Số lượt truy cập
Hôm nay 54662
Hôm qua 39190
Tuần này 159366
Tháng này 3197192
Tất cả 192992776
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ năm, 03/12/2015
Dự án rừng và đồng bằng Việt Nam (VFD)

Dự án rừng và đồng bằng Việt Nam (VFD) là một chương trình thực hiện trong 5 năm (2012-2017) được tài trợ bởi Tổ chức phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) với tổng vốn viện trợ không hoàn lại là 26.525.855 USD cho Việt Nam.

TÓM TẮT DỰ ÁN RỪNG VÀ ĐỒNG BẰNG VIỆT NAM

1.      Tên dự án:

Rừng và đồng bằng Việt Nam

2.      Mã dự án:

 

3.      Tên nhà tài trợ:

Tổ chức Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID)

4.      Đối tác thực hiện chính được xác định bởi nhà tài trợ:

Winrock International

5.      Cơ quan chủ quản:

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (MARD)

6.      Cơ quan đề xuất dự án:

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (MARD)

7.      Cơ quan chủ dự án:

Ban quản lý các dự án Lâm nghiệp

8.      Thời gian thực hiện:

5 năm (2012 tới 2017)

9.      Nơi thực hiện dự án:

Nam Định, Long An, Thanh Hóa và Nghệ An

10.  Tổng kinh phí dự án

27.321.631 USD

Trong đó:

- Vốn từ USAID:

- Vốn đối ứng từ :

 

26.525.855 USD

795.776 USD

11.  Dạng vốn ODA:

ODA Viện trợ không hoàn lại

 


Giới thiệu

Dự án rừng và đồng bằng Việt Nam (VFD) là một chương trình thực hiện trong 5 năm (2012-2017) được tài trợ bởi Tổ chức phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) với tổng vốn viện trợ không hoàn lại là 26.525.855 USD cho Việt Nam.

MỤC TIÊU DỰ ÁN:

Dự án Rừng và Đồng bằng Việt Nam (VFD) giúp thúc đẩy sự chuyển đổi của Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu để phát triển bền vững và hạn chế phát thải khí nhà kính.

CÁC HỢP PHẦN CỦA DỰ ÁN:

Dự án có 3 hợp phần kỹ thuật với mục tiêu cụ thể của từng hợp phần được thể hiện như sau:

1. HỢP PHẦN CẢNH QUAN BỀN VỮNG:

Tập trung can thiệp tại khu vực có rừng nhằm mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính từ Rừng thông qua phương pháp tiếp cận cảnh quan bền vững. Với cách tiếp cận này, Rừng được xem xét trong mối quan hệ tương tác với các yếu tố khác trong cảnh quan. Các can thiệp của dự án không chỉ tác động trực tiếp vào công tác quản lý rừng và trồng rừng mà còn thúc đẩy sinh kế thích ứng với khí hậu tại những khu vực có rừng. Cách tiếp cận này sẽ được thực hiện tập trung tại 2 tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An nơi được chọn làm thí điểm triển khai Chiến lược Tăng trưởng Xanh của Việt Nam.

Các hoạt động chính của hợp phần này sẽ bao gồm việc nâng cao năng lực cho các cơ quan liên quan về lập quy hoạch sử dụng đất dựa trên cơ sở khoa học và có sự tham gia; áp dụng phương pháp đo lường và kiểm soát trữ lượng carbon; xây dựng cơ chế tài chính bền vững cho phát triển rừng từ các dịch vụ môi trường, dịch vụ hệ sinh thái, hợp tác công tư; thực hiện mô hình trình diễn…

Các chương trình tập huấn về phương pháp sẽ kết hợp với việc xây dựng các mô hình trình diễn tại các tỉnh nhằm cung cấp thông tin và bằng chứng từ cơ sở cho các cơ quan chỉ đạo và quản lý chuyên môn tại Bộ NN&PTNT để nghiên cứu xây dựng các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương về những vấn đề tồn tại hiện nay trong việc quản lý rừng, chống mất rừng và chống suy thoái rừng.

Dự án sẽ tích hợp các biện pháp Thích ứng  Giảm thiểu trong các hoạt động, điều này rất phù hợp với điều kiện tại các tỉnh trọng điểm là Thanh Hóa và Nghệ An nơi người dân đang chịu nhiều rủi ro với các yếu tố thời tiết cực đoan và lũ quét trong khi sinh kế của họ lại phụ thuộc rất nhiều vào các điều kiện tự nhiên. Vì vậy việc đánh giá tác động của BĐKH đến kế hoạch của các ngành, chiến lược thích ứng với BĐKH trong công tác quy hoạch sử dụng đất và sinh kế, hệ thống cảnh báo lũ cho vùng cao và chiến lược bảo vệ rừng đầu nguồn cần được đặc biệt chú trọng và thực hiện tại các tỉnh trọng điểm. Cũng cần nói thêm rằng các hoạt động Thích ứng không chỉ áp dụng cho các tỉnh tập trung về Thích ứng (Long An và Nam Định) mà các yếu tố Thích ứng BĐKH cũng sẽ được lồng ghép cả trong kế hoạch hoạt động của 2 tỉnh thực hiện hoạt động Cảnh quan Bền vững.

Hoạt động của hợp phần này tập trung vào công tác quy hoạch đất và rừng ở cấp tỉnh, huyện và cấp xã, chú trọng vào các xã có nguy cơ cao về mất rừng và suy thoái rừng, các địa bàn có nhiều diện tích rừng, các nơi tiếp giáp khu vực do các Ban quản lý rừng quản lý, khu vực có khả năng chi trả dịch vụ môi trường, và có thể là các địa bàn có nhiều nguy cơ thiên tai ở vùng cao. Dự án sẽ  xây dựng qui trình cho việc lập kế hoạch sử dụng đất, xây dựng kế hoạch phát triển KTXH, xây dựng chiến lược quản lý rừng hạn chế phát thải và Thích ứng với BĐKH cho các địa phương.

2. HỢP PHẦN THÍCH ỨNG:

Tập trung can thiệp tại khu vực Đồng bằng nhằm mục tiêu tăng khả năng ứng phó của các tổ chức và nhân dân tại đây trước hiểm họa thiên tai trước mắt, đồng thời thực hành các giải pháp ứng phó đối với tác động lâu dài của biến đổi khí hậu.

Với cách tiếp cận nâng cao năng lực tại chỗ cho các tổ chức và cộng đồng địa phương và huy động sự tham gia cộng đồng, dự án không chỉ tập trung vào các hiểm họa thiên tai trước mắt (như bão, lụt) mà còn hướng đến các tác động lâu dài (nước biển dâng, xâm nhập mặn, suy thoái hệ sinh thái…) tại 2 vùng Châu thổ Sông Hồng và Châu thổ Sông Cửu Long– nơi có dân cư đông đúc và cũng là trọng điểm kinh tế của cả nước. Hai tỉnh được lựa chọn thực hiện tập trung các hoạt động về Thích ứng là Long An và Nam Định đại diện cho những vấn đề mà hai khu vực này đã, đang và sẽ phải đương đầu với Biến đổi Khí hậu trong tương lai.

Hoạt động của hợp phần này sẽ khởi đầu với việc Đánh giá tính dễ tổn thương và năng lực (VCA) tại các xã được lựa chọn nhằm xác định những rủi ro và xây dựng kế hoạch hành động Giảm thiểu rủi ro thiên tai và tác động của BĐKH từ cấp xã. Bên cạnh đó, dự án sẽ hỗ trợ xây dựng năng lực cho các đối tác cấp tỉnh và quốc gia để giải quyết những tác động biến đổi khí hậu dài hạn và liên tỉnh tại mỗi vùng Châu thổ. Các lĩnh vực can thiệp chính bao gồm các giải pháp lâu dài về quản lý nguồn nước ngọt cho vùng Đồng Tháp Mười (Long An), nhà ở và nước sạch vệ sinh, chuyển đổi sinh kế, quy hoạch phát triển vùng theo các kịch bản biến đổi khí hậu.

Công tác tập huấn và lập kế hoạch sẽ đi đôi với việc thí điểm và nhân rộng các mô hình tại các tỉnh nhằm cung cấp thông tin và bằng chứng từ cơ sở cho các cơ quan chỉ đạo và quản lý chuyên môn tại Bộ NN&PTNT xây dựng các văn bản chỉ đạo và triển khai hướng dẫn các địa phương áp dụng và nhân rộng những mô hình có tính hiệu quả và khả thi cao trong lĩnh vực Thích ứng Biến đổi Khí hậu tại khu vực Đồng bằng.

3. HỢP PHẦN ĐIỀU PHỐI VÀ HỖ TRỢ VỀ CHÍNH SÁCH Ở CẤP TW:

Điểm độc đáo của dự án này là đồng thời tác động trên cả 2 khu vực là Rừng và Đồng bằng. Vì vậy cần có sự phối hợp giữa các giải pháp về Giảm phát khí thải với các giải pháp về Thích ứng; giữa các giải pháp trước mắt và các giải pháp có tính dài hạn; giữa việc Thử nghiệm các mô hình tại địa phương với công tác đúc rút chia sẻ kinh nghiệm ở cấp cao hơn.

Hoạt động điều phối và hỗ trợ sẽ được thực hiện tập trung ở cấp TW tại Bộ NN&PTNT nhằm tạo cơ hội học tập (ở trong và ngoài nước), tổng kết và chia sẻ kinh nghiệm (từ các mô hình thực tiễn) giữa các cơ quan liên quan trong và ngoài Bộ, trên cơ sở đó giúp các cơ quan chức năng xây dựng các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn kịp thời đối với các vấn đề kỹ thuật cũng như cơ chế quản lý cho các lĩnh vực nêu trên.

Nguồn tin: Ban quan lý các Dự án Lâm nghiệp
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 42018
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang