Vụ xuân hè 2023, toàn tỉnh dự kiến nuôi 4.100 ha tôm. Trong đó, diện tích nuôi tôm sú dự kiến 3.400 ha, tôm thẻ chân trắng dự kiến 700 ha. Mới bước vào đầu vụ nuôi, song đã xuất hiện hiện tượng mưa axit, sương muối, khiến một số diện tích vừa được thả tôm giống bị chết cục bộ, tôm yếu, nguy cơ ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng của tôm nuôi. Vì vậy, để bảo đảm hiệu quả kinh tế cho vụ sản xuất tôm, ngành nông nghiệp cùng chính quyền các địa phương đã và đang chỉ đạo, hướng dẫn các chủ nuôi tôm tập trung thực hiện các biện pháp chăm sóc tôm nuôi.
Phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá không chỉ góp phần phát triển thủy sản ở thị xã Nghi Sơn, mà còn giúp ngư dân yên tâm vươn khơi bám biển. Đồng thời, giải quyết việc làm, tạo thu nhập ổn định cho hàng nghìn lao động.
Thanh Hóa đã lồng ghép việc thực hiện Luật Thủy sản 2017 với một số nhiệm vụ cấp bách về chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU), nhằm hướng đến phát triển nghề cá có trách nhiệm.
Kinh tế biển, trong đó có nguồn thủy sản đóng vai trò rất lớn đối với kinh tế đất nước và từng địa phương có biển và những ngư dân sống nhờ vào biển. Sự chia sẻ, vào cuộc, hành động của ngư dân lúc này như thế nào sẽ quyết định tương lai của chính họ.
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến hết tháng 10-2022, toàn tỉnh có 6.512 tàu cá khai thác thủy sản (hoạt động vùng bờ là 4.367 chiếc; vùng lộng là 975 chiếc).