Trong thời gian qua, các ngành có liên quan của tỉnh đã tích cực hỗ trợ ngư dân sử dụng thiết bị thông tin liên lạc, giám sát hành trình (GSHT) trên tàu cá và duy trì kết nối với đất liền cung cấp thông tin cứu nạn, cứu hộ, đảm bảo an toàn cho người, phương tiện hoạt động trên biển
Việc chuyển đổi các diện tích vùng trũng thấp sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản (NTTS) ở các địa phương trong tỉnh đã góp phần tăng hiệu quả kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân.
Thời gian qua, việc bảo vệ môi trường trong nuôi trồng thủy sản được các ngành có liên quan của tỉnh, các địa phương và người dân quan tâm thực hiện. Tuy nhiên, tình trạng thủy sản nuôi bị chết vẫn xảy ra ở các địa phương trong tỉnh bởi yếu tố môi trường, gây thiệt hại cho người nuôi trồng thủy sản.
Nhằm khai thác tiềm năng về diện tích nước mặt, những năm qua, người dân trên địa bàn tỉnh, nhất là khu vực ven sông, hồ thủy điện đã phát triển mạnh nghề nuôi cá lồng. Tuy nhiên, trong mùa mưa bão, người nuôi cá lồng luôn canh cánh nỗi lo trước những biến cố có thể xảy đến với khu vực nuôi. Vì vậy, ngành nông nghiệp, chính quyền địa phương đã tuyên truyền để các HTX, hộ nuôi trồng thủy sản trên sông và các lòng hồ thủy điện chủ động ứng phó, giảm thiểu thiệt hại về kinh tế.
Là địa phương ven biển, nằm giữa các dòng sông với nhiều trọng điểm đê điều chưa bảo đảm an toàn, có hệ thống nhà hàng, khách sạn ngay sát mép biển, có số tàu thuyền công suất lớn nhiều nhất trong tỉnh... nên TP Sầm Sơn thường chịu nhiều thiệt hại nếu gặp mưa bão lớn. Với thành phố du lịch này, công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) có ý nghĩa rất quan trọng, cần được triển khai quyết liệt, liên tục. Ngay từ đầu mùa mưa bão 2021, địa phương đã chủ động triển khai nhiều giải pháp PCTT&TKCN để bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản của Nhân dân trên địa bàn.