Số lượt truy cập
Hôm nay 25653
Hôm qua 39190
Tuần này 130357
Tháng này 3168183
Tất cả 192963767
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ năm, 04/03/2021
Hiệu quả bước đầu từ mô hình ứng dụng đồng bộ TBKT trong trồng thâm canh cây quế đạt năng suất chất lượng cao tại xã Xuân Lẹ - Thường Xuân - Thanh Hóa.

Cây Quế là loài cây bản địa được trồng để lấy lá và vỏ chưng cất tinh dầu đem lại giá trị kinh tế cao. Là một những sản phẩm nổi tiếng tại Thanh Hóa, đặc biệt nhất là vùng Thường Xuân (Quế Ngọc Châu Thường). Những năm trước đây quế được trồng tập trung, tuy nhiên do cơ chế chính sách của Nhà nước thay đổi, đồng thời do tình trạng khai thác quế ồ ạt do giá rẻ nên diện tích trồng quế tại Thanh Hóa bị thu hẹp, dần bị khai thác cạn kiệt.

Với mục tiêu bảo tồn và phát triển được nguồn gen quế bản địa quý của tỉnh Thanh Hoá nói chung và huyện Thường Xuân nói riêng, đồng thời tạo ra vùng nguyên liệu bền vững, đáp ứng nhu cầu thị trường và nâng cao giá trị thu nhập cho người trồng quế. Năm 2020, được sự quan tâm của UBND tỉnh và Sở Nông nghiệp và PTNT Thanh Hóa, Trung tâm Khuyến nông Thanh Hóa triển khai mô hình "Ứng dụng đồng bộ TBKT trong trồng thâm canh cây quế đạt năng suất chất lượng cao" tại Xã Xuân Lẹ, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Quy mô: 8,5 ha. Số hộ tham gia: 5 hộ.

Các hộ tham gia mô hình được hỗ trợ 100% cây giống, 100% phân bón, tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật. Mô hình đã áp dụng đồng bộ các TBKT từ các khâu phát dọn thực bì, đào hố, lấp hố, trồng, chăm sóc đảm bảo mật độ 4000 cây/ha (Cây cách cây 1,25 m, hàng cách hàng 2m), kích thước hố 40x40x40cm, cuốc hố trước khi trồng từ 15-20 ngày. Bón lót phân NPK 5:10:3 với lượng 0,2kg/hố trước khi trồng 7-10 ngày. Các hộ tham gia đã tuân thủ đúng yêu cầu kỹ thuật của mô hình.

Kết quả nghiệm thu sau trồng 10 tháng cho thấy, cây quế sinh trưởng tốt, tốc độ sinh trưởng nhanh, chiều cao cây đạt 0,9-1,1 m, đường kính gốc đạt 0,9-1cm (cá biệt có những cây cao 1,3m, đường kính đạt 1,2cm). So với rừng đại trà cây chỉ đạt 0,5-0,7m, đường kính 0,4-0,6cm, cây sinh trưởng chậm hơn.

Với kết quả bước đầu thu được, mô hình đã được các hộ tham gia và chính quyền địa phương đánh giá cao và mong muốn được nhân rộng mô hình. Vụ Xuân 2021, nhiều hộ đã nhân rộng diện tích trồng giống Quế Thường Xuân và ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới. Điển hình như hộ gia đình anh Lê Xuân Hội, xã Xuân Lẹ tiếp tục mở rộng trồng thêm được 10 ha, một số hộ trên địa bàn xã khác như Xuân Chinh, Vạn Xuân và Thị trấn Thường Xuân đến tham quan, học tập và nhân rộng mô hình để góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả từ cây quế.

    

Mô hình quế tại xã Xuân Lẹ - Thường Xuân - Thanh Hóa

Nguồn tin: Trịnh Thị Luyện - TTKN Thanh Hóa
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 15055


Các tin khác:
 Trung tâm dịch vụ nông nghiệp thực hiện “mô hình chuyển đổi đất lúa sang trồng Đào phai cánh kép góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế” tại xã Hợp Lý. (04/03/2021)
 Làm giàu trên mảnh đất khó (04/03/2021)
 Hiệu quả từ mô hình: thâm canh lúa chế biến đạt năng suất cao gắn với tiêu thụ sản phẩm (04/03/2021)
 Thanh Hóa: Hiệu quả bước đầu mô hình thâm canh giống lạc mới L29 áp dụng biện pháp che phủ nilon (24/02/2021)
 Những lưu ý khi tái đàn vật nuôi sau tết. (24/02/2021)
 Mô hình nuôi giun sản xuất phân bón hữu cơ (19/02/2021)
 Hiệu quả từ mô hình liên kết trong chăn nuôi gà cần phát huy. (19/02/2021)
 Hiệu quả từ mô hình “liên kết các hộ trong chăn nuôi gà thịt gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm”. (15/02/2021)
 Kỹ thuật vỗ béo bò thịt (29/01/2021)
 Kết quả bước đầu thực hiện mô hình trồng thâm canh cây giổi ăn hạt bằng cấy ghép. (26/01/2021)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang