Số lượt truy cập
Hôm nay 4573
Hôm qua 58866
Tuần này 168143
Tháng này 3205969
Tất cả 193001553
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ năm, 30/03/2023
Kết quả thực hiện mô hình chăn nuôi gà thịt lông màu gắn với tiêu thụ sản phẩm

Nhằm giúp người chăn nuôi tiếp cận tiến bộ khoa học kỹ thuật để đạt hiệu quả cao trong sản xuất, năm 2022, từ nguồn kinh phí thuộc chương trình Khuyến nông Trung ương năm 2022, Trung tâm Khuyến nông Thanh Hoá đã triển khai "Mô hình chăn nuôi gà thịt lông màu gắn với tiêu thụ sản phẩm”  

Mô hình được triển khai từ tháng 8/2022 trên địa bàn xã Thọ Sơn, huyện Triệu Sơn, quy mô 9.000 con, 5 hộ tham gia, mỗi hộ nuôi 1.800 con với giống gà Minh Dư. Ngay từ những ngày đầu tham gia mô hình, các hộ chăn nuôi đã nhận được sự tư vấn, giám sát nhiệt tình của cán bộ kỹ thuật của Trung tâm khuyến nông Thanh Hóa, được tham gia lớp tập huấn về quy trình chăn nuôi an toàn sinh học. Ngoài ra, bà con còn được hỗ trợ 70% chi phí mua con giống, thức ăn, vắc-xin phòng bệnh và hóa chất khử trùng. Bên cạnh đó, tất cả các khâu, quy trình sản xuất, từ con giống, thức ăn, đệm lót sinh học, diện tích chuồng trại, các trang thiết bị, dụng cụ chăn nuôi… đều phải tuân thủ theo quy chuẩn và được các cán bộ kỹ thuật giám sát chặt chẽ.

Kết quả, sau hơn 3 tháng đưa vào nuôi và chăm sóc theo kỹ thuật đã được chuyển giao tỷ lệ nuôi sống của đàn gà đạt 98,08%, trọng lượng bình quân toàn đàn đạt trên 2,2kg/con, tổng khối lượng gà xuất chuồng đạt gần 20.000kg, sau khi xuất bán các hộ thu về hơn 1,25 tỷ đồng. Sau khi trừ mọi chi phí cho lãi hơn 157 triệu đồng, trung bình mỗi hộ lãi trên 31 triệu đồng. 

Điều đáng mừng về kết quả của mô hình là đàn gà tại cả 5 hộ tham gia mô hình đều sinh trưởng phát triển tốt với tỷ lệ nuôi sống, trọng lượng xuất chuồng đạt cao. Theo ghi nhận của các hộ, có được kết quả trên là do giống gà này có sức khoẻ tốt, lại được chăm sóc nuôi dưỡng đúng kỹ thuật, thức ăn chất lượng tốt, nhất là được phòng bệnh đầy đủ bằng vắc xin cũng như việc đảm bảo an toàn sinh học trong suốt quá trình nuôi. 

Ông Nguyễn Đăng Sơn- Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: Trước đây, khi chăn nuôi theo phương thức truyền thống, gà rất dễ nhiễm bệnh và phải dùng nhiều thuốc kháng sinh, còn giờ chúng tôi chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học giúp gà khoẻ mạnh, ít bị nhiễm bệnh, chất lượng thịt chắc, thơm, ngon. Việc chăn nuôi theo mô hình sẽ giúp cho nghề chăn nuôi của xã phát triển một cách hiệu quả và bền vững

Anh Lê Cao Oánh- hộ tham gia mô hình thì chia sẻ: “Tham gia mô hình, bà con nhận thấy rõ những tác động tích cực đến môi trường khi xử lý chất thải chăn nuôi bằng chế phẩm sinh học nên không có mùi hôi, tạo môi trường sạch giúp đàn gà khỏe mạnh, an toàn. 

Để giải quyết vấn đề đầu ra của sản phẩm, giúp người dân yên tâm sản xuất, ngay từ khi triển khai mô hình, với sự hỗ trợ của Dự án, các hộ đã liên kết với nhau thành lập Tổ hợp tác chăn nuôi, theo đó các thành viên trong tổ sẽ có trách nhiệm cùng nhau trao đổi thông tin về kỹ thuật, lựa chọn vật tư, giúp nhau trong quá trình chăn nuôi. Anh Lê Xuân Thịnh - Tổ trưởng tổ hợp tác, người giữ đầu mối liên kết giữa các hộ với thương lái cho biết: “Nhờ việc liên kết thành lập tổ hợp tác, gần như toàn bộ đàn gà của 5 hộ đã được xuất bán chỉ trong khoảng thời gian 1-2 ngày/hộ và do có người đứng ra làm đầu mối, kết nối với thương lái, nên giá cả ổn định điều này đã giúp các hộ rất phấn khởi và tự tin để tiếp tục chăn nuôi”. 




Hiện nay, đàn gia cầm trên địa bàn toàn tỉnh duy trì khoảng 24 triệu con, trong đó trên 16,5 triệu con gà, đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho bà con. Tuy nhiên, trong chăn nuôi gia cầm vẫn còn tồn tại một số hạn chế cần khắc phục như: chất lượng con giống chưa cao, thị trường không ổn định, dịch bệnh còn sảy ra thường xuyên, chất thải ở các cơ sở, hộ chăn nuôi chưa được xử lý đúng cách và triệt để gây ảnh hưởng lớn đến môi trường sinh thái và môi trường sản xuất nông nghiệp; tiềm ẩn rủi ro dịch bệnh, mất an toàn thực phẩm. Chính vì vậy, việc tạo điều kiện cho hộ nông dân tiếp cận các dịch vụ, ứng dụng kiến thức khoa học, kỹ thuật, nâng cao nhận thức để tạo tiền đề phát triển chăn nuôi an toàn sinh học, gắn chăn nuôi với tiêu thụ sản phẩm là phù hợp với định hướng chăn nuôi của tỉnh. Sau thành công của mô hình, Trung tâm Khuyến nông Thanh Hóa sẽ tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, tổ chức cho bà con nông dân tham quan, học tập kinh nghiệm nhằm lan tỏa cách làm hiệu quả cho người chăn nuôi trên địa bàn. Từ đó, thúc đẩy ngành chăn nuôi gia cầm phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, quy mô lớn, đem lại giá trị kinh tế cao./.

Nguồn tin: BSTY: Lê Sỹ Thành Trung tâm Khuyến nông Thanh Hoá
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 5546


Các tin khác:
 Mô hình “Chăn nuôi ngan gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm” trên địa bàn Thanh Hóa đạt hiệu quả kinh tế cao (30/03/2023)
 Nhân rộng mô hình chăn nuôi theo hướng hữu cơ tại xã Tam Chung huyện Mường Lát (30/03/2023)
 Thanh Hóa: Nhìn lại kết quả thực hiện các mô hình trồng trọt năm 2022 (30/03/2023)
  Bệnh đạo ôn lúa, nguyên nhân, biểu hiện và biện pháp phòng trừ  (02/02/2023)
  Đổi mới phương pháp tập huấn khuyến nông (16/12/2022)
 Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp: “Phát triển cây ăn quả theo chuỗi ứng dụng công nghệ cao”. (08/12/2022)
 Kết quả mô hình chăn nuôi gà thịt lông màu gắn với tiêu thụ sản phẩm (07/12/2022)
 Mô hình liên kết trong sản xuất khoai tây ở Hoằng Đông - Hoằng Hóa (30/11/2022)
 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả trong chăn nuôi gia cầm tại huyện Hậu Lộc. (17/11/2022)
 Nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá ngạch (Cranoglanis sinensis)  (17/11/2022)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang