Số lượt truy cập
Hôm nay 41078
Hôm qua 39190
Tuần này 145782
Tháng này 3183608
Tất cả 192979192
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ tư, 19/02/2020
Khôi phục đàn gia súc, gia cầm sau dịp tết Nguyên đán.

Sau tết Nguyên đán số lượng đàn gia súc, gia cầm giảm đáng kể do một số lượng lớn đã được giết mổ, chế biến thực phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân. Vì vậy, việc khẩn trương tái đàn, khôi phục phát triển chăn nuôi sau tết là điều được quan tâm chú trọng.

Mặt khác, mùa xuân đến là điều kiện thuận lợi cho dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm đặc biệt là bệnh tai xanh ở lợn, cúm gia cầm, lở mồm long móng gia súc có khả năng phát sinh và lây lan rất cao. Do đó, để chủ động khôi phục đàn gia súc, gia cầm sau dịp Tết Nguyên đán, đảm bảo an toàn dịch bệnh người chăn nuôi cần thực hiện các biện pháp sau đây:

1. Công tác chuẩn bị chuồng trại.

- Tổng vệ sinh tiêu độc khử trùng chuồng trại: thu gom phân, rác thải, chất độn chuồng và xử lý chất thải theo đúng quy định; khơi thông cống rãnh, phát quang bụi rậm và khu vực xung quanh nhằm tiêu diệt chuột, các loại côn trùng khác như ruồi, muỗi...

- Quét sạch mạng nhện, toàn bộ nền chuồng, sàn, tường. Dùng vòi cao áp rửa sạch nền, vách tường, chuồng nuôi.

- Dùng dung dịch sút 10% hoặc nước vôi 20% tưới đều trên diện tích sàn chuồng từ 1,5 - 2 giờ, sau đó tiến hành dùng vòi cao áp xịt rửa nền chuồng bằng nước lã cho sạch và để khô chuồng.

- Các trang thiết bị chăn nuôi được vệ sinh sạch sẽ, dụng cụ chăn nuôi như máng ăn, máng uống... phải được cọ rửa, phun thuốc sát trùng và phơi khô.

- Quét dung dịch nước vôi 20% lên tường, nền chuồng, để cho khô rồi tiến hành phun thuốc sát trùng lên toàn bộ chuồng trại.

Công tác này phải được tiến hành trước khi nhập con giống về nuôi ít nhất 2 tuần. Đặc biệt lưu ý đối với các trang trại, cơ sở chăn nuôi đã xảy ra dịch bệnh trước đó.

2. Về công tác giống

- Lựa chọn con giống ở những cơ sở có uy tín, đảm bảo chất lượng; chọn những con khỏe mạnh,có nguồn gốc rõ ràng và đã được tiêm phòng đầy đủ các bệnh truyền nhiễm theo quy định của cơ quan thú y; không nhập con giống từ những vùng có dịch để tránh thiệt hại và ảnh hưởng tới an toàn dịch bệnh trên địa bàn.

- Khi mua giống về phải nuôi cách ly và theo dõi ít nhất 2 tuần.

3. Về chăm sóc nuôi dưỡng:

- Đối với gia súc, gia cầm non khi mới nhập về: dùng bóng điện, đèn hồng ngoại hoặc sưởi ấm bằng than, củi, trấu... để giữ ấm cho lợn con, vịt con, gà con.

- Cung cấp khẩu phần ăn đầy đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng. Ngoài ra, còn bổ sung thêm các loại vitamin, khoáng để tăng cường sức đề kháng cho đàn vật nuôi.

- Cung cấp đẩy đủ nước uống, đảm bảo nước sạch cho gia súc, gia cầm uống, tốt nhất nên sử dụng các máng uống tự động để vật nuôi được uống tự do.

4. Về công tác phòng bệnh:

- Thực hiện tốt các biện pháp phòng dịch, định kỳ phun tiêu độc khử trùng chuồng trại, các khu vực xung quanh chuồng nuôi.

- Tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin phòng chống các bệnh truyền nhiễm theo quy định của cơ quan thú y.

- Chủ động sử dụng kháng sinh phòng một số bệnh thường gặp khi thời tiết thay đổi đột ngột và một số bệnh truyền nhiễm khác.

- Người chăn nuôi cần chủ động theo dõi tình hình dịch bệnh, bảo vệ đàn vật nuôi của gia đình mình; đồng thời phải báo ngay cho chính quyền địa phương, cán bộ thú y biết khi có gia súc, gia cầm ốm, chết để có biện pháp xử lý kịp thời nhằm tránh lây lan dịch bệnh trên diện rộng.

Lưu ý:

- Trước khi tái đàn, tăng quy mô bà con cần tìm hiểu thông tin thị trường, lượng cung cầu và nơi tiêu thụ sản phẩm để quyết định quy mô đầu tư chăn nuôi có hiệu quả và bền vững.

- Khi khôi phục, tái đàn gia súc, gia cầm cần thận trọng, tránh tư tưởng nóng vội, không tái đàn ồ ạt, nhất là tại các hộ, trang trại, cơ sở chăn nuôi và vùng đã xảy ra dịch bệnh trong thời gian trước đó.

Đặc biệt là đối với các hộ, cơ sở đã xảy ra dịch tả lợn châu Phi, khi tái đàn cần thực hiện đúng theo Chỉ thị số 16 ngày 4/11/2019 của UBND tỉnh; Hướng dẫn số 3727 và Công văn số 3734 ngày 27/9/2019 của Sở Nông nghiệp và PTNT, đó là: Tuyệt đối không thực hiện tái đàn đối với các hộ chăn nuôi không đủ các điều kiện chăn nuôi an toàn sinh học, nhằm hạn chế xảy ra rủi ro, thiệt hại do dịch có thể tái phát. Không nên tiếp tục chăn nuôi lợn mà chuyển sang nuôi gia cầm, trâu, bò hoặc để trống chuồng trại một thời gian đủ dài để cắt đứt mầm bệnh còn tồn tại trong môi trường để dịch bệnh không bị tái nhiễm trên đàn lợn mới tái đàn. Trường hợp tái đàn phải báo cáo và được sự đồng ý bằng văn bản của Chủ tịch UBND xã./.

Nguồn tin: Nguyễn Ngọc Duy - TTKN Thanh Hóa
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 7414


Các tin khác:
 Hiệu quả mô hình "Liên kết các hộ nuôi thâm canh cá rô phi gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm". (10/01/2020)
 Xây dựng mô hình trồng rừng thâm canh bằng giống ươm trong bầu hữu cơ. (02/01/2020)
 Thanh Hóa: Hiệu quả bước đầu mô hình “Sản xuất lúa chất lượng theo hướng hữu cơ gắn với tiêu thụ sản phẩm” tại xã miền núi Thành Công (02/01/2020)
 Một số lưu ý trong thâm canh lúa vụ xuân 2020 (02/01/2020)
 Bệnh tích nước xoang bụng ở gà (02/01/2020)
 Hiệu quả từ mô hình liên kết các hộ trong chăn nuôi vịt sinh sản gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm (02/01/2020)
 Sự tồn tại của Virus gây bệnh dịch tả lợn Châu Phi trong các điều kiện môi trường khác nhau và khả năng lây truyền mầm bệnh (02/01/2020)
 Thanh Hóa: Hiệu quả từ lớp tập huấn ICM trên các cây trồng vụ Đông 2019  (02/01/2020)
 Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến phát triển nuôi trồng thủy sản ven biển  (02/01/2020)
 Hiệu quả mô hình "Liên kết các hộ nuôi thâm canh cá rô phi gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm (11/12/2019)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang