rong thời gian từ ngày 27 đến ngày 29 tháng 3 năm 2017, Nhà tài trợ USAID cùng lãnh đạo Ban quản lý các dự án Lâm nghiệp, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa và các cán bộ của đơn vị triển khai Dự án VFD Trung ương, tỉnh Thanh Hóa đã có chuyến đi thăm và kiểm tra việc triển khai thực hiện Dự án VFD trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Các đơn vị mà đoàn đã tới thăm quan và làm việc là huyện Quan Hóa, Bá Thước, Mường Lát và Lang Chánh.
Dự án Hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu ở Rừng và Đồng bằng Việt Nam (VFD) là một chương trình được tài trợ bởi Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID). Dự án được triển khai từ tháng 10 năm 2012, thực hiện các chính sách và chiến lược quốc gia về ứng phó với biến đổi khí hậu bằng sự tập trung vào việc giảm lượng khí thải từ ngành lâm nghiệp và nông nghiệp, tăng cường sinh kế cho các hộ dân, triển khai các mô hình nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu tại các khu vực nông thôn của các tỉnh Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An và Long An.

Nhà tài trợ USAID chụp ảnh lưu niệm cùng lãnh đạo huyện Bá Thước
Tại Thanh Hóa, Dự án VFD đã hỗ trợ nhiều hoạt động như: Xây dựng chiến lược tăng trưởng xanh, Chiến lược phát triển tre luồng, Kế hoạch hành động REDD+ cấp tỉnh, Thí điểm giao đất giao rừng cho hộ gia đình và cộng đồng, Quản lý rừng cộng đồng, Phát triển nông nghiệp thông minh ứng phó với biến đổi khí hậu, Thúc đẩy các hoạt động về chi trả dịch vụ môi trường rừng và tập huấn nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu cho lãnh đạo và cán bộ của các Sở ban ngành và UBND các huyện…

Đoàn làm việc với lãnh đạo và cán bộ UBND huyện Lang Chánh
Từ những kết quả đạt được từ dự án, đến nay tỉnh đã thu hút được nhiều nhà tài trợ đầu tư nguồn vốn cho phát triển lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa như: Dự án công viên tre luồng Thanh Tam, tổng mức đầu tư 250 tỷ đồng, Nhà máy sản xuất tre ép khối Tam Thanh, công suất 100.000 m3 sản phẩm/ năm, tổng mức đầu tư khoảng 450 tỷ đồng. Dự án thúc đẩy sự tham gia của người dân tộc thiểu số trong REDD+ và tăng cường quản lý rừng và sinh kế của người dân tộc thiểu số tại Việt Nam” do Nauy-NORAD tài trợ. Dự án “Tối ưu hóa giá trị và hệ thống sản phẩm tre luồng tại VIệt Nam” do liên linh EU tài trợ với tổng số vốn là 1 triệu Euro. Dự án “Phát triển chuỗi giá trị sò và tre” do liên minh Châu Âu tài trợ với tổng số vốn 4 triệu Euro. Ngoài ra, Dự án đã hỗ trợ chuyên gia viết dự án kêu gọi đầu tư Dự án cải tiến công nghệ sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm than tre hoạt tính tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Tre Xứ Thanh trình Quỹ Tài chính (BIOFUND/VIIP) tài trợ. Đến nay, đề xuất đã được gửi đến BIOFUND/VIIP để xin viện trợ.
Qua chuyến đi, nhà tài trợ USAID đã rất hài lòng với tiến độ và kết quả triển khai dự án tại tỉnh Thanh Hóa. Trong dịp này, nhà tài trợ và các tổ chức cũng đã nhận được sự phản hồi tốt của lãnh đạo UBND các huyện về những công việc đã tiến hành trên địa bàn và mong muốn được sự hỗ trợ hơn nữa từ dự án cũng như sự quan tâm đầu tư từ nhà tài trợ USAID.
MỘT SỐ HÌNH ẢNH CỦA ĐOÀN CÔNG TÁC TẠI CÁC HUYỆN THAM GIA DỰ ÁN VFD TỈNH THANH HÓA

Đoàn làm việc với lãnh đạo và cán bộ UBND huyện Mường Lát

Kiểm tra mô hình trồng lúa thông minh theo kỹ thuật thích ứng với biến đổi khí hậu tại huyện Bá Thước

Đoàn kiểm tra mô hình tỉa thưa rừng trồng Xoan ta cho năng suất cao tại huyện Mường Lát

Đoàn thăm quan tại một điểm trường tiểu học tại xã Tén Tằn huyện Mường Lát

Đoàn làm việc với hộ gia đình tham gia dự án tại xã Tén Tằn huyện Mường Lát

Tham dự lớp tập huấn quản lý bền vững rừng cộng đồng và giao đất lâm nghiệp tại xã Trung Lý, huyện Quan Hóa, tỉnh Thanh Hóa

Đoàn làm việc với Ban quản lý rừng đặc dụng Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu

Đoàn chụp ảnh lưu niệm với cán bộ, nhân viên Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu

Thăm quan mô hình trồng Luồng được hỗ trợ bón phân tại huyện Lang Chánh

Thăm quan nhà máy chế biến lâm sản xuất khẩu tại huyện Lang Chánh

Hình ảnh rừng cộng đồng tại xã Trung Lý, huyện Mường Lát