Số lượt truy cập
Hôm nay 6782
Hôm qua 58866
Tuần này 170352
Tháng này 3208178
Tất cả 193003762
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ năm, 06/04/2023
Xây dựng phần mềm nhận dạng nhanh một số loài động, thực vật nguy cấp, quý, hiếm phục vụ công tác quản lý, bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Thanh Hóa là một trong những tỉnh có tài nguyên rừng lớn với tổng diện tích rừng và đất quy hoạch phát triển rừng là 646.890 ha. Theo tổng hợp kết quả điều tra từ các chương trình, dự án điều tra, nghiên cứu, tỉnh Thanh Hóa hiện có 2.526 loài thuộc 602 chi, 223 họ, 12 lớp, 6 ngành thực vật bậc cao trên cạn; 255 loài côn trùng, 290 loài thuộc 173 giống chim, 111 loài thuộc 66 giống thú, 62 loài thuộc 25 giống lưng cư và 98 loài bò sát. Thanh Hóa là một trong những tỉnh đưc đánh giá có tính đa dạng sinh học cao với nhiều loài động thực vật đặc hữu, quý hiếm trong Sách đỏ Việt Nam và thế giới, gồm: 146 loài thực vật bậc cao trên cạn, 16 loài thực vật rừng ngập mặn, 4 loài côn trùng, 30 loài chim, 34 loài thú, 49 loài lưng cư và 21 loài bò sát. Nhìn chung, tỉnh Thanh Hóa có mức đ đa dạng cao về thành phần các loài động thực vật rừng với nhiều loài đặc hữu và quý hiếm. Tuy nhiên, tính ứng dụng thực tiễn về khoa học công nghệ trong lĩnh vực lâm nghiệp còn đang hạn chế, chưa kể đến, tính đến thời điểm hiện tại (tháng 9 năm 2022) chưa có phần mềm nào hỗ trợ trong lĩnh vực lâm nghiệp đảm bảo độ chính xác cao, và phù hợp với điều kiện của tỉnh Thanh Hóa.

Trưc đây, việc nhận dạng các loài động, thực vật phụ thuộc rất nhiều các chuyên gia thuộc các nhóm phân loại khác nhau như: chuyên gia phân loại động vật, chuyên gia phân loại thực vật, chuyên gia phân loại côn trùng…; Tuy nhiên, do có rất nhiều loài sinh vật đang tồn tại trên trái đất vì vậy hoạt động nhận biết chúng ngoài thực địa là một thách thức đối với các nhà khoa học, quản lý và bảo tồn. Để giải quyết vấn đề này, rất nhiều cuốn sách về nhận dạng nhanh các loài động thực vật ra đời nhằm mục đích giúp các nhà khoa học, quản lý, học sinh, sinh viên…; có thể nhận biết nhanh ngoài thực địa. Mặc dù sự ra đời của các cuốn sách nhận biết nhanh các loài động thực vật ngoài thực đa đã giúp rất nhiều trong các hoạt động nghiên cứu, đào tạo và quản lý tài nguyên đa dạng sinh học. Tuy nhiên, việc sử dụng những cuốn sách này đòi hỏi người dùng phải có chuyên môn nhất đnh. Hơn nữa, không phải lúc nào những cuốn sách này cũng đưc mang theo bên người. Vì vậy, xu hướng hiện nay là xây dựng bộ công cụ dựa trên trí tuệ nhân tạo để nhận biết các loài động thực vật để phục vụ trong lĩnh vực lâm nghiệp là hết sức cần thiết.

Năm 2020, Sở Nông nghiệp và PTNT Thanh Hóa đặt hàng, và Chi cục Kiểm lâm được Chủ tịch UBND tỉnh giao chủ trì, thực hiện Đề tài “Xây dựng phần mềm nhận dạng nhanh một số loài động, thực vật nguy cấp, quý, hiếm phục vụ công tác quản lý, bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa”, theo Hợp đồng số 1215/2020/HĐKHCN-ĐTKHCN ngày 8/9/2020 giữa Sở Khoa học và Công nghệ Thanh Hóa và Chi cục Kiểm lâm Thanh Hóa. Thời gian thực hiện 24 tháng (từ tháng 9/2020 đến tháng 9/2022). Tổng kinh phí thực hiện 1.972,42 triệu đng (Trong đó, kinh phí từ ngân sách SNKH: 1.801,42 triệu đồng; Kinh phí từ nguồn khác: 171,00 triệu đồng). Sau 02 năm triển khai thực hiện, Đ tài đã được Hội đồng nghiệm thu cấp tỉnh đánh giá với mức “Đt”, được Sở Khoa học và Công nghệ công nhận kết quả thực hiện đề tài KH&CN tại Quyết định số 350/QĐ-SKHCN ngày 09/12/2022. Đ tài đã tạo ra sản phẩm công nghệ là “Phần mềm nhận dạng nhanh một số loài động, thực vật nguy cấp, quý, hiếm”, với một số đặc tính kỹ thuật: Nhận dạng nhanh một số loài động thực vật quý hiếm; quản lý, tra cứu thông tin một cách hiệu quả, thuận lợi, tiện nghi và an toàn; hỗ trợ nhiều hệ điều hành, thiết bị (Windows, Android, iOS); độ trễ phản hồi thấp; giao diện tương tác người dùng thân thiện và dễ sử dụng; kèm theo cơ sở dữ liệu về đặc tính phân bố, ảnh của một số loài động, thực vật nghiên cứu trong phạm vi của đề tài.

Quá trình xây dựng phần mềm, Chi cục Kiểm lâm phối hợp với Khoa Công nghệ Thông tin Trưng Đại học Hồng Đức, cùng các đơn vị liên quan tiến hành triển khai thực hiện hoàn thành các nội dung đề tài, cụ thể như sau:

1. Tổ chức điều tra 07 tuyến trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa (Tuyến Thọ Xuân, Khu BTTN Xuân Liên; Tuyến VQG Bến En; Tuyến Khu BTTN Pù Hu, Khu BT loài Nam Động; Tuyến Khu BTTN Pù Luông; Tuyến Khu BT Loài Sến Tam Quy, Bỉm Sơn, Hậu Lộc; Tuyến Vườn thực vật Hàm Rồng, Thiệu Hóa; Tuyến Quảng Xương, Nghi Sơn); thu thập và xây dựng đưc cơ sở dữ liệu của 62 loài động, thực vật gồm: 42 loài động vật (trong đó 13 loài thông thường, 29 loài nguy cấp, quý, hiếm) và 20 loài thực vật (trong đó 09 loài thông thường, 11 loài nguy cấp, quý, hiếm).

2. Thiết kế cơ sở dữ liệu và phân cấp chức năng; Lựa chọn hệ quản trị CSDL và công nghệ lập trình; Thiết kế kiến trúc hệ thống trên các nền tảng máy tính, điện thoại, (android cho mobile app); Thiết kế module thành phần phục vụ cho xây dựng phần mềm nhận diện động, thực vật quý hiếm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa với 7 nhóm chức năng.

3. Phần mềm được xây dựng và đã được vận hành, thử nghiệm, với kết quả nhận dạng nhanh, đ chính xác cao, đảm bảo hiệu quả sử dụng, ứng dụng vào phục vụ nhiệm vụ chuyên môn (có thể ứng dụng trên điện thoại hoạt động cả trên iOS và android).

4. Triển khai, đào tạo, tập huấn với 54 học viên (Vườn Quốc gia Bến En, 03 Khu BTTN Xuân Liên, Pù Hu, Pù Luông) là cán bộ thuộc các phòng chuyên môn, các đơn vị trực thuộc Chi cục Kiểm lâm Thanh Hóa, 04 BQL rừng đặc dụng Bến En, Xuân Liên, Pù Hu, Pù Luông. Qua tập huấn, các học viên đã tiếp thu được toàn bộ các nội dung có liên quan đến việc triển khai, sử dụng phần mềm, như: Việc nhập dữ liệu, thu thập dữ liệu ảnh, thu thập và cập nhập thông tin; chỉnh sửa, xóa dữ liệu; tìm kiếm dữ liệu; nhận dạng động, thực vật, …

5. Xây dựng đưc quy định sử dụng với các điều khoản, nội dung rõ ràng, chi tiết, phù hợp với các quy định liên quan hiện hành và đã được Sở Nông nghiệp và PTNT Thanh Hóa thông qua.

6. Xây dựng Phương án sử dụng và nhân rộng kết quả nghiên cứu của đề tài: Xác định cụ thể các cơ quan, đơn vị sử dụng kết quả nghiên cứu và dự kiến nhân rộng. Có đy đủ thông tin về nguồn lực, về phương thức, về thời gian sử dụng từng sản phẩm của đ tài và đã được Sở Nông nghiệp và PTNT Thanh Hóa thông qua.

7. Kết quả nghiên cứu của đề tài được phản biện độc lập và đã đưc đăng tải, xuất bản theo đúng tiêu chuẩn khoa học quốc tế trên tạp chí “Tin học và điều khiển học” bằng tiếng Anh, V.38, N.1 (2022), 15-29 (có bản dịch tiếng Việt và có văn bản xác nhận đăng tải).

Các sản phẩm của đề tài khẳng đnh năng lực và uy tín của nhóm tác giả và đơn vị phối hợp trong việc thực hiện đề tài ứng dụng các công nghệ cao của CMCN 4.0, có tiềm năng làm sản phẩm thương hiệu công nghệ cao của tỉnh Thanh Hóa. Đề tài sau khi triển khai đã đt được những hiệu quả nhất định, nhóm chức năng chính của phần mềm là nhận dạng nhanh các loài động, thực vật quý hiếm từ các nguồn dữ liệu lấy dữ liệu từ camera, trích chọn đc trưng, đối sánh với cơ sở dữ liệu, phân loại dữ liệu, truy hồi các thông tin siêu dữ liệu (meta-data) khác liên quan đến sinh vật và hiển thị kết quả nhận diện ra các thiết bị như màn hình điện thoại, trình duyệt web…; sẽ giúp người dân bình thưng, các đơn vị quản lý, các BQL rừng đặc dụng, phòng hộ, các Hạt Kiểm lâm trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá dễ dàng nhận biết nhanh các loài động, thực vật quý hiếm qua đó nhanh chóng đưa ra các gii pháp để bảo tồn, phát triển thực trạng quần thể đ các loài động, thực vật quý hiếm có điều kiện sinh trưởng tốt. Đây là sản phẩm rất cần thiết để hỗ trợ trong quá trình thực thi nhiệm vụ với hàm lượng khoa học cao, có thể triển khai, ứng dụng và nhân rộng tới cả các đơn vị bên ngoài ngành Nông nghiệp và PTNT.

Đặc biệt, nội dung và kết quả nghiên cứu của đ tài đã đưc đưa vào nội dung nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản, tại Kế hoạch hành động số 27-KH/TU ngày 13/8/2021 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về thực hiện khâu đột phá về nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao khoa học cộng nghệ; chủ động, tích cực tham gia cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững, giai đoạn 2021-2025.

Để phần mềm có thể ứng dụng và hoạt động hiệu quả, trong thời gian tới sẽ triển khai trong phạm vi các đơn vị thuộc ngành Nông nghiệp và PTNT. Trong quá trình vận hành, sử dụng, sau khi phần mềm đã ổn đnh, đ cơ sở thực tiễn, sẽ đánh giá hiệu quả và tiến hành triển khai nhân rộng phần mềm đến các đơn vị chức năng khác như: Công an tỉnh, Bộ đội Biên phòng, Cục Hải quan, Cục Quản lý thị trường và các tổ chức/cá nhân có liên quan đến công tác quản lý, bảo vệ cũng như xử lý các hành vi vi phạm liên quan đến động, thực vật hoang dã. Đồng thời đu tư xây dng cơ sở dữ liệu về các loài động thực vật quý hiếm, có giá trị kinh tế khác, dự kiến thêm 50 loài trong năm 2023 và 100 loài trong năm 2024.

Đ đảm bảo an ninh, an toàn cơ sở dữ liệu, đồng thời nhằm làm phong phú thêm hệ thống dữ liệu dùng chung của tỉnh. Sở Nông nghiệp và PTNT đã báo cáo và đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh xem xét cấp tên miền cho phần mềm quản trị thông tin loài động thực vật quý hiếm là: “aptest.thanhhoa.gov.vn” và cho phép tích hợp phần mềm quản trị kèm cơ sở dữ liệu (về đặc tính phân bố, ảnh của một số loài động, thực vật) được tạo ra từ đề tài vào hệ thống máy chủ (với tên miền như trên) và cơ sở dữ liệu dùng chung của tỉnh.

Nguồn tin: Chi cục Kiểm lâm,   Tác giả: Nguyễn Tuấn Anh
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 5619


Các tin khác:
 Ứng dụng phần mềm quản lý bản đồ (Locusmap, Vtool) cho SmartPhone nâng cao hiệu quả trong công tác tuần tra rừng và quản lý hệ thống mốc giới bằng hệ tọa độ (06/04/2023)
 Quản lý hồ sơ giao khoán bằng hệ thống bản đồ số trên phần mềm Mapinfor (06/04/2023)
 Ứng dụng phần mềm Geosurvey cho điện thoại thông minh (Smartphone) trong công tác tuần tra, kiểm tra rừng (06/04/2023)
 Xây dựng xã hội số gắn với quá trình chuyển đổi số hiện nay (06/04/2023)
 Ứng dụng kết nối Hệ thống Camera giám sát mực nước Sông, Hồ và Trạm đo mưa tự động phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành tưới tiêu và Phòng chống thiên tai (06/04/2023)
 Phát huy vai trò tự động hóa sản xuất trong doanh nghiệp (15/02/2023)
 Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm OCOP qua sàn thương mại điện tử (05/02/2023)
 Chuyển đổi số trong nông nghiệp để phát triển “kinh tế nông nghiệp” (04/12/2022)
 Thủ tướng Phạm Minh Chính: Khi người dân, doanh nghiệp gặp khó khăn, trách nhiệm của cơ quan Nhà nước càng cao (02/12/2022)
 Phát huy vai trò “hạt nhân” thúc đẩy chuyển đổi số nhiều lĩnh vực (02/12/2022)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang