Số lượt truy cập
Hôm nay 32358
Hôm qua 58866
Tuần này 195928
Tháng này 3233755
Tất cả 193029339
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ năm, 21/05/2020
Huyện Nông Cống tích tụ, tập trung đất đai, thu hút doanh nghiệp đầu tư phát triển nông nghiệp

Thời gian qua, huyện Nông Cống triển khai thực hiện tích tụ, tập trung đất đai và xác định là giải pháp quan trọng để thu hút doanh nghiệp, cá nhân đầu tư vào nông nghiệp, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn. Qua đó, đẩy mạnh phát triển nông nghiệp hàng hóa, công nghệ cao, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất, nâng cao năng suất, chất lượng, khả năng cạnh tranh của nông sản, nâng cao thu nhập cho người sản xuất.

Thực tế nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp tập trung mang lại hiệu quả kinh tế cao và đang được huyện rút kinh nghiệm để nhân rộng, như: Mô hình tích tụ, thuê đất để sản xuất lúa, cây thức ăn chăn nuôi, diện tích 33 ha tại xã Trung Thành; thuê đất trồng cây ăn quả, diện tích 10 ha tại xã Công Liêm; thuê đất nuôi tôm thẻ chân trắng, diện tích 23 ha; tích tụ, thuê đất sản xuất cây dược liệu, diện tích 3 ha; tích tụ đất chăn nuôi lợn, diện tích 6 ha tại xã Hoàng Giang, 3 ha tại xã Tế Thắng; tích tụ đất chăn nuôi vịt - cá - lúa kết hợp, diện tích 6,5 ha và tích tụ đất chăn nuôi gia cầm, diện tích 7,6 ha tại xã Tân Khang; tích tụ, thuê đất lúa phát triển trang trại, diện tích 62,87 ha, tại các xã: Trường Giang, Tượng Văn, Trường Sơn, Trường Minh, Trung Thành, Minh Nghĩa. Đi đôi với đó, huyện Nông Cống tập trung chỉ đạo mô hình liên kết sản xuất chuyển dần sang hình thức góp đất để hình thành vùng sản xuất hàng hóa, liên kết sản xuất quy mô lớn, tập trung 512 ha; bao gồm: Liên kết sản xuất lúa 490 ha (100 ha lúa gạo theo tiêu chuẩn VietGAP tại 2 xã Tượng Văn và Trường Sơn; liên kết sản xuất lúa thương phẩm 390 ha tại các xã Thăng Long, Trung Chính, Trường Giang, Trung Thành, Công Liêm, Minh Khôi...). Sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP với diện tích 22 ha và sản xuất rau, củ, quả theo công nghệ cao trong nhà màng tại các xã Tế Lợi, Công Liêm, Thăng Long, Vạn Hòa, Vạn Thắng, Trường Sơn, thị trấn Nông Cống. Vùng nguyên liệu, trang trại và Nhà máy Chế biến sữa của Tập đoàn TH quy mô 460 ha tại xã Yên Mỹ. Hiện nay, trên địa bàn huyện có 5 doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp, đó là: Công ty CP Chế biến nông sản Trung Thành, diện tích 5 ha, sản xuất chế biến xuất khẩu nông sản dứa, ngô ngọt, dưa bao tử...; Công ty TNHH hai thành viên Ứng dụng công nghệ cao nông nghiệp và thực phẩm sữa Yên Mỹ liên kết sản xuất cây ngô dày làm thức ăn chăn nuôi; doanh nghiệp Agri Phú Nguyễn, đầu tư chăn nuôi lợn, diện tích 3 ha tại xã Tế Lợi; doanh nghiệp Hoàng Bảo, đầu tư chăn nuôi lợn, diện tích 2 ha, tại xã Minh Nghĩa; doanh nghiệp Mạnh Thiệp, đầu tư chăn nuôi lợn, diện tích 2 ha tại xã Tế Lợi.

Nông dân xã Vạn Thắng chăm sóc dưa trồng trong nhà lưới.

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, việc liên kết sản xuất trên địa bàn huyện Nông Cống còn nhiều hạn chế, diện tích sản xuất tập trung quy mô lớn chưa nhiều vì vậy sản lượng để cung cấp cho các doanh nghiệp thu mua không bảo đảm dẫn đến diện tích sản xuất một số cây trồng có giá trị kinh tế cao bị giảm, như: Khoai tây, ớt xuất khẩu. Việc thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, hiện huyện và các doanh nghiệp gặp khó khăn đó là thiếu quỹ đất, giá thuê và mua đất nông nghiệp lại quá cao tạo nên rào cản. Đất công ích của xã thì không tập trung hoặc ở những nơi không thuận lợi cho công tác đầu tư cơ sở hạ tầng. Vì vậy, để xúc tiến kêu gọi các nhà đầu tư vào lĩnh vực trồng và chế biến nông sản, ngành nông nghiệp mất khá nhiều thời gian trong việc kiểm tra, xác định lại nguồn gốc đất, tình trạng sử dụng đất ở từng khu vực... Trong khi đó, theo quy định, chỉ khi có dự án hoàn thành đưa vào hoạt động mới được thụ hưởng chính sách hỗ trợ. Do đó, nếu các thủ tục giao đất kéo dài, tiến độ thực hiện dự án sẽ chậm, khiến doanh nghiệp gặp khó khăn vì nguồn kinh phí hỗ trợ chậm. Kinh phí cho việc đầu tư máy móc, thiết bị sản xuất, cơ sở hạ tầng để ứng dụng đồng bộ kỹ thuật là khá lớn. Ngoài ra, biến đổi khí hậu toàn cầu ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông nghiệp, thiên tai, dịch bệnh bùng phát và khó kiểm soát; bên cạnh đó, tình trạng thiếu bền vững trong sản xuất nông nghiệp của người nông dân cũng làm nản lòng các doanh nghiệp. Việc tiếp cận vốn vay khó, vì phần lớn các ngân hàng thương mại đều e ngại đối với các dự án đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn - lĩnh vực được “mặc định” là rủi ro cao, lợi nhuận thấp, thời gian thu hồi vốn lâu.

Đồng chí Mai Nhữ Thắng, Chủ tịch UBND huyện Nông Cống, cho biết: Nông Cống là huyện thuần nông có diện tích đất nông nghiệp lớn, tiềm năng cho tích tụ đất đai chia đều trên địa bàn. Bên cạnh đó, sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ nguy cơ rủi ro cao, cùng với thu nhập từ các ngành nghề khác cao hơn so với sản xuất nông nghiệp nên khả năng bà con nông dân bỏ ruộng hoặc để ruộng hoang không sản xuất đã và đang diễn ra. Vì vậy, UBND huyện đang yêu cầu UBND các xã, thị trấn thống kê diện tích này để vận động người dân cho thuê lại hoặc chuyển nhượng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, cá nhân, HTX có nhu cầu tích tụ, thuê đất để sản xuất nông nghiệp tập trung quy mô lớn. Đồng thời, Nông Cống tiếp tục tập trung phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung quy mô lớn; tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị gắn với các sản phẩm lợi thế của huyện, như: Lúa gạo theo tiêu chuẩn VietGAP, rau an toàn VietGAP, lợn hữu cơ, gà hữu cơ, thủy sản VietGAP, dê sinh sản, tôm nước lợ; đồng thời, khuyến khích phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, sản phẩm phù hợp với lợi thế và nhu cầu thị trường, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Huyện Nông Cống đang tập trung chuyển đổi 1.000 ha đất sản xuất nông nghiệp; trong đó, chuyển đổi linh hoạt đất trồng lúa kém hiệu quả sang các loại cây trồng khác, nuôi trồng thủy sản kết hợp trồng lúa hiệu quả kinh tế cao hơn, với diện tích 400 ha và chuyển đổi 600 ha diện tích vùng đồi sang trồng cây có giá trị kinh tế cao, như: Dược liệu, cây ăn quả, cây thức ăn chăn nuôi... Ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, cơ giới hóa, tự động hóa vào sản xuất, phát triển nông nghiệp công nghệ cao; quản lý chặt chẽ vật tư đầu vào và chất lượng sản phẩm nông nghiệp. Tiếp tục duy trì 200 ha lúa VietGAP tại 2 xã Trường Sơn, Tượng Văn; mở rộng vùng sản xuất lúa theo quy trình VietGAP với diện tích 200 ha tại 2 xã Minh Nghĩa, Tế Lợi; duy trì, nâng cao hiệu quả sản xuất 22 ha rau an toàn tại các xã Thăng Long, Vạn Hòa, Vạn Thắng, Công Liêm, Trường Sơn. Tập trung phát triển các mô hình sản xuất nông nghiệp tiên tiến, điển hình như: Lợn hữu cơ tại xã Hoàng Giang; hình thành 5 cơ sở sản xuất nông nghiệp công nghệ cao tại các xã Tế Lợi, Trường Sơn, Thăng Long và thị trấn Nông Cống... Xây dựng vùng sản xuất rau má và cây dược liệu của Công ty Triso tại xã Tượng Sơn; vùng sản xuất hoa tập trung tại thị trấn Nông Cống và xã Trung Chính. Hoàn thiện 2 mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng khoa học - kỹ thuật trong trồng trọt, chăn nuôi gắn với chế biến tại 2 xã Trung Thành, Hoàng Giang.


Nguồn tin: baothanhhoa.vn
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 14292


Các tin khác:
 Tái đàn: Thanh Hóa làm bài bản, chắc chắn (14/05/2020)
 Đánh giá hiệu quả mô hình liên kết - tiêu thụ lúa vụ chiêm xuân 2020 (13/05/2020)
 Huyện Hoằng Hóa không nợ đọng nông thôn mới (09/05/2020)
 Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt Kế hoạch Phòng chống thiến tai năm 2020 (05/05/2020)
 Khó khăn trong việc đầu tư vào nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (05/05/2020)
 Huyện Hậu Lộc phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa (05/05/2020)
 Tiêm phòng văcxin cho gia súc, gia cầm, giải pháp quan trọng để phòng ngừa dịch bệnh. (04/05/2020)
 Huyện Hoằng Hóa chủ động phòng chống sâu keo mùa thu hại ngô (04/05/2020)
 Để đất “chuyển mình” (03/05/2020)
 Huyện Như Xuân huy động cả hệ thống chính trị đồng hành cùng bà con nông dân diệt trừ bệnh Khảm lá trên cây sắn.  (02/05/2020)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang