Số lượt truy cập
Hôm nay 54109
Hôm qua 39190
Tuần này 158813
Tháng này 3196639
Tất cả 192992223
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ sáu, 07/05/2021
Phát triển kinh tế tập thể năng động, hiệu quả

Giai đoạn 2015-2020, lĩnh vực phát triển kinh tế tập thể (KTTT) trên địa bàn tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực. Trong giai đoạn này, có 293 HTX được thành lập mới, nâng tổng số HTX trên địa bàn tỉnh lên 1.066 HTX. Cùng với sự phát triển về số lượng, chất lượng các HTX cũng từng bước được nâng lên rõ rệt, với 991 HTX hoàn thành công tác chuyển đổi theo Luật HTX năm 2012. Sau chuyển đổi, các HTX đã từng bước cải tổ bộ máy điều hành, bổ sung nguồn lực để mở rộng hoạt động sản xuất, kinh doanh, đa dạng hóa dịch vụ để tăng thu nhập cho thành viên và người lao động.

Bước sang giai đoạn 2021-2025, lĩnh vực KTTT, HTX tiếp tục được sự quan tâm của các cấp, các ngành. Nhiều chủ trương, chính sách phát triển HTX đã và đang tiếp tục được được ban hành, nghiên cứu sửa đổi, tạo điều kiện thuận lợi cho KTTT phát triển. Bên cạnh đó, môi trường đầu tư kinh doanh của tỉnh ngày càng được cải thiện, công tác cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đầu tư kinh doanh được các ngành, các cấp nỗ lực thực hiện và đạt nhiều kết quả tích cực, tạo nhiều thuận lợi cho HTX phát triển sản xuất, kinh doanh. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, đặc biệt là cuộc cách mạng công nghệ 4.0 cũng mở ra nhiều cơ hội thuận lợi để các HTX ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ hiện đại vào sản xuất, tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. 

Mô hình trồng dưa vàng Kim Hoàng hậu trong nhà kính của HTX sản xuất nông nghiệp sạch Hoằng Đạo (Hoằng Hóa).

Tại Thanh Hóa, triển khai các đề án, chương trình phát triển KTTT giai đoạn 2021-2025 của Chính phủ, UBND tỉnh cũng đã ban hành Kế hoạch số 173/KH-UBND ngày 17-8-2020 về kế hoạch phát triển KTTT tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021-2025. Mục tiêu của kế hoạch này nhằm tiếp tục củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức KTTT, nhất là đối với HTX nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới và tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

Cụ thể, trong giai đoạn 2021-2025, tỉnh Thanh Hóa sẽ thành lập mới khoảng 125 HTX và 2 liên hiệp HTX. Đến năm 2025, toàn tỉnh có ít nhất 1.128 HTX và 3 liên hiệp HTX hoạt động, nâng tổng số thành viên tham gia HTX đạt khoảng 262.000 thành viên. Mục tiêu cốt lõi của kế hoạch này nhằm nâng cao hiệu quả, chất lượng các khâu dịch vụ; tăng cường liên kết giữa các HTX với doanh nghiệp để tạo ra chuỗi giá trị cung ứng sản phẩm hàng hóa cho các thành viên và thị trường trong nước cũng như xuất khẩu; hỗ trợ, thúc đẩy các HTX hiện có phát triển sản xuất, kinh doanh theo hướng đa ngành, đa lĩnh vực, đa sản phẩm và đa dịch vụ; xây dựng mô hình các HTX sản xuất, kinh doanh dịch vụ gắn với chuỗi giá trị nông nghiệp, các HTX nông nghiệp chuyên sâu gắn với các vùng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn; ứng dụng khoa học công nghệ cao gắn với sản phẩm OCOP của địa phương.

Để triển khai kế hoạch này, tỉnh Thanh Hóa đang tổ chức tuyên truyền sâu rộng Luật HTX, các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển KTTT, HTX tạo sự thống nhất về nhận thức, hành động đối với phát triển KTTT, HTX. Đồng thời, phối hợp với các bộ, ngành Trung ương và các địa phương khác tham mưu cho Chính phủ ban hành các chương trình, đề án,... bố trí kinh phí từ nguồn ngân sách Trung ương để hỗ trợ các địa phương thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển HTX, tạo động lực thúc đẩy quá trình đổi mới, phát triển. Bên cạnh đó, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để tập trung tháo gỡ khó khăn cho lĩnh vực HTX về cơ chế, chính sách và nguồn vốn; hướng dẫn các HTX xây dựng phương án sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn và kết nối sản xuất gắn với tiêu thụ ổn định.

Đại diện Liên minh HTX tỉnh cho biết, mục tiêu trước mắt trong năm 2021 sẽ thành lập mới 20 HTX trở lên, nâng tổng số thành viên HTX lên 215.800 người; phấn đấu đưa tổng vốn hoạt động của HTX, doanh thu, lợi nhuận bình quân của mỗi HTX tăng 5% so với năm 2020, thu nhập bình quân lao động thường xuyên trong HTX đạt 46 triệu đồng/người/năm. Liên minh HTX tỉnh cũng đang tham mưu cho tỉnh triển khai rà soát, sửa đổi, bổ sung, ban hành mới một số cơ chế, chính sách, tạo điều kiện thuận lợi cho KTTT, HTX phát triển mạnh mẽ, nhất là cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ về vốn, đất đai, tài chính, tín dụng, ứng dụng khoa học công nghệ và đào tạo phát triển nguồn nhân lực. Hướng dẫn các HTX ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn và kết nối sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm ổn định; chú trọng vai trò chủ đạo của các doanh nghiệp đầu tư sản xuất, kinh doanh tham gia vào mô hình liên kết; phát triển các hình thức hợp tác liên kết đa dạng, phù hợp, hình thành chuỗi giá trị từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm của HTX.

Nguồn tin: Báo Thanh Hóa
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 23907


Các tin khác:
 Huyện Triệu Sơn với giải pháp xây dựng nông thôn mới (22/03/2021)
 Phát triển HTX ở huyện Thạch Thành (22/03/2021)
 Huyện Thiệu Hóa phát triển nông nghiệp gắn với xây dựng NTM (26/01/2021)
 Xây dựng nông thôn mới nâng cao ở huyện Hoằng Hóa – hướng đến sự hài lòng của người dân (11/11/2020)
 Nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp – yếu tố quan trọng trong phát triển thương hiệu (15/10/2020)
 Vai trò của kinh tế tập thể trong sản xuất nông nghiệp (12/10/2020)
 Vai trò của HTX trong sản xuất nông nghiệp (10/10/2020)
 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong sản xuất nông nghiệp (25/09/2020)
 Kết quả chuyển đổi sản xuất nông nghiệp (25/09/2020)
 Huyện Như Thanh phát triển các sản phẩm OCOP (09/08/2020)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang