Số lượt truy cập
Hôm nay 6839
Hôm qua 58866
Tuần này 170409
Tháng này 3208235
Tất cả 193003819
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ tư, 24/03/2021
Bệnh viêm da nổi cục trên Trâu bò

1. Nguyên nhân và đặc điểm gây bệnh:

Bệnh viêm da nổi cục còn được gọi là bệnh da sần (tên tiếng Anh: Lumpy skin disease).

Đây là 1 bệnh truyền nhiễm do một loại vi rút thuộc họ Poxviridae, chi Capripoxvirus, cùng chi với vi rút gây bệnh Đậu trên dê, cừu.

Bệnh gây ra trên trâu, bò mọi lứa tuổi với các triệu chứng điển hình là các tổn thương trầm trọng trên da, niêm mạc hầu họng, đường hô hấp.

Đường truyền lây: Bệnh lây truyền chủ yếu qua côn trùng đốt như muỗi, ruồi, ve; bệnh cũng có thể lây truyền do vận chuyển trâu, bò mang mầm bệnh, sử dụng chung máng ăn, máng uống…

Bệnh thường xảy ra theo mùa, chủ yếu vào những tháng có thời tiết ấm, khi côn trùng hoạt động mạnh và phong phú nhất,

Bệnh kéo dài gây suy nhược cơ thể, sụt giảm trọng lượng; sản lượng sữa giảm mạnh, giảm khả năng sinh sản, sảy thai.

Bệnh không chỉ gây chết gia súc mà còn gây tổn thất về kinh tế do hạn chế vận chuyển và thương mại. 

2. Triệu chứng:

Lúc đầu trâu, bò mắc bệnh thường có những dấu hiệu mệt mỏi, lừ đừ, ngại di chuyển; có thể chán hoặc bỏ ăn; sốt cao (có thể trên 41°C), các hạch bạch huyết bề mặt (hạch trước vai, hạch sau đùi) sưng to. Sau khi sốt thấy xuất hiện những vùng lông dựng đứng hình tròn (các nốt sần) có đường kính từ 0,5 - 5 cm, đặc biệt là ở da đầu, cổ, chân, bầu vú, cơ quan sinh dục và đáy chậu. Các nốt sần này chắc và nhô cao trên da. Về sau, nếu nhiễm trùng thứ phát các nốt sần có thể bị hoại tử, vỡ ra và hình thành các vết loét chảy mủ, chảy máu và cuối cùng là xơ hóa và tồn tại trong vài tháng, để lại các vết sẹo có thể tồn tại vĩnh viễn.

Các nốt sần, vết hoại tử và vết loét có thể xuất hiện ở niêm mạc miệng và đường tiêu hóa cũng như trong khí quản và phổi làm con vật tiết nhiều nước bọt; ho, khó thở. Ngoài ra, con vật có thể bị viêm kết mạc, viêm giác mạc.

Các tổn thương ở miệng cản trở việc bú ở bê nghé; trâu, bò mẹ giảm hoặc ngừng sữa và các tổn thương ở bầu vú và núm vú có thể dẫn đến nhiễm trùng nghiêm trọng với sự bong tróc của mô hoại tử. Tổn thương ở các chân có thể hạn chế vận động nghiêm trọng. 

Những tổn thương trên cơ quan sinh dục của bò đực gây đau đớn làm cản trở khả năng phối giống của chúng trong nhiều tuần; trâu bò cái bị chậm phát dục, động dục trong thời kỳ suy nhược nghiêm trọng.

Những con vật bị nhiễm bệnh nặng trở nên gầy rộc, hốc hác, sự suy yếu có thể kéo dài từ 1-3 tháng và đôi khi lên đến sáu tháng, nhiều con có thể chết ngay.

Một số con bị bệnh không biểu hiện triệu chứng nhưng mang virus trong máu và có thể truyền bệnh cho động vật khỏe thông qua côn trùng hút máu.

 3. Điều trị bệnh:

Đây là bệnh do virus gây ra nên không có thuốc điều trị đặc hiệu.

Tuy nhiên, để giúp vật nuôi nhanh khỏi bệnh, giảm hao mòn cơ thể bà con cần hỗ trợ điều trị cho con vật như sau:

+ Băng vết thương tại chỗ hoặc dùng thuốc xịt vào các vết loét để xua đuổi ruồi quấy rối và ngăn ngừa nhiễm trùng qua vết loét.

+ Dùng AnaginC hoặc Paracetamol tiêm cho con vật (nếu sốt cao).

+ Những con bị bệnh nặng nên dùng thuốc kháng sinh tiêm để chống nhiễm trùng da, chống viêm phổi và chống nhiễm khuẩn huyết;

+ Sử dụng các thuốc trợ sức, trợ lực như: Vitamin, Bcomlex… để tăng cường sức đề kháng và sức khỏe cho con vật.

+ Cung cấp đầy đủ thức ăn, nước uống cho vật nuôi.

4. Các biện pháp phòng, chống bệnh

a. Khi chưa có dịch:

- Chỉ nhập, tiếp nhận trâu, bò rõ nguồn gốc, đã qua kiểm dịch theo quy định.

- Thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch như: thường xuyên tổng vệ sinh, phun thuốc sát trùng hoặc sử dụng vôi bột để sát trùng khu vực nuôi.

- Chủ động dùng vắc xin tiêm phòng phòng bệnh cho toàn đàn. (Hiện nay vắc xin phòng bệnh này đã được bán trên thị trường).

- Nên chăn thả có kiểm soát để hạn chế sự tiếp xúc với những đàn vật nuôi khác

- Hạn chế các vật chủ trung gian truyền bệnh (ruồi, muỗi…) bằng cách phát quan bụi rậm, khơi thông cống rãnh, dùng thuốc tiêu diệt ruồi muỗi.

- Thực hiện tốt các biện pháp chăm sóc nuôi dưỡng để tăng sức đề kháng tự nhiên cho con vật.

b. Khi có dịch xảy a:

- Thông báo cho cán bộ thú y hoặc chính quyền cơ sở để được hỗ trợ, hướng dẫn về công tác phòng, chống dịch bệnh.

- Tiến hành cách ly và nuôi nhốt riêng trâu bò bị bệnh ra khỏi đàn.

- Thực hiện tổng vệ sinh chuồng trại, phun thuốc sát trùng, thuốc diệt côn trùng (ruồi, muỗi, ve,…) liên tục trong vòng 03 tuần để tiêu diệt mầm bệnh

- Không tự ý vận chuyển, giết mổ, bán chạy trâu bò bị bênh.

- Thực hiện tốt các biện pháp phòng chống dịch bệnh theo hướng dẫn của cán bộ và cơ quan Thú y.

Nguồn tin: BSTY: Lê Sỹ Thành - TTKN Thanh Hóa
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 15093


Các tin khác:
 Bệnh bại huyết trên vịt - ngan (24/03/2021)
 Kỹ thuật tỉa thưa chuyển hóa rừng thông gỗ nhỏ sang gỗ lớn keo tai tượng. (23/03/2021)
 Chủ động phòng trừ bệnh đạo ôn hại lúa xuân. (08/03/2021)
 Mô hình chăn nuôi thỏ thịt bằng chuồng trại khép kín. (04/03/2021)
 Hiệu quả bước đầu từ mô hình ứng dụng đồng bộ TBKT trong trồng thâm canh cây quế đạt năng suất chất lượng cao tại xã Xuân Lẹ - Thường Xuân - Thanh Hóa.  (04/03/2021)
 Trung tâm dịch vụ nông nghiệp thực hiện “mô hình chuyển đổi đất lúa sang trồng Đào phai cánh kép góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế” tại xã Hợp Lý. (04/03/2021)
 Làm giàu trên mảnh đất khó (04/03/2021)
 Hiệu quả từ mô hình: thâm canh lúa chế biến đạt năng suất cao gắn với tiêu thụ sản phẩm (04/03/2021)
 Thanh Hóa: Hiệu quả bước đầu mô hình thâm canh giống lạc mới L29 áp dụng biện pháp che phủ nilon (24/02/2021)
 Những lưu ý khi tái đàn vật nuôi sau tết. (24/02/2021)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang