Số lượt truy cập
Hôm nay 17889
Hôm qua 58866
Tuần này 181459
Tháng này 3219285
Tất cả 193014869
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ ba, 05/10/2021
Bảo đảm môi trường trong nuôi trồng thủy sản

Thời gian qua, việc bảo vệ môi trường trong nuôi trồng thủy sản được các ngành có liên quan của tỉnh, các địa phương và người dân quan tâm thực hiện. Tuy nhiên, tình trạng thủy sản nuôi bị chết vẫn xảy ra ở các địa phương trong tỉnh bởi yếu tố môi trường, gây thiệt hại cho người nuôi trồng thủy sản.

Trong 9 tháng năm 2021, ở các địa phương trên địa bàn tỉnh liên tiếp xảy ra tình trạng cá và ngao chết. Điển hình như, đầu tháng 4 và tháng 7-2021 tại khu vực biển thị xã Nghi Sơn và huyện Quảng Xương, cá tự nhiên chết khoảng 5,1 tấn; tại vụng Ngọc, xã Nghi Sơn (thị xã Nghi Sơn) cá nuôi lồng của 55 hộ nuôi bị vớt lên khỏi lồng là 25,85 tấn (trong đó, có 1,1 tấn cá chết và 24,75 tấn cá yếu); trên địa bàn phường Xuân Lâm (thị xã Nghi Sơn), 251 ô lồng của 16 hộ nuôi trên khu vực sông Lạch Bạng xảy ra tình trạng cá yếu, nổi lờ đờ và chết với tổng trọng lượng 44 tấn gồm các loại cá vược, cá hồng mỹ, cá mú.

Người dân xã Hoằng Yến (Hoằng Hóa) vệ sinh ao nuôi tôm công nghiệp, chuẩn bị thả nuôi vụ mới.

Tình trạng cá nuôi lồng trên sông Mã chết ở các xã ven sông và thị trấn Cành Nàng (Bá Thước) của 339 hộ nuôi, với 476 lồng bị thiệt hại, cá chết là 27,2 tấn. Trên địa bàn huyện Cẩm Thủy cũng xảy ra hiện tượng cá chết ở các xã Cẩm Thành, Cẩm Lương, Cẩm Thạch và Cẩm Bình, của 129 hộ nuôi lồng, với 180 lồng, khối lượng cá chết 29,6 tấn. Tình trạng ngao nuôi bị chết, với tỷ lệ khoảng 20 - 25%, trên diện tích là 3,8 ha tại các phường Hải Ninh và Hải Châu (thị xã Nghi Sơn)... Trong nuôi tôm công nghiệp tập trung trên địa bàn xã Quảng Nham (Quảng Xương) xảy ra hiện tượng tôm thẻ chân trắng chết trên diện tích khoảng 3 ha, với số lượng tôm chết khoảng 10 triệu con. Ngay sau khi xảy ra tình trạng cá chết hàng loạt trên các sông, các ngành có liên quan của tỉnh, các địa phương đã thành lập các đoàn công tác, khẩn trương rà soát, kiểm tra toàn diện công tác đảm bảo môi trường đối với tất cả các cơ sở sản xuất trên các dòng sông. Các lực lượng có liên quan cũng phát hiện, bắt quả tang nhiều cơ sở sản xuất lắp đặt đường ống xả thải trái phép ra sông Mã, sông Lạch Bạng. Mới đây, UBND tỉnh đã có quyết định xử phạt hành chính về hành vi xả nước thải trái phép từ quá trình chế biến, sản xuất hải sản ra sông Lạch Bạng đối với Công ty TNHH Chế biến hải sản Ngọc Sơn và Công ty CP Thương mại vận tải và Chế biến hải sản Long Hải, phường Hải Bình (thị xã Nghi Sơn). Qua kết quả phân tích mẫu chất lượng nước thải của Trung tâm Quan trắc và Bảo vệ môi trường Thanh Hóa cho thấy, các chỉ tiêu trong nước thải đều vượt quá nhiều lần cho phép. Có thể thấy tại thời điểm các đối tượng thủy sản nuôi bị chết hàng loạt, nguồn nước sông Mã tại thời điểm cá nuôi chết thường có màu đen, mùi hôi và hàm lượng oxy hòa tan thấp (30%) trong thời gian ngắn. Công tác quản lý, giám sát vùng nuôi của địa phương còn hạn chế; người nuôi chưa tuân thủ quy trình kỹ thuật nuôi, mật độ nuôi rất cao, chưa chú trọng đến vệ sinh môi trường vùng nuôi. Bên cạnh đó, tình trạng các hộ nuôi, cơ sở nuôi trồng thủy sản chưa có ý thức trong việc cải tạo ao nuôi, vẫn còn xảy ra tình trạng bơm chất thải trong ao nuôi trực tiếp ra môi trường, gây ô nhiễm trực tiếp cho nguồn nước ngầm, nước mặt. Việc phát triển nuôi trồng thủy sản tự phát vẫn còn xảy ra tại một số địa phương, không theo quy hoạch gây ô nhiễm môi trường vùng nuôi. Ngoài nguyên nhân chủ quan còn do một số nguyên nhân khách quan, như: Các yếu tố môi trường thường xuyên biến động làm ảnh hưởng đến sức khỏe thủy sản nuôi; hiện tượng tảo phát triển mạnh, tảo nở hoa sinh ra độc tố, gây thiếu hụt oxy trong nước có thể khiến động vật dưới nước (cả tầng đáy và tầng mặt) bị chết, trong đó có thủy sản nuôi.

Để đảm bảo môi trường và hướng đến phát triển bền vững trong nuôi trồng thủy sản, công tác quan trắc môi trường trong nuôi trồng thủy sản là rất cần thiết để cung cấp thông tin chất lượng nước giúp người nuôi có kế hoạch sử dụng nước, chủ động trong công tác quản lý chất lượng nước trong ao nuôi và phòng ngừa dịch bệnh hiệu quả. Ngoài ra, căn cứ kết quả quan trắc môi trường còn giúp cho ngành nông nghiệp, các địa phương trong tỉnh quản lý, quy hoạch và định hướng phát triển vùng nuôi trồng thủy sản tập trung và ban hành các chính sách về bảo vệ môi trường. Đồng thời, khuyến cáo người dân không nên nuôi trồng thủy sản tại những nơi nguồn nước không đảm bảo chất lượng.

Nguồn tin: Báo Thanh Hóa
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 25240


Các tin khác:
 Vì sự an toàn của nghề nuôi cá lồng mùa mưa bão (05/10/2021)
 TP Sầm Sơn chủ động các phương án phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (29/09/2021)
 Khắc phục khó khăn, hạn chế, thúc đẩy phát triển nghề nuôi tôm (27/09/2021)
 Tăng cường bảo vệ môi trường trong nuôi trồng, chế biến thủy sản (20/09/2021)
 Xây dựng thương hiệu nước mắm sông Yên (18/09/2021)
 Thả cá giống tái tạo nguồn lợi thủy sản lòng hồ thủy điện Bá Thước 2 (17/09/2021)
 Xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm thủy sản chủ lực (13/09/2021)
 Huy động mọi nguồn lực khắc phục “thẻ vàng” của Ủy ban Châu Âu (09/09/2021)
 Liên kết tiêu thụ sản phẩm thủy sản (18/08/2021)
 Khơi mở tiềm năng phát triển ngành thủy sản: Bài 2 - Tạo “cú huých” để phát triển bền vững (15/08/2021)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang