chuồng cần đặt những nơi thông thoáng, thoáng mát, sạch sẽ, tránh mưa tạt, gió lùa và cách xa chỗ nuôi các loài gia súc khác.

Ổ đẻ cần có nắp đậy cho thỏ. Sau khi thỏ đẻ, mỗi ngày chỉ nên đưa ổ đẻ vào lồng thỏ mẹ một lần để cho con bú, tránh hiện tượng thỏ mẹ chui vào ổ ỉa đái, bới ổ và dẫm đạp lên đàn con.

2. Về thức ăn và nước uống:

Thỏ là loài có khả năng tiêu hóa chất xơ, ăn được các loại rau, củ quả và phế phụ phẩm trong gia đình. Do đó, cần cho thỏ ăn nhiều thức ăn thô xanh chất lượng tốt, để vừa đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể và đảm bảo sinh lý tiêu hóa bình thường. Mặt khác, thỏ là loài rất mẫn cảm với các tác nhân ngoại cảnh, vì vậy khi chế biến thức ăn thô xanh phải đảm bảo sạch sẽ, không được dính bẩn, phải được rửa sạch bằng nước máy; đối với những loại thức ăn có hàm lượng nước lớn như rau muống, khoai lang, bắp cải… sau khi rửa cần phơi tái cho bớt nước trước khi cho thỏ ăn, nếu không thỏ rất dễ bị chướng bụng đầy hơi, tiêu chảy… Ngoài ra, cần bổ sung thêm thức ăn tinh bột, đạm, premix vitamin – khoáng trong khẩu phần cho thỏ.

Cung cấp đầy đủ nước sạch cho thỏ uống, thỏ thiếu nước còn nguy hiểm hơn thiếu thức ăn, đặc biệt là đối với thỏ đẻ và tiết sữa. Đối với thỏ đẻ và tiết sữa, nếu không cung cấp đầy đủ nước uống cho thỏ sẽ dẫn đến tình trạng thiếu sữa, thậm chí thỏ mẹ ăn thịt thỏ con.

3. Vấn đề sinh sản của thỏ

Thỏ thành thục về tính dục lúc 3 – 4 tháng tuổi tùy thuộc vào giống và chế độ chăm sóc nuôi dưỡng. Tuy nhiên, không nên cho thỏ sinh sản vào tuổi này, vì con đẻ ra sẽ yếu ót, mẹ ít sữa, số con đẻ ít và ảnh hưởng đến sự phát triển của thỏ mẹ sau này; do đó khi thỏ được 3 tháng tuổi nên nhốt riêng thỏ đực với thỏ cái để đề phòng hiện tượng giao phối tự do hoặc rối loạn sinh sản.

Không phối thỏ đực với thỏ cái cùng gia đình để tránh hiện tượng đồng huyết.

Do đặc điểm của thỏ là trứng chỉ rụng sau khi giao phối 9-10 giờ nên trong thực tế, để tăng số con đẻ ra, nên áp dụng phương pháp phối giống bổ sung, tức là phối lại lần hai sau lần thứ nhất từ 6 - 9 giờ.

Khi phối giống cho thỏ, ta đưa con cái đến lồng con đực. Nếu con cái chịu đực thì dừng lại, nâng mông để thỏ đực nhảy phối. Nếu thỏ đực giao phối được th́ì ngã trượt xuống một bên con cái, có tiếng kêu. Sau một phút, đưa con cái về lồng của nó và ghi ngày phối vào phiếu để dự kiến ngày thỏ đẻ.

Nếu sau khi cho thỏ cái vào lồng thỏ đực khoảng 5 phút mà không phối được th́ì đưa thỏ cái trở lại lồng chuồng của nó và cho phối lại vào ngày hôm sau. Có một số con cái động dục nhưng do sợ hãi cũng không cho con đực phối, khi đó ta nên giúp chúng phối bằng cách: một tay nắm da gáy con cái, tay kia luồn xuống bụng nhẹ nhàng nâng mông thỏ cái lên để thỏ đực nhảy phối được dễ dàng.


Hình ảnh: Trang trại chăn nuôi thỏ Newzealand

4. Về vệ sinh phòng bệnh

Thỏ là loài gia súc yếu, sức đề kháng cơ thể kém, dễ cảm nhiễm các mầm bệnh và phát triển thành dịch, gây thiệt hại lớn về kinh tế. Do đó, khi nuôi thỏ cần tạo ra môi trường tiểu khí hậu chuồng nuôi hợp vệ sinh và tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp vệ sinh phòng bệnh. Thực hiện tốt nguyên tắc “3 sạch”: ăn sạch, ở sạch, uống sạch; hàng ngày cần làm vệ sinh lồng nuôi, chuồng nuôi; định kỳ sát trùng lồng, chuồng, máng ăn, máng uống, ổ đẻ; chăm sóc nuôi dưỡng tốt.

Khi thời tiết thay đổi bổ sung thêm vitamin để tăng cường sức đề kháng, chống stress hoặc bổ sung kháng sinh để phòng bệnh cho thỏ.

Tiêm phòng vacxin cho thỏ./.

Nguồn tin: Nguyễn Ngọc Duy - TTKN Thanh Hóa
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 18615


Các tin khác:
 Hiệu quả mô hình “Sản xuất lac giống mới trên vùng đất chuyên màu không chủ động tưới gắn với tiêu thụ sản phẩm” (07/07/2020)
 Thanh Hóa: Hiệu quả mô hình thâm canh lúa chế biến đạt năng suất hiệu quả cao gắn với tiêu thụ sản phẩm (07/07/2020)
 Giải pháp tăng sức sống cho gà con hiệu quả trong chăn nuôi - Giảm tỷ lệ chết khi nuôi gà (01/07/2020)
 Các biện pháp phòng chống nắng nóng cho cây trồng, vật nuôi. (01/07/2020)
 Hiệu quả từ mô hình thâm canh lúa chế biến đạt năng suất cao gắn với tiêu thụ sản phẩm. (25/06/2020)
 Một số biện pháp chống nóng cho gia súc, gia cầm (12/06/2020)
 Nuôi gà sinh sản - Những điều cần biết (12/06/2020)
 Một số biện pháp phòng chống dịch bệnh trong chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. (09/06/2020)
 Bệnh khảm lá sắn (Sri Lanka Cassava Mosaic Virus) và biện pháp phòng chống. (09/06/2020)
 Kỹ thuật trồng và chăm sóc dưa kim hoàng hậu (27/05/2020)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang