Số lượt truy cập
Hôm nay 25676
Hôm qua 58866
Tuần này 189246
Tháng này 3227072
Tất cả 193022656
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ ba, 04/04/2023
Một số biện pháp phòng trừ tổng hợp bệnh chết héo cây keo

Bệnh chết héo cây keo là do nấm Ceratocystis sp gây ra. Nấm gây bệnh thường xâm nhập vào thân cây qua các vết thương cơ giới con người vô tình hay cố ý tạo ra hoặc do côn trùng gây hại ở thân, cành và rễ cây, cây bị gãy cành do bão, vết cắt tỉa cành, gây ra các triệu chứng bệnh, cụ thể như sau:

Đối với các rừng keo trồng 1-3 năm tuổi, cây bị bệnh có hiện tượng ngọn chùn lại không phát triển được, nhựa sùi ra từ thân, lá cây héo dần chuyển màu vàng rồi rụng. Tại vị trí chiều cao của cây từ 1-1,2 m từ thân cây xuống gốc cành nhánh phát triển rất mạnh. Cắt ngang thân từ phía trên vị trí phân cành mạnh trở lên phần vỏ cây đã bị khô héo, vỏ cây, bó mạch và lõi gỗ có màu thâm đen. Một số cây bị chết hoàn toàn cắt ngang phần cổ rễ bó mạch cũng có màu thâm đen như phần thân cây.

Trên các rừng keo trồng 3-4 năm tuổi, cây bị bệnh thân cành vẫn phát triển bình thường, riêng phần ngọn bị héo khô. Cắt ngang ngọn cây thấy toàn bộ phần vỏ cũng như bó mạch đều khô héo và có màu thâm đen.

                  


Cây keo bị bệnh chết héo

Các biện pháp chữa bệnh cho rừng trồng là không khả thi do tốn kém hoặc khó khăn trong thực hiện. Do đó giải pháp chính là áp dụng các biện pháp phòng ngừa để hạn chế phát triển của sâu bệnh hại. Tùy theo mục tiêu quản lý rừng để áp dụng các biện pháp khác nhau. Dưới đây là một số biện pháp phòng trừ tổng hợp bệnh chết héo cây keo:

Biện pháp trước mắt

- Đối với những diện tích chưa bị nhiễm bệnh, cần áp dụng biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp IPM trong đó biện pháp canh tác là chủ yếu, cụ thể:

+ Sử dụng giống chất lượng tốt, hoặc giống có khả năng kháng bệnh, được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận. Hiện nay Trung tâm Nghiên cứu Bảo vệ rừng (Thuộc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam) đã xác định được keo lá tràm có khả năng kháng bệnh tốt nhất, keo lai và keo tai tượng mẫn cảm với bệnh. Sử dụng giống kháng bệnh (AH1, AH7, AA1, AA9...).

+ Quản lý chặt chẽ nguồn hom giống và cây trong vườn ươm, xử lý bầu đất bằng phân vi sinh tổng hợp (gồm vi khuẩn cố định đạm, vi khuẩn phân giải lân và vi khuẩn đối kháng nấm) để diệt mầm bệnh, đồng thời tăng khả năng kháng bệnh cho cây.

+ Chọn những loài cây phù hợp với điều kiện lập địa hiện có đồng thời phù hợp với mục tiêu trồng rừng. Cây mọc trên những lập địa xấu thường còi cọc và dễ bị sâu bệnh tấn công.

+ Tăng sự đa dạng loài bằng cách trồng hai hoặc nhiều loài hoặc trồng nhiều dòng của cùng một loài và duy trì cây bản địa tái sinh tự nhiên trong rừng trồng.

+ Chỉ trồng những cây giống khỏe mạnh đạt tiêu chuẩn "đưa ra rừng trồng"

+ Duy trì thể trạng và sinh trưởng tốt của cây trồng thông qua việc thực hiện các khâu chuẩn bị hiện trường và trồng rừng đúng kỹ thuật, bón các loại phân cần thiết và kiểm soát cỏ dại hiệu quả. Chăm sóc, bón dinh dưỡng đầy đủ cho cây khỏe mạnh, kháng sâu bệnh tốt.

+ Những diện tích keo năm thứ 1 và năm thứ 2 cần bón bổ sung nguyên tố vi lượng Bo và chế phẩm sinh học vi khuẩn đối kháng.

+ Với những vùng đất có lượng mưa nhiều (>2.500 mm/năm), cây keo thường bị bệnh nặng, nên trồng các loại cây khác hoặc dùng giống cây keo có khả năng kháng bệnh cao (keo lá tràm).

+ Hạn chế các tác động gây lây nhiễm bệnh như: Tạo vết thương từ tỉa cành, xới gốc đối với cây Keo gây nhiễm bệnh chết héo hoặc mục ruột (nếu cần tỉa cành chỉ tỉa vào mùa khô). Tránh gây tổn thương cho cây trong các giai đoạn mới trồng. Tiến hành tỉa thân, tỉa cành và tỉa thưa đúng yêu cầu kỹ thuật, dùng dụng cụ phù hợp kéo chuyên tỉa cành, của tỉa cành, không dùng dao, rựa. Không phát, tỉa cành keo quá sớm khi cây còn quá nhỏ khả năng chống chịu kém, dễ bị bệnh tấn công gây hại, không phát, tỉa cành keo vào mùa mưa. Quá trình tỉa cành dùng cưa cắt các cành và bôi thuốc chống nấm vào các vết cắt, năm thứ 2 bắt đầu tỉa cành cao đến 1m vào mùa khô. 

+ Phát dọn thực bì, làm cỏ quanh gốc rộng đến 1m. Không chăn thả trâu bò trong rừng keo dưới 1-3 năm tuổi để hạn chế việc gây ra vết thương cơ giới trên thân cây keo. Chú ý phòng trừ côn trùng đục thân cành. Bón đủ phân đa lượng và vi lượng chứa nguyên tố Bo cho cây sinh trưởng và phát triển tốt. Bón chế phẩm vi sinh bao gồm vi khuẩn nốt sần cố định đạm, vi sinh phân giải lân và vi khuẩn đối kháng với nấm gây bệnh.

+ Thường xuyên theo dõi để kịp thời phát hiện sâu bệnh hại. Nếu phát hiện, thu thập mẫu hoặc bệnh phẩm và báo cho dịch vụ khuyến lâm huyện/tỉnh để kiểm tra thêm hoặc có biện pháp xử lý thích hợp. 

+ Lên phương án trừ sâu bệnh hại khi thấy dấu hiệu của dịch sâu bệnh hại

- Đối với những lô keo bị chết hàng loạt (chết trắng), cần tiến hành nhổ bỏ cây bệnh tiêu hủy, vệ sinh đất trồng bằng vôi bột trước khi tiến hành trồng lại. 

- Đối với những diện tích keo tuổi nhỏ bị nhiễm bệnh, tạm thời có thể sử dụng các loại thuốc có chứa hoạt chất Chlorothalonil (ví dụ thuốc Binhconil) hoặc hoạt chất Carbendazim (ví dụ thuốc Cavil 60WP) pha ở nồng độ 0,1% để phun phòng trừ. Ngoài ra còn có một số thuốc khác như: Lanomyl 680WP, AoYo 300SC, Carbenzim 500FL, Ridomid gold 68WG.

- Với những diện tích keo sắp đến tuổi khai thác bị bệnh nặng cần tổ chức khai thác sớm, đồng thời tiêu hủy tàn dư cây bệnh để hạn chế nguồn bệnh lây lan.

- Một số chú ý khi thực hiện các biện pháp phòng trừ sâu, bệnh:

+ Xác định đúng loại thuốc cần để trừ sâu bệnh

+ Pha đúng nồng độ: vừa tiết kiệm được thuốc trừ hiệu quả nhưng không gây ô nhiễm nhiều đến môi trường

+ Phun đúng lúc: chọn thời điểm sâu vừa lột xác hoặc bệnh vừa mới xuất hiện trong giai đoạn đầu.

+ Chọn thời điểm trong ngày khi trời mát để làm tăng hiệu quả diệt sâu bệnh mà không ảnh hưởng tới sự sinh trưởng phát triển cây trồng. Tránh phun khi trời chuẩn bị mưa hoặc khi vừa mưa xong, sáng sớm khi sương còn đọng nhiều, lượng thuốc sẽ bị trôi mất hoặc nồng độ của thuốc sẽ bị loãng đi làm giảm hiệu quả của thuốc.

Biện pháp lâu dài

- Quy hoạch: Tránh trồng tập trung thuần loài quy mô lớn

         - Duy trì tính đa dạng sinh học của rừng: đa dạng loài, đa tầng tán...

         - Trồng rừng hỗn loài

         - Trồng luân canh loài cây

         - Quản lý nguồn giống và chiến lược chọn giống keo kháng bệnh./

Nguồn tin: Trịnh Thị Luyện - Trung tâm Khuyến nông Thanh Hóa
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 6699


Các tin khác:
 Mô hình Sản xuất ngô lai F1 trên vùng đất không chủ động nước gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm (04/04/2023)
 Cây ngô ngọt mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân huyện Thọ Xuân (30/03/2023)
 Kết quả thực hiện mô hình chăn nuôi gà thịt lông màu gắn với tiêu thụ sản phẩm  (30/03/2023)
 Mô hình “Chăn nuôi ngan gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm” trên địa bàn Thanh Hóa đạt hiệu quả kinh tế cao (30/03/2023)
 Nhân rộng mô hình chăn nuôi theo hướng hữu cơ tại xã Tam Chung huyện Mường Lát (30/03/2023)
 Thanh Hóa: Nhìn lại kết quả thực hiện các mô hình trồng trọt năm 2022 (30/03/2023)
  Bệnh đạo ôn lúa, nguyên nhân, biểu hiện và biện pháp phòng trừ  (02/02/2023)
  Đổi mới phương pháp tập huấn khuyến nông (16/12/2022)
 Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp: “Phát triển cây ăn quả theo chuỗi ứng dụng công nghệ cao”. (08/12/2022)
 Kết quả mô hình chăn nuôi gà thịt lông màu gắn với tiêu thụ sản phẩm (07/12/2022)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang