Số lượt truy cập
Hôm nay 27401
Hôm qua 39190
Tuần này 132105
Tháng này 3169931
Tất cả 192965515
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ tư, 18/03/2020
Hiệu quả từ chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi

Từ năm 2015, ngành nông nghiệp cùng chính quyền các địa phương trong tỉnh đã và đang nỗ lực đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng, khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững.

Hiệu quả từ chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi

Diện tích chuyển đổi đất trồng lúa năng suất, hiệu quả kinh tế thấp sang trồng hoa huệ đạt hiệu quả kinh tế cao tại xã Hà Sơn (Hà Trung).


Để đạt mục tiêu nâng cao chất lượng, giá trị trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, các địa phương đã thực hiện rà soát, thống kê diện tích cây trồng có hiệu quả kinh tế thấp, trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch chuyển đổi các cây trồng phù hợp, đạt hiệu quả kinh tế cao hơn đối với từng chân ruộng, điều kiện và trình độ canh tác cho từng địa phương. Thực hiện tốt việc tích tụ đất đai để phát triển nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao, tạo ra sản phẩm hàng hóa lớn phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu. Tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các doanh nghiệp đầu tư liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm với nông dân. Xây dựng vùng sản xuất tập trung, các nhà máy chế biến, kho bảo quản nông sản. Tăng cường nghiên cứu, chuyển giao các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp, liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị. Đồng thời, tăng cường công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp theo tiêu chuẩn VietGAP...

Thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, nên từ năm 2015 đến nay, toàn tỉnh đã chuyển đổi 45.101 ha đất lúa, đất mía, lạc, sắn năng suất thấp sang trồng các loại cây đạt hiệu quả kinh tế cao hơn. Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hầu hết diện tích sau khi chuyển đổi đều đạt hiệu quả kinh tế bình quân cao hơn 2,5 đến 4 lần so với trước khi chưa chuyển đổi. Đáng chú ý, một số diện tích được chuyển sang trồng các cây rau màu có giá trị hoặc sản xuất công nghệ cao đạt hiệu quả kinh tế cao gấp 8 đến 10 lần. Chăn nuôi chuyển dịch mạnh từ nông hộ sang trang trại tập trung, quy mô lớn. Đối với hình thức chăn nuôi nông hộ, chuyển dịch từ chăn nuôi truyền thống sang an toàn sinh học, bền vững. Chuyển chăn nuôi bò thông thường sang đối tượng bò lai, bò thịt chất lượng cao; đồng thời, phát triển chăn nuôi bò sữa. Phát triển lợn hướng nạc thay thế lợn móng cái. Phát triển đối tượng con nuôi gà lông màu. Hiện, toàn tỉnh đã phát triển được khoảng 70.200 con bò thịt chất lượng cao, tăng 66.980 con so với năm 2015; bò sữa 15.000 con, tăng 11.500 con; lợn hướng nạc 550.000 con, tăng 285.100 con; gà lông màu 8 triệu con, tăng 3 triệu con.

Lĩnh vực thủy sản những năm gần đây cũng có sự chuyển dịch đáng kể về diện tích nuôi tôm sú quảng canh, năng suất, hiệu quả kinh tế thấp sang phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh. Đối tượng con nuôi ngao Bến Tre ngày càng được mở rộng. Toàn tỉnh hiện phát triển được 500 ha nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh, với năng suất đạt 15 tấn/ha/vụ; ngao Bến Tre phát triển được 1.250 ha, năng suất đạt 12 tấn/ha/vụ. Ngoài ra, mô hình nuôi cá lồng trên hồ chứa, nuôi cá lồng ở các khu đảo cũng được phát triển tại nhiều địa phương ven biển.

Để tiếp tục tạo được chuyển biến trong phát triển nông nghiệp từ công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ngoài việc nỗ lực thực hiện có hiệu quả các giải pháp trong năm 2020, ngành nông nghiệp đã xây dựng được các nhóm giải pháp cho giai đoạn 2021-2025. Trong đó, tập trung thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng chuyển sang cây trồng có lợi thế phát triển, phù hợp với nhu cầu thị trường và thích ứng biến đổi khí hậu. Phát triển các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung, quy mô lớn gắn với sản xuất theo chuỗi đối với sản phẩm chủ lực. Khuyến khích phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ; tập trung phát triển các sản phẩm nông nghiệp chủ lực.

Nguồn tin: baothanhhoa.vn
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 23719


Các tin khác:
 Hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn (10/03/2020)
 Triển khai các chính sách tín dụng khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn (09/03/2020)
 Thanh Hóa có thêm 17 sản phẩm OCOP cấp tỉnh (20/02/2020)
 Nông dân Thanh Hóa với chương trình mỗi xã một sản phẩm (04/12/2019)
 Lễ công bố Huyện Vĩnh Lộc đạt chuẩn nông thôn mới 2019 và đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba (18/11/2019)
 Huyện Thọ Xuân đón Bằng công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới (30/10/2019)
 TP Thanh Hóa hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (17/10/2019)
 Thẩm định xã đạt chuẩn Nông thôn mới 6 xã của huyện Nga Sơn (14/10/2019)
 Thanh Hóa dấu ấn 10 năm: [Bài 4] Lòng dân là thước đo (07/10/2019)
 Thanh Hóa dấu ấn 10 năm: [Bài 3] Về nơi đi sau nhưng cán đích sớm (07/10/2019)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang