Số lượt truy cập
Hôm nay 17687
Hôm qua 58866
Tuần này 181257
Tháng này 3219083
Tất cả 193014667
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ tư, 01/07/2020
Giải pháp tăng sức sống cho gà con hiệu quả trong chăn nuôi - Giảm tỷ lệ chết khi nuôi gà

Trong chăn nuôi gà, chăm sóc gà con là giai đoạn rất quan trọng có tính quyết định đến tỷ lệ sống và khả năng sinh trưởng của đàn gà ở những giai đoạn sau này.

Chăm sóc gà giai đoạn này cũng giống như chăm sóc trẻ sơ sinh bởi trong giai đoạn này những cơ quan như: hệ hô hấp, hệ tiêu hóa, khung xương, thân nhiệt của gà chưa phát triển và chủ động thích nghi được với môi trường bên ngoài. Do vậy, bà con cần nắm bắt đầy đủ quy trình kỹ thuật và chuẩn bị kỹ càng chuồng trại, trang thiết bị dụng cụ chăn nuôi, điều này sẽ giúp gà phát triển tốt nhất giai đoạn đầu từ đó tạo tiền đề nâng cao sức sống và hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi gà.

Dưới đây là những giải pháp làm tăng sức sống cho gà con hiệu quả trong chăn nuôi mà người chăn nuôi có thể áp dụng.

1. Chuẩn bị chuồng trại trong chăn nuôi

Khi chăn nuôi gà con người chăn nuôi cần chuẩn bị chuồng trại cẩn thận, nền chuồng cần được thiết kế cao hơn so với mặt đất xung quanh từ 30 tới 50cm, cửa chính phải hướng về phía Đông Nam để đảm bảo khí hậu trong chuồng gà được đông ấm, hè mát.

Chuồng gà nên được lợp bằng mái lợp ngói mũi, mái chồng lên nhau để chống nóng hiệu quả cho đàn gà và đảm bảo lưu thông không khí hiệu quả hơn.

Có hệ thống bạt che chắn xung quanh chuồng khi cần thiết nhằm tránh thất thoát nhiệt khi úm và tránh gió lúa.

2. Đảm bảo nhiệt độ và mật độ thích hợp trong chăn nuôi

Khi chăn nuôi gà người chăn nuôi cần đảm bảo nhiệt độ chăn nuôi và mật độ chăn nuôi thích hợp để đảm bảo đàn gà khỏe mạnh, có sức đề kháng tốt.

Người chăn nuôi có thể lấy quây bằng cót làm chuồng úm gà, trong trường hợp thời tiết rét đậm người chăn nuôi nên che chiếu cói ở trên đỉnh quây úm hoặc dùng bao tải đay nhằm giữ nhiệt cho chuồng úm hiệu quả.

Chất độn chuồng cũng phải sử dụng mùn cưa hoặc trấu, chú ý trải chất độn thường xuyên không để phân quá dầy và chất độn chuồng ướt, cần đảm bảo khô ráo ở khu vực nền chuồng.

Người chăn nuôi có thể sử dụng nhiệt kế để đo nhiệt độ treo ở mép quây sưởi nhằm theo dõi nhiệt độ khu vực quây úm cẩn thận, bên trong lắp bóng điện hồng ngoại lắp sole với nhau, mỗi một bóng có một công tắc tắt mở riêng.

Trong quá trình nuôi, tuỳ theo mùa vụ và hiện trạng đàn gà mà điều chỉnh nhiệt sưởi cho thích hợp. Nếu gà tụm lại xung quanh nguồn nhiệt, kêu chiếp chiếp không ăn là thiếu nhiệt. Gà tản xa nguồn nhiệt, há miệng thở là thừa nhiệt. Gà đi lại nhanh nhẹn ăn uống bình thường là nhiệt thích hợp. Nếu gà tụm lại một góc thì phải quan sát có gió lùa hay không.

 Quây sưởi cho đàn gà cần phải nới được để điều chỉnh nhiệt độ thích hợp cho đàn gà, điều chỉnh mật độ cho đàn gà phù hợp và đảm bảo nhiệt độ không khí ở trong quây đầy đủ. Ngoài ra, thời gian chiếu sáng và cường độ ánh sáng cũng rất quan trọng đối với gà con. Ở giai đoạn này nên cung cấp đầy đủ ánh sáng để gà đi lại ăn uống cả ngày lẫn đêm.


3. Thả gà và cho gà ăn uống đầy đủ

Khi cho gà ăn uống, người chăn nuôi cũng nên thắp bóng điện cho gà trước khi thả gà từ 1 tới 3 tiếng, khu vực chụp sưởi cũng phải có nhiệt độ dao động từ 32 tới 350C.

Khi mới bắt gà về, cho gà uống kháng sinh + B. Complex + đường Gluco-C trong 3 ngày liền. Sau 2 - 3 giờ đầu cho gà uống nước thì đổ thức ăn cho gà con, chú ý nên chọn loại cám đảm bảo hàm lượng dinh dưỡng theo tiêu chuẩn kỹ thuật, cho gà ăn tự do 4 - 6 lần/24 giờ, mỗi lần bổ sung thức ăn mới cần sàng thức ăn cũ để loại bỏ chất độn chuồng và phân lẫn vào thức ăn. Không nên đổ thức ăn dày quá bởi vì gà con vừa ăn vừa bới, mỗi lần cho gà ăn nên quan sát khả năng ăn của gà để điều chỉnh lượng thức ăn lần sau, thông thường để kích thích tính thèm ăn và nâng cao tỷ lệ thu nhận thức ăn thì mỗi lần cho gà ăn nên đổ một lượng cám mà gà ăn hết trong vòng 15 - 30 phút, sau đó treo cao hoặc nhấc máng ăn ra ngoài.

Khay ăn và bình uống nên được bố trí đều ở quanh quây úm để đảm bảo gà con có thể tiếp cận với nguồn thức ăn và nước uống bất cứ khi nào cần.

4. Phòng trừ dịch bệnh cho đàn gà

Trong giai đoạn đầu từ 1-15 ngày tuổi là thời điểm gà tương đối mẫn cảm với sự thay đổi của thời tiết, gà thường hay bị chết. Chính vì vậy, người chăn nuôi cần phòng bệnh cho gà bằng vắc xin và thuốc theo đúng lịch trình.

Những ngày nắng nóng trên 350C nên cho gà uống thêm chất điện giải và B.Complex, đặc biệt là vitamin C để giúp gà chống nóng và tăng sức đề kháng với bệnh tật. 

Trước và sau mỗi lứa gà cần phun thuốc khử trùng cho chuồng trại bằng một trong các loại thuốc khử trùng: Han-Iodine; Virkon; B-K-A; Benkocid... cần để chuồng trại nghỉ tối thiểu 7-10 ngày./.

Nguồn tin: Nguyễn Ngọc Duy - TTKN Thanh Hóa
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 17892


Các tin khác:
 Các biện pháp phòng chống nắng nóng cho cây trồng, vật nuôi. (01/07/2020)
 Hiệu quả từ mô hình thâm canh lúa chế biến đạt năng suất cao gắn với tiêu thụ sản phẩm. (25/06/2020)
 Một số biện pháp chống nóng cho gia súc, gia cầm (12/06/2020)
 Nuôi gà sinh sản - Những điều cần biết (12/06/2020)
 Một số biện pháp phòng chống dịch bệnh trong chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. (09/06/2020)
 Bệnh khảm lá sắn (Sri Lanka Cassava Mosaic Virus) và biện pháp phòng chống. (09/06/2020)
 Kỹ thuật trồng và chăm sóc dưa kim hoàng hậu (27/05/2020)
 Phương án sản xuất vụ thu mùa 2020. (20/05/2020)
 Hội thảo nhân rộng mô hình: Thâm canh lúa chất lượng đạt năng suất cao gắn với chuỗi liên kết. (20/05/2020)
 Những mô hình trồng hoa theo hướng thâm canh (01/05/2020)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang