Số lượt truy cập
Hôm nay 29239
Hôm qua 39190
Tuần này 133943
Tháng này 3171769
Tất cả 192967353
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ bảy, 13/06/2020
Hiệu quả liên kết sản xuất, bảo đảm đầu ra cho lúa vụ chiêm xuân 2020

Những ngày đầu năm 2020, HTX dịch vụ nông nghiệp xã Xuân Minh (Thọ Xuân) đã ký hợp đồng liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm với Tập đoàn Giống Thái Bình (Thaibinh Seed), triển khai vùng sản xuất lúa tập trung với diện tích 80 ha. Phía doanh nghiệp cung ứng một loại giống duy nhất TBR 225 và yêu cầu nông dân tham gia mô hình cùng xuống giống một thời điểm với sự hỗ trợ của máy cày bừa.

Trong suốt quá trình sinh trưởng của cây lúa, hầu như các khâu đều được máy thay thế sức người bằng mô hình cơ giới hóa đồng bộ. Vào những ngày cuối tháng 5 vừa qua, các gia đình nông dân tham gia mô hình đã thu hoạch đại trà, cho năng suất trung bình khoảng 3,5 tạ/sào, tương đương 7 tấn mỗi héc–ta. Trừ những hộ dân có nhu cầu để lại một phần lúa ăn, toàn bộ sản lượng lúa thương phẩm còn lại được Thaibinh Seed mua theo cam kết. Đáng nói, giá thu mua này được bảo đảm trong hợp đồng từ đầu năm giữa Thaibinh Seed và đại diện các hộ dân là HTX dịch vụ nông nghiệp xã Xuân Minh, cao hơn 1,3 lần giá lúa hiện tại ở địa phương.

Mô hình liên kết sản xuất lúa tại xã Trường Sơn (Nông Cống) được doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm.

Vụ này, gia đình các chị Mai Thị Chữ và Nguyễn Thị Bình cùng thôn Hoa Lộc, xã Xuân Minh đều tham gia canh tác 7 sào lúa trong mô hình liên kết. Qua đánh giá thực tế, các chị đều khẳng định, tham gia trong mô hình liên kết cho hiệu quả kinh tế cao hơn tự sản xuất nhỏ lẻ như truyền thống. Có diện tích sản xuất lớn nhất trong mô hình liên kết này là ông Lê Văn Dân cùng thôn với hơn 10 sào. “Cánh đồng liên kết này đều được triển khai trong nhiều vụ gần đây, do canh tác đúng theo khuyến cáo nên lúa ít sâu bệnh, chín đều. Mỗi sào lúa, sau khi trừ chi phí cho lợi nhuận từ 1,2 đến 1,5 triệu đồng/vụ” - ông Dân kể. Bà Đỗ Thị Hoa, Chủ tịch Hội đồng Quản trị HTX dịch vụ nông nghiệp xã Xuân Minh, khẳng định: Từ năm 2017 đến nay, năm nào HTX cũng liên kết sản xuất với Thaibinh Seed. Năm nay, từ đầu vụ, HTX đã ký hợp đồng, hai bên liên tục có thông tin qua lại và hỗ trợ lẫn nhau về mặt kỹ thuật canh tác. Sau khi thu mua lúa, phía doanh nghiệp thanh toán tiền ngay nên Nhân dân rất đồng thuận. Mỗi sào lúa trong mô hình liên kết cho thu nhập cao hơn canh tác truyền thống từ 750 đến 800 nghìn đồng.

Tại huyện Nông Cống, vụ chiêm xuân 2020 vừa qua, toàn huyện gieo trồng được 10.200 ha lúa các loại, trong đó có hơn 600 ha được liên kết và bao tiêu sản phẩm. Ông Đồng Minh Quân, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện chia sẻ: Huyện đã triển khai nhiều chính sách để khuyến khích doanh nghiệp vào liên kết sản xuất, đầu tư vào nông nghiệp. Diện tích liên kết sản xuất lúa năm sau đều tăng hơn so với năm trước, cụ thể vụ chiêm xuân này đã tăng 150 ha so với vụ thu mùa năm 2019. Thành công nhất trong liên kết sản xuất lúa gạo của huyện vùng chiêm trũng Nông Cống trong các vụ gần đây là sản xuất được nhãn hiệu gạo sạch “Hương Quê”. Hằng năm, UBND huyện đấu mối các doanh nghiệp, chỉ đạo HTX dịch vụ nông nghiệp các xã: Tượng Văn và Trường Sơn ký hợp đồng liên kết sản xuất với Công ty CP Thương Mại Sao Khuê ở huyện Đông Sơn, mỗi xã hình thành vùng chuyên canh 50 ha. Toàn bộ lúa thu hoạch của mô hình được phía công ty thu mua để chế biến thành gạo có tên thương mại “Hương Quê”, đã được công nhận là sản phẩm OCOP tỉnh Thanh Hóa.

Ông Nguyễn Viết Thái, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho biết: Vụ chiêm xuân 2020, toàn tỉnh có gần 116.000 ha lúa, trong đó hơn 4.700 ha được liên kết sản xuất (76 ha sản xuất hạt giống lúa lai F1, 3.188 ha sản xuất giống lúa thuần và 1.463 ha lúa thương phẩm). Đáng nói, trong tổng số các doanh nghiệp liên kết, có 6 tập đoàn, doanh nghiệp lớn nhất trong nước về sản xuất lúa đã tham gia. Ngoài mang lại giá trị kinh tế cao hơn, tại các mô hình, bà con nông dân được hỗ trợ tiếp cận khoa học - kỹ thuật trong sản xuất, tiếp cận được nhiều giống lúa mới kháng bệnh tốt, cho hiệu quả ngày càng cao hơn. Tư duy sản xuất của nông dân tại các mô hình nhờ đó cũng có sự thay đổi, phù hợp với sản xuất nông sản hàng hóa, tập trung quy mô lớn. Có thể khẳng định, liên kết sản xuất là hướng đi đúng trong sản xuất nông nghiệp nói chung và canh tác lúa nói riêng. Vì lẽ đó, tỉnh cũng như ngành nông nghiệp tỉnh nhà đã có nhiều cơ chế khuyến khích doanh nghiệp vào hợp tác sản xuất.

Nguồn tin: baothanhhoa.vn
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 14187


Các tin khác:
 Áp thấp nhiệt đới đi vào Biển Đông (12/06/2020)
 Chủ động tham mưu có hiệu quả Chương trình xây dựng nông thôn mới (10/06/2020)
 Thẩm định mức độ đạt chuẩn NTM tại 2 huyện Nga Sơn và Hoằng Hóa (07/06/2020)
 Bài cuối: Để doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp phát triển bền vững (06/06/2020)
 Bài 3: Thu hút đầu tư phát triển công nghiệp chế biến nông sản (05/06/2020)
 Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai (04/06/2020)
 Bài 2: Tích tụ, tập trung đất đai tạo thuận lợi cho sản xuất quy mô lớn (04/06/2020)
 Sức sống mới trên quê hương Hòa Lộc (04/06/2020)
 Bài 1: Tạo sức hút để doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp (02/06/2020)
 Huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa xây dựng nông thôn mới không nợ đọng (01/06/2020)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang