Thanh Hóa được đánh giá là tỉnh có diện tích tre, luồng lớn nhất cả nước, với tổng diện tích lên tới hơn 128.000 ha; trong đó, luồng 78.000 ha, chiếm 60,9%; nứa 22,7%; vầu 6,8%, còn lại 9,6% là các loài tre nứa khác. Sản lượng khai thác hàng năm khoảng 60 triệu cây luồng và 80.000 tấn nguyên liệu giấy ngoài gỗ, phục vụ xuất khẩu và chế biến.
Huyện Thạch Thành có hơn 27.666 ha rừng, trong đó có 3.910 ha rừng đặc dụng của Vườn Quốc gia Cúc Phương, nằm trên địa bàn 3 xã: Thạch Lâm, Thành Mỹ và Thành Yên. Rừng đặc dụng ở đây rất đa dạng và phong phú với nhiều loài động, thực vật quý hiếm, đặc biệt về thực vật có một số loài cây được xếp vào loài nguy cấp, quý hiếm và nhiều loài cây có giá trị kinh tế, như: trai lý, chò chỉ, sến, táu,... nên còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ xâm hại đến tài nguyên rừng.
Đến tháng 3-2021, huyện Như Xuân có 55.247,75 ha rừng, độ che phủ đạt là 68%. Trong đó, diện tích rừng giáp ranh huyện Quỳ Châu, Nghĩa Đàn (tỉnh nghệ An) có trên 10.000 ha. Rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn đã góp phần quan trọng vào việc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Từ trung tâm huyện lỵ Như Thanh đi về phía Tây Nam đến xã Xuân Thái khoảng 25 cây số. Con đường quanh co uốn lượn dẫn chúng tôi đi qua những vạt rừng xanh thẫm. Trên đất cằn sỏi đá, nhờ công sức, trí tuệ của con người, màu xanh của những cánh rừng nơi đây như càng xanh thêm màu xanh của sự sống, của bình yên...
Trong những năm qua, ngành lâm nghiệp tỉnh Thanh Hóa đã đề ra nhiều giải pháp mang tính đột phá, thông qua các phương án, đề án, kế hoạch cụ thể, phù hợp với thực tiễn, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội ở địa phương phát triển.