Số lượt truy cập
Hôm nay 36168
Hôm qua 39190
Tuần này 140873
Tháng này 3178699
Tất cả 192974283
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ năm, 06/04/2023
Vai trò của công tác Khuyến nông về chuyển đổi số trong nông nghiệp, nông dân, nông thôn

(1) Tóm tắt kết quả, giá trị mang lại từ chuyển đổi số trong câu chuyện: Với chức năng nhiệm vụ chính là chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh thông qua việc xây dựng mô hình trình diễn, thông tin tuyên truyền, tập huấn, đào to, tư vấn… Trung tâm đã tập trung khai thác, tuyên truyền về ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao như: sử dụng công nghệ máy bay không người lái trong phun thuốc phòng trừ sâu bệnh cho lúa, mía, đây là công nghệ mới tạo bưc đột phá trong lĩnh vực nông nghiệp và đây cũng là xu hưng hướng tất yếu của nền nông nghiệp bền vững cần được nhân rộng trên địa bàn tỉnh; ứng dụng công nghệ cao trong nuôi trồng thủy sản (nuôi tôm trong nhà có mái che; công nghệ nuôi lươn không bùn trong b xi măng), mô hình nuôi vịt trong nhà lạnh…

Tổ chức các lớp tập huấn với nội dung về ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, các quy trình sản xuất an toàn, hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn, đổi mới công nghệ sản xuất, bảo quản, sơ chế biến,... đặc biệt Trung tâm đã tổ chức được các lớp  về ứng dụng công nghệ thông tin, phần mềm truy xuất nguồn gốc; vềớng dẫn quy trình sản xuất quy hoạch, chế biến, đóng gói, giao nhận và công bố chất lượng nhằm đưa sản phẩm lên sàn thương mi điện tử đ đưa sản phẩm nông nghiệp lên sàn giao dịch điện tử để giúp cán bộ khuyến nông và nông dân tiếp cận với công nghệ 4.0, đây là những nội dung đưc đánh giá là rất cần thiết đối với người dân trong sản xuất nông nghiệp trong giai đoạn hiện nay.

Tập trung xây dựng các mô hình ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp (cơ gii hóa đồng bộ, thiết bị máy móc, canh tác thông minh, nuôi trong nhà mái che, hệ thống cung cấp ô xy...), xây dựng hệ thống quản lý, giám sát, chứng nhận về an toàn thực phẩm như ứng dụng cơ giới hóa trong gieo cấy, thu hoạch, sử dụng thiết bị bay không ngưi lái để phun thuốc bảo vệ thực vật trong mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất lúa chất lượng; ứng dụng công nghệ cao nuôi thâm canh tôm sú; ứng dụng công nghệ nuôi lươn không bùn…

(2) Bối cảnh xuất hiện vấn đề, bài toán cần giải quyết, khó khăn, thách thức:

Những năm qua, hệ thống Khuyến nông Thanh Hóa đã không ngừng được củng cố và phát triển, trở thành cầu nối trong chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, liên kết tiêu thụ sản phẩm, áp dụng công nghệ mới vào sản xuất, góp phần quan trọng để phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn tỉnh. Trong mọi thời điểm cán bộ Khuyến nông luôn là người “bạn” đồng hành cùng nông dân trên con đường làm giàu chính đáng.

Cũng như các ngành khác, đứng trước những khó khăn, thách thức thì việc tìm ra những hướng đi mới, phù hợp, đáp ứng yêu cầu tình hình chung, trong đó việc xác định thực hiện chuyển đổi số là xu thế tất yếu mà ngành nông nghiệp cần phải làm ngay, và có lộ trình cụ thể.

Tuy mới ở giai đoạn đầu triển khai thực hiện song chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ trong sản xuất nông nghiệp ở Thanh Hóa đã gặt hái được những kết quả bước đầu quan trọng, từng bước thay đổi phương thức sản xuất, giải phóng sức lao động, giảm chi phí, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Chuyển mình cùng sự phát triển của ngành, Trung tâm Khuyến nông Thanh Hóa đã và đang phát huy tốt vai trò, nhiệm vụ chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, áp dụng công nghệ mới, tiên tiến vào sản xuất. Mỗi cán bộ Khuyến nông đã chủ động nắm bắt công nghệ, đổi mới cách làm phù hợp với tình hình để sẵn sàng đáp ứng nhu cầu cho bước chuyển mình của ngành nông nghiệp.

(3) Cách làm, giải pháp thực hiện để giải quyết vấn đ

Chuyển đổi số trong nông nghiệp là một tất yếu. Để chuyển đổi số trong ngành nông nghiệp nói chung, hoạt động khuyến nông nói riêng được thuận lợi cần sự vào cuộc, phối hợp của các cơ quan, ban ngành trong tỉnh, đặc biệt là người nông dân phải sẵn sang thay đi tư duy, tiếp cận khoa học, công nghệ. Nắm bắt xu thế chuyển đổi số trong ngành nông nghiệp, Trung tâm Khuyến nông đã có những tiếp cận phù hợp như: ứng dụng chữ ký số trong triển khai thực hiện các nhiệm vụ của đơn vị; phổ biến quy trình sản xuất, tiến bộ kỹ thuật, công nghệ cao; mô hình sản xuất kinh doanh hiệu quả, điển hình tiên tiến trong lĩnh vực nông nghiệp và hoạt động Khuyến nông đến đông đảo bà con nông dân, lãnh đạo các cấp, ngành để kịp thời tiếp cận ứng dụng vào thực tiễn chỉ đạo và sản xuất tại địa phương. Đặc biệt, Trung đã cho thành lập các nhóm Zalo theo lĩnh vực, nhiệm vụ như: nhóm “Công đoàn Khuyến nông”, nhóm riêng của các phòng, các nhóm mô hình có sự tham gia của các hộ… nhằm kết nối, trao đổi nhanh nhất giữa các thành viên trong các nhóm, gửi hình ảnh, video-clip làm cơ sở phân tích và xử lý công việc kịp thời…Vì vậy, để nâng cao vai trò của hoạt động khuyến nông về chuyển đổi số trong nông nghiệp, nông thôn, nông dân, Trung tâm Khuyến nông đã tập trung vào một số giải pháp sau đ thúc đẩy chuyển đổi số tại đơn vị:

Một là, đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, các hội nghị, hội thảo, các mô hình khuyến nông về sự cần thiết cũng như vai trò, lợi ích của ứng dụng công nghệ số vào quản lý điều hành, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trong điều kiện biến đổi khí hậu, công nghệ 4.0 và hội nhập quốc tế nhằm nâng cao nhận thức của các cấp chính quyền đa phương, nhất là người nông dân về vai trò, tầm quan trọng của ứng dụng công nghệ số vào sản xuất, kinh doanh trong ngành nông nghiệp. Đây là yếu tố tiên quyết trong chuyển đổi số. Chỉ khi nhận thức được vai trò, tầm quan trọng của thực hiện công nghệ số trong ngành nông nghiệp thì các đa phương, doanh nghip và người nông dân mới tích cực học hỏi, ứng dụng công nghệ số vào sản xuất, kinh doanh nông nghiệp.

Hai là, tập trung xây dựng các mô hình ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp (cơ gii hóa đồng bộ, thiết bị máy móc, canh tác thông minh, nuôi trong nhà mái che, hệ thống cung cấp ô xy...), xây dựng hệ thống quản lý, giám sát, chứng nhận về an toàn thực phẩm như ứng dụng cơ giới hóa trong gieo cấy, thu hoạch, sử dụng thiết bị bay không ngưi lái để phun thuốc bảo vệ thực vật trong mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất lúa chất lượng; ứng dụng công nghệ cao nuôi thâm canh tôm sú; ứng dụng công nghệ nuôi lươn không bùn…

Ba là, tổ chức các lớp tập huấn với nội dung về ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, các quy trình sản xuất an toàn, hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn, đổi mới công nghệ sản xuất, bảo quản, sơ chế biến; ứng dụng công nghệ thôn tin, phần mềm truy xuất nguồn gốc thực phẩm cho bà con nông dân... để giúp cán bộ khuyến nông và nông dân tiếp cận với công nghệ 4.0, đây là những nội dung đưc đánh giá là rất cần thiết đối với người dân trong sản xuất nông nghiệp trong giai đoạn hiện nay.

Bốn là, ứng dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý văn bản, giải quyết công việc, thực hiện tốt việc trao đổi, khai thác thông tin và thực hiện quy trình xử lý văn bản, quản lý hồ sơ công vic trên môi trường mạng, ứng dụng phần mềm hỗ trợ điều hành TD Office vào trao đổi, xử lý văn bản, tích cực ứng dụng thực hiện chữ ký số trong công tác hành chính, tài chính, BHXH…

(4) Kết quả, hiệu quả, giá trị mang lại

Trung tâm Khuyến nông Thanh Hóa đã triển khai hiệu quả nhiều dự án, mô hình hỗ trợ sản xuất, liên kết tiêu thụ sản phẩm, áp dụng công nghệ hiện đại trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản. Điển hình như: Mô hình sản xuất lúa kết hợp nuôi rươi theo hướng hữu cơ; mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất lúa chất lượng gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm; mô hình chăn nuôi gà theo hướng hữu cơ gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm; mô hình ứng dụng công nghệ cao trong nuôi tôm càng xanh. Dự án “xây dựng mô hình chăn nuôi gà lông mầu thương phẩm gắn với tiêu thụ sản phẩm”… Đặc biệt, trong mô hình ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất lúa chất lượng không chỉ ứng dụng các công nghệ mới, các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất mà còn sử dụng phun thuốc BVTV bằng máy bay không người lái. Các mô hình được triển khai thành công không chỉ hỗ trợ người sản xuất hạn chế rủi ro, quản lý tốt dịch bệnh, tiết kiệm chi phí và tìm kiếm đầu ra ổn định để nâng cao năng suất, hiệu quả kinh tế, từng bước làm thay đổi nhận thức và nâng cao trình độ của người dân địa phương trong công tác tổ chức sản xuất mới mà còn góp phần thúc đẩy nhiệm vụ chuyển đổi số của ngành Nông nghiệp. Đây cũng là tiền đề quan trọng để đơn vị tiếp tục xây dựng kế hoạch với những giải pháp đồng bộ nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyển đổi số trong hoạt động chuyển giao tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, góp phần thúc đẩy kinh tế nông nghiệp của thành phố phát triển nhanh và bền vững trong thời gian tới.

Về công tác đào tạo, tập huấn, trong năm 2022 Trung tâm đã tổ chức 03 lớp tập huấn về ứng dụng công nghệ thông tin, phần mềm truy xuất nguồn gốc, 03 lớp tập huấn hướng dẫn quy trình sản xuất, tự công bố chất lượng sản phẩm đ đưa sản phẩm nông nghiệp lên sàn giao dịch điện tử để giúp cán bộ khuyến nông và nông dân tiếp cận với công nghệ 4.0, đây là những nội dung đưc đánh giá là rất cần thiết đối với người dân trong sản xuất nông nghiệp trong giai đoạn hiện nay.

Với những kết quả đạt được, thời gian tới đội ngũ cán bộ Trung tâm Khuyến nông Thanh Hóa sẽ tiếp tục đồng hành cùng người dân thực hiện chuyển đổi số trên các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh, OCOP, nông sản an toàn giúp nông dân đưa giá trị sản phẩm nông nghiệp của Thanh Hóa đến tận tay người tiêu dùng trong và ngoài nước. Đó cũng chính là cơ hội để mỗi cán bộ làm công tác Khuyến nông có thêm sự trải nghiệm mới mẻ, nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, phát huy vai trò, trách nhiệm của mình trong phát triển chiến lược chuyển đổi số của tỉnh Thanh Hóa nói chung và ngành nông nghiệp nói riêng trong thời kỳ công nghệ 4.0 như hiện nay.

(5) Bài học kinh nghiệm rút ra

- Tăng cường nâng cao nhận thức cho cán bộ về vai trò, tầm quan trọng của ứng dụng công nghệ số vào sản xuất, kinh doanh trong ngành nông nghiệp.

- Đu tư, nâng cấp trang thiết bị, cơ sở vật chất, hạ tầng số đồng bộ, hiện đại phục vụ cho việc tiếp cận cũng như ứng dụng công nghệ số vào sản xuất, kinh doanh nông nghiệp.

- Hầu hết nông dân chưa đưc đào tạo bài bản về chuyển đổi số nên gặp khó khăn trong thao tác cũng như đánh giá hiệu quả. Có thể nói, rào cản này là trở ngại lớn nhất trong chuyển đổi số nông nghiệp trong giai đoạn tới. Do vậy, cần nâng cao trình đ cho ngưi nông dân – đội ngũ lao động trực tiếp đưa công nghệ số vào sản xuất nông nghiệp thông qua các lớp đào tạo, tập huấn nhằm trang bị thêm tri thức, kỹ năng v thương mại, công nghệ nói chung, công nghệ số nói riêng và công nghệ sinh học…

- Tăng cường mối liên kết chặt chẽ giữa "4 nhà: Nhà nước - doanh nghiệp - nhà nông - nhà khoa học" trong nông nghiệp nhằm giúp đ người nông dân yên tâm sản xuất.

(6) Khuyến nghị, định hướng phát triển, nhân rộng bài học thành công

- Tiếp tục xây dựng các chuyên mục khuyến nông tập trung khai thác, tuyên truyền về ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

- Xây dựng các mô hình về ứng dụng trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao như mô hình cơ giới hóa trong sản xuất lúa chất lượng, ứng dụng công nghệ trong khai thác các sản phẩm thủy sản…

- Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý văn bản, giải quyết công việc, thực hiện tốt việc trao đổi, khai thác thông tin và thực hiện quy trình xử lý văn bản, quản lý hồ sơ công vic trên môi trường mạng, ứng dụng phần mềm hỗ trợ điu hành TD Office vào trao đổi, xử lý văn bản, tích cực ứng dụng thực hiện chữ ký số trong công tác hành chính, tài chính, BHXH…

Nguồn tin: Trung tâm khuyến nông,   Tác giả: Nguyễn Ngọc Duy
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 5251


Các tin khác:
 Ứng dụng các phần mềm trên máy tính văn phòng và trên điện thoại thông minh smartphone” tại ban quản lý rừng phòng hộ Sông Chàng – Như Xuân – Thanh Hóa (06/04/2023)
 Xây dựng phần mềm nhận dạng nhanh một số loài động, thực vật nguy cấp, quý, hiếm phục vụ công tác quản lý, bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa (06/04/2023)
 Ứng dụng phần mềm quản lý bản đồ (Locusmap, Vtool) cho SmartPhone nâng cao hiệu quả trong công tác tuần tra rừng và quản lý hệ thống mốc giới bằng hệ tọa độ (06/04/2023)
 Quản lý hồ sơ giao khoán bằng hệ thống bản đồ số trên phần mềm Mapinfor (06/04/2023)
 Ứng dụng phần mềm Geosurvey cho điện thoại thông minh (Smartphone) trong công tác tuần tra, kiểm tra rừng (06/04/2023)
 Xây dựng xã hội số gắn với quá trình chuyển đổi số hiện nay (06/04/2023)
 Ứng dụng kết nối Hệ thống Camera giám sát mực nước Sông, Hồ và Trạm đo mưa tự động phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành tưới tiêu và Phòng chống thiên tai (06/04/2023)
 Phát huy vai trò tự động hóa sản xuất trong doanh nghiệp (15/02/2023)
 Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm OCOP qua sàn thương mại điện tử (05/02/2023)
 Chuyển đổi số trong nông nghiệp để phát triển “kinh tế nông nghiệp” (04/12/2022)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang