Số lượt truy cập
Hôm nay 6569
Hôm qua 58866
Tuần này 170139
Tháng này 3207965
Tất cả 193003549
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ năm, 12/09/2019
Giải pháp kỹ thuật trong sản xuất vụ đông 2019 - 2020.

Mục tiêu sản xuất vụ đông năm 2019 - 2020 phấn đấu gieo trồng 47.000 ha trở lên, trong đó: Cây ngô 15.000 ha; năng suất 47 tạ/ha; sản lượng 70.500 tấn; Đậu tương 600 ha, năng suất 16 tạ/ha; sản lượng 960 tấn; Cây lạc 1.000 ha, năng suất 20 tạ/ha; sản lượng 2.000 tấn; Khoai lang 3.000 ha, năm suất 70 tạ/ha, sản lượng 21.000 tấn; Cây thức ăn chăn nuôi trên 2.000 ha; sản lượng 100.000 tấn; Rau đậu các loại 22.400 ha trở lên, năng suất 130 tạ/ha, sản lượng 284.700 tấn. Các cây trồng khác 3.000 ha. Tổng giá trị sản xuất vụ Đông đạt 2.800 tỷ đồng trở lên.

Để hoàn thành mục tiêu nêu trên, ngoài các giải pháp về xây dựng, triển khai phương án sản xuất, công tác chỉ đạo điều hành, công tác cung ứng dịch vụ, cơ chế chính sách cho sản xuất vụ đông thì giải pháp kỹ thuật là rất quan trọng. Trên cơ sở Phương án sản xuất vụ đông năm 2019 - 2020 ngày 04/9/2019 của Sở Nông nghiệp và PTNT Thanh Hóa, Trung tâm Khuyến nông lưu ý một số biện pháp kỹ thuật chính như sau:

Giải phóng đất và kỹ thuật làm đất:

Trên những diện tích có kế hoạch sản xuất vụ Đông, cần chủ động tiêu nước trước khi thu hoạch cây trồng vụ Thu Mùa để tạo điều kiện giải phóng đất song vẫn đảm bảo đủ ẩm. Thu hoạch cây trồng vụ Thu Mùa đến đâu, tiến hành vệ sinh đồng ruộng (dọn cỏ dại, cắt rơm rạ, nhổ bỏ gốc cây) và giải phóng đất ngay. Áp dụng nhiều hình thức làm đất khác nhau đối với mỗi loại cây trồng như làm đất ướt đặt bầu ngô, làm đất tối thiểu gieo ngô, đậu tương; làm đất thành luống trồng rau màu các loại. (Đối với diện tích đất bãi do bị bồi đắp phù sa sau mưa lũ, cần khẩn trương khơi thông, tiêu thoát nước nhanh và xử lý vôi bột để đảm bảo gieo trồng cây vụ Đông kịp thời vụ, an toàn)

Thời vụ và cơ cấu bộ giống các loại cây trồng:

Đối với nhóm cây ưa ấm, gieo trồng vụ Đông sớm, thời vụ gieo trồng kết thúc trước 10/10/2019; đối với nhóm cây ưa lạnh gieo trồng sau 10/10/2019, cây khoai tây tập trung trồng từ 20/10/2019 đến 15/11/2019. Cần tính toán và khuyến cáo quy mô sản xuất từng loại cây trồng, bố trí rải vụ phù hợp để đảm bảo nguồn cung, hạn chế tình trạng dư thừa trong thời gian chính vụ. Cụ thể thời vụ, bộ giống một số cây trồng chủ lực như sau:

* Cây ngô:

Trên các chân đất chuyên màu (bãi ven sông, cát ven biển, đất đồi thấp, đất lúa chuyển sang làm màu); gieo trước 25/9/2019; sử dụng các giống ngô lai đơn chịu mật độ cao như VS36, PSC102, PSC747, B265, B06, DK6919, DK6919S, DK9955S, NK4300, NK4300 Bt/Gt, NK7328, CP511, CP501S, PAC558, P4311, P4554, CS71, 30Y87,...; các loại ngô nếp, ngô đường, ngô rau.

Trên đất 2 lúa thu hoạch sớm gieo trồng trước 30/9: sử dụng các giống ngô có tiềm năng cho năng suất cao như: DK6919S, VS36, PSC747, PSC102, CP333, B265, B528, CP111, CP811, CP512, PAC669, PAC339, DK9955, DK6818, DK9898C, DK9919C, NK6253, NK6410, NK4300 Bt/Gt, HT119, LVN 17, GS9989, DTC6869, VN5885, LVN092, 30Y87....; ngô nếp các loại.

Trên đất 2 lúa mở rộng diện tích vụ Đông: gieo trồng trước ngày 10/10/2019: sử dụng các giống ngắn ngày như DK6919, CP333, NK6654, PAC339, ngô nếp. Riêng đối với ngô làm thức ăn xanh cho gia súc cần bố trí các giống ngô cho sinh khối lớn như: PSC747, VS36, DK6919S, DK9919C, P4131, NK7328, VN5885, 30Y87,... để đạt năng suất chất xanh cao, thời vụ gieo có thể đến 15/10/2019.

Mỗi địa phương cần lựa chọn bố trí cơ cấu bộ giống phù hợp, mỗi huyện chọn từ 4-5 giống, mỗi xã chọn từ 2-3 giống đưa vào gieo trồng. Khuyến khích sử dụng các giống ngô biến đổi gen có năng suất cao và khả năng chống chịu sâu bệnh, đặc biệt là kháng sâu keo mùa thu như: DK6919S, DK9955S, NK4300 Bt/Gt,… (Lưu ý: các giống ngô biến đổi gen nên bố trí diện tích trồng không vượt quá 40% tổng diện tích trong vùng trồng ngô).

Biện pháp kỹ thuật: Áp dụng triệt để kỹ thuật làm ngô bầu, ngô bánh để tranh thủ thời gian, kịp thời vụ gieo trồng, cây con sinh trưởng khỏe, đảm bảo mật độ; những vùng chủ động tưới, tiêu cần áp dụng kỹ thuật làm đất tối thiểu, kỹ thuật gieo thẳng hạt hoặc đặt bầu xuống gốc rạ; tăng mật độ ngô đạt 6-7 vạn cây/ha đối với đất màu và trên 5-6 vạn cây/ha đối với đất 2 lúa; bón phân sớm, đủ lượng và cân đối, phòng trừ sâu bệnh kịp thời, nhất là bệnh nghẹt rễ, huyết dụ ở giai đoạn đầu, phòng trừ chuột, sâu xám, sâu keo mùa thu gây hại giai đoạn cây con gây khuyết mật độ.

* Cây đậu tương:

- Trà sớm và chính vụ gieo trước 20/9/2019, gieo trồng trong điều kiện thời tiết thuận lợi, sử dụng các giống có thời gian sinh trưởng trung bình (85-90 ngày) như: DT84, DT2001, ĐT22, ĐT26, Đ96-02, Đ9804; trà muộn gieo trước 05/10/2019 sử dụng các giống có thời gian sinh trưởng ngắn ngày (dưới 85 ngày) như: ĐT12, Đ8, ĐVN9, AK06.

Trong sản xuất đậu tương đông trên đất 2 lúa, triệt để thực hiện phương châm "gặt đến đâu, trồng đậu tương đến đó". Áp dụng rộng rãi kỹ thuật làm đất tối thiểu, gieo thẳng, gieo vãi, gieo bằng máy, gieo vào gốc rạ. Lưu ý đối với trồng đậu tương Đông trên đất 2 lúa cần làm rãnh thoát nước xung quanh ruộng.

* Cây khoai lang: Trồng càng sớm càng tốt, thời vụ trồng kết thúc trước 15/10/2019; sử dụng các giống KL5, KL 209, Hoàng Long, 143, VX-37, KB1, BV1, VC68-2, và các giống khoai lang Nhật, Trung Quốc chất lượng cao,..

* Cây lạc: Kết thúc trồng trước ngày 05/9/2019. Sử dụng các giống lạc năng suất cao như L14, L18, L16, L26, TB25,... Hướng dẫn nông dân áp dụng phương pháp che phủ nilon, rơm rạ để hạn chế sâu bệnh, cỏ dại, giữ ẩm góp phần tăng năng suất, chất lượng sản phẩm.

* Cây bí xanh, bí ngô, dưa chuột, ớt: Các giống bí xanh: Bí xanh số 1, bí xanh Đài Loan, bí đao chanh, ... giống bí đỏ: F1-125, F1 979, bí đỏ Nhật Bản, bí đỏ Cô Tiên, ớt chỉ thiên TN 16, ớt cay số 20, ớt hiểm lai 207, ớt ngọt Mix....

Cần áp dụng kỹ thuật làm bầu (bí, dưa chuột), ươm cây con (ớt) và chăm sóc cây con tốt; sản xuất theo quy trình VietGAP.

*Khoai tây: thời vụ tập trung từ 15/10/2019-20/11/2019, tốt nhất 25/10/2019-15/11/2019, nếu trồng muộn gặp thời điểm nhiệt độ quá thấp, thời tiết âm u mưa phùn làm bệnh hại phát triển, làm ảnh hưởng đến năng suất. Giống khoai tây: Sử dụng các giống chủ lực Marabel, Diamant, Atlantic, Eben, Aladin, Bliss...

* Rau, đậu: Ưu tiên phát triển sản xuất các loại rau cao cấp, sản xuất theo quy trình rau an toàn để tăng hiệu quả kinh tế và giá trị sản phẩm. Áp dụng các tiến bộ kỹ thuật như ứng dụng công nghệ cao sản xuất rau trong nhà màng, nhà lưới; trồng cà chua, dưa hấu bằng cây giống ghép; tăng cường sử dụng phân hữu cơ sinh học; tưới nước tiết kiệm, sử dụng màng phủ nông nghiệp trong trồng rau, dưa,...

Nguồn tin: Mạnh Hùng - TTKN Thanh Hóa
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 25048


Các tin khác:
 Một số lưu ý khi sử dụng vacxin cho vật nuôi. (12/09/2019)
 Bệnh Marek, nguyên nhân, triệu chứng và giải pháp. (12/09/2019)
 Những yếu tố gây giảm đẻ trên gà sinh sản. (12/09/2019)
 Một số lưu ý trong thâm canh cây khoai lang. (12/09/2019)
 Một số nguyên tắc chung trong phòng trừ sâu bệnh. (12/09/2019)
 Sự lây lan của bệnh dịch tả lợn Châu phi và biện pháp hạn chế. (12/09/2019)
 Trung tâm Khuyến nông chung tay xây dựng nông thôn mới. (12/09/2019)
 Thanh Hóa: Đánh giá hiệu quả mô hình áp dụng hệ thống thâm canh tổng hợp trong sản xuất lúa chất lượng cao. (06/09/2019)
 Hiệu quả bước đầu từ Mô hình sản xuất lúa chất lượng theo hướng hữu cơ gắn với tiêu thụ sản phẩm. (30/08/2019)
 Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp chuyên đề: "Những giải pháp phát triển rừng trồng gỗ lớn bền vững". (24/07/2019)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang