Số lượt truy cập
Hôm nay 22790
Hôm qua 58866
Tuần này 186360
Tháng này 3224186
Tất cả 193019770
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ hai, 14/03/2022
Nhiều giải pháp đưa khoa học - công nghệ vào sản xuất nông nghiệp tại huyện Bá Thước

Xác định tầm quan trọng của khoa học và công nghệ (KHCN) trong sản xuất nông nghiệp, những năm qua, huyện Bá Thước đã tập trung nguồn lực, cơ sở vật chất khai thác có hiệu quả tiềm năng, lợi thế của địa phương trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp mang lại giá trị kinh tế cao

Nông dân huyện Bá Thước, tích cực ứng dụng KH&CN vào sản xuất, góp phần nâng cao chất lượng các sản phẩm.

Để tạo điều kiện cho người dân tiếp cận với việc ứng dụng KHCN, huyện Bá Thước phối hợp với các ngành chức năng ứng dụng rộng rãi tiến bộ khoa học - kỹ thuật về giống, phân bón, các biện pháp thâm canh vào sản xuất trồng trọt, chăn nuôi. Kêu gọi, vận động doanh nghiệp, hộ gia đình đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao (CNC), lựa chọn, đưa các loại giống mới có năng suất cao vào sản xuất thử nghiệm. Trong lĩnh vực trồng trọt, huyện quan tâm phát triển các loại cây công nghiệp phục vụ sản xuất của các nhà máy (mía, sắn, gai với tổng diện tích khoảng 4.000 ha); các cây lâm nghiệp (luồng, keo, xoan, lát với tổng diện tích 26.000 ha); cây lương thực, như: lúa (4.800 ha/năm), ngô (2.200 ha/năm). Trong chăn nuôi, huyện phát triển chăn nuôi gia trại, trang trại tập trung quy mô lớn, chăn nuôi nông hộ theo hướng an toàn dịch bệnh bảo đảm môi trường nông thôn... Đặc biệt, thực hiện Nghị quyết 04-NQ/BCH của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện về “Phát triển chăn nuôi vật nuôi có lợi thế giai đoạn 2015-2020 và các năm tiếp theo” huyện lựa chọn 6 loại vật nuôi (chăn nuôi: vịt Cổ Lũng, lợn, gà ri, trâu, bò; thủy sản: cá Dốc, cá Tầm) có lợi thế để chỉ đạo các xã căn cứ điều kiện cụ thể của địa phương lựa chọn loại vật nuôi phù hợp để khuyến khích hỗ trợ nông dân đầu tư phát triển. Ngoài vật nuôi có lợi thế, ngành nông nghiệp đã tham mưu cho UBND huyện nhân giống và phát triển diện tích trồng cây quýt Hoi bản địa, đến nay diện tích trồng quýt Hoi đạt 52,3 ha (trong đó diện tích trồng quy mô từ 0,5 ha trở lên là 27,5 ha). Hiện nay cây quýt Hoi Bá Thước đã được UBND tỉnh cấp chứng nhận cây đầu dòng...

Bên cạnh những kết quả đạt được, việc ứng dụng KHCN phát triển các sản phẩm lợi thế vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh vốn có tại địa phương; thu nhập và đời sống người dân nông thôn còn thấp, sản xuất theo quy mô hộ gia đình là chủ yếu, năng suất lao động, giá trị canh tác trên đơn vị diện tích chưa cao. Việc hình thành chuỗi từ sản xuất, chế biến, bảo quản, đến tiêu thụ sản phẩm lợi thế trên địa bàn còn ít và chưa thật sự bền vững; nhiều nông dân chưa quen với việc sản xuất theo hợp đồng, chưa tuân thủ quy trình, tiêu chuẩn, quy chuẩn sản xuất hàng hóa, chỉ quan tâm đến lợi ích trước mắt mà chưa thấy được lợi ích lâu dài về sản xuất, tiêu thụ ổn định...

Trước thực tế đó, để tiếp tục phát triển, nhân rộng các mô hình sản xuất ứng dụng tiến bộ KHCN, huyện Bá Thước đang tập trung chỉ đạo, huy động các nguồn lực xây dựng các mô hình nông nghiệp ứng dụng CNC, quy mô lớn như sản xuất trong nhà lưới, nhà màng; đấu mối với các vụ, viện, ngành chức năng lựa chọn đưa các giống mới có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất. Cùng với đó, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, hình thành chuỗi liên kết từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm, nhằm đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng quy mô, chất lượng, giá trị tăng, an toàn, hiệu quả. Đặc biệt là việc ứng dụng KHCN để phát triển các sản phẩm nông nghiệp đặc sản, có lợi thế của huyện đáp ứng nhu cầu thị trường.

Trong giai đoạn 2021-2025, huyện Bá Thước tiếp tục vận dụng các chính sách khuyến khích, hỗ trợ để thúc đẩy, nâng nhanh diện tích sản xuất nông nghiệp ứng dụng CNC, chủ yếu là phát triển trồng trọt trong nhà lưới, nhà màng, phát triển vùng cây ăn quả mang thương hiệu Bá Thước, chăn nuôi trang trại quy mô lớn, chăn nuôi an toàn sinh học. Đồng thời, phối hợp với các công ty, đơn vị để rà soát lại các vùng nguyên liệu có độ dốc trên 15 độ, trồng mía kém hiệu quả để chuyển đổi sang trồng các loại cây có múi, cho giá trị kinh tế cao. Tập trung phát triển 400 ha cây ăn quả như: cam, bưởi, quýt Hoi (diện tích phát triển cây quýt Hoi khoảng 50 ha), trong đó diện tích cây ăn quả như cam, bưởi tập trung trồng phát triển tại các xã: Lũng Cao, Lương Nội, Điền Quang; diện tích phát triển cây quýt Hoi tập trung tại các xã Thành Sơn, Thành Lâm, Ban Công, Cổ Lũng, Lũng Niêm. Tiếp tục phát triển diện tích trồng rau, củ, quả đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm với diện tích 100 ha, trong đó tập trung trồng khoảng 90 ha tại các xã Cổ Lũng, Điền Lư, Điền Trung, Thành Lâm, Thành Sơn và thị trấn Cành Nàng được chứng nhận an toàn thực phẩm (quy mô từ 0,5 ha trở lên), ưu tiên phát triển các loài rau bản địa đặc trưng, các loại măng...; xây dựng mới 20.000m2 nhà màng, nhà lưới theo tiểu chuẩn VietGAP để trồng rau, các loại dưa an toàn thực phẩm, các loại hoa. Tập trung phát triển các giống lúa đặc sản tại địa phương như: lúa nếp hạt cau, nếp cái hoa vàng... vừa tạo cảnh quan du lịch, vừa có sản phẩm đặc trưng phục vụ khách tham quan, du lịch tại địa phương. Trong chăn nuôi, xây dựng mới ít nhất 10 cơ sở chăn nuôi gà ri quy mô hộ gia đình, gia trại theo hình thức bán chăn thả, nuôi dưới tán rừng trồng đạt trên 300.000 con tập trung tại các xã Ái Thượng, Điền Quang, Điền Trung, Ban Công; tiếp tục phát triển tổng đàn, chất lượng giống, thịt vịt Cổ Lũng, trong đó phát huy kết quả công nhận chỉ dẫn địa lý đối với giống vịt Cổ Lũng để xây dựng các sản phẩm OCOP từ vịt Cổ Lũng...

Chú trọng phát triển nông nghiệp CNC, hoạt động khuyến nông, việc đầu tư đổi mới, cải tiến công nghệ và đẩy mạnh các hình thức sản xuất theo chuỗi, theo hướng liên kết giữa các tổ chức và nông dân để nâng cao hiệu quả sản xuất, năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, đưa nền nông nghiệp huyện Bá Thước phát triển bền vững và hiệu quả.


Nguồn tin: Báo Thanh Hóa,   Tác giả: Trường Giang
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 28229


Theo dòng sự kiện:
 Triển khai kế hoạch tổ chức Hội thi Sáng tạo kỹ thuật Thanh Hóa lần thứ 13 (2022-2023) (02/02/23)
 Agribank Bắc Thanh Hóa hỗ trợ nông dân, doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn (02/12/22)
 Nông thôn mới thông minh - bước tiến và những thách thức ban đầu (28/11/22)
 Hướng dẫn, hỗ trợ đưa các doanh nghiệp, hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử Postmart.vn (28/11/22)
 Thúc đẩy chuyển đổi số trong nông nghiệp (28/11/22)
 Lan tỏa chuyển đổi số ở HTX để phát triển kinh tế tập thể (28/11/22)
 Phối hợp hỗ trợ nông dân chuyển đổi số (17/04/22)
 Bưu điện Việt Nam và Hội Nông dân Việt Nam hợp tác hỗ trợ nông dân chuyển đổi số (09/03/22)
 Hội nghị triển khai các nội dung hợp tác trong lĩnh vực chuyển đổi số ngành Nông nghiệp tại VNPT Thanh Hóa (03/03/22)
 Tích cực hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số (23/02/22)


Các tin khác:
 Nỗi lo hệ thống đê điều, hồ đập trong mùa mưa, bão (25/09/2020)
 Hiệu quả mô hình nuôi chạch lấu (25/09/2020)
 Tài liệu Hội thi sáng tạo (28/07/2020)
 Thanh Hóa xây dựng nền nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững (25/04/2020)
 Thành công bước đầu từ công nghệ cắt ghép cây ăn quả (23/03/2020)
 Lợi ích khi sử dụng dịch vụ công trực tuyến (18/03/2020)
 Hội nghị giới thiệu phần mềm kết nối cung cầu sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn (14/07/2019)
 Kỹ thuật nuôi cá 'hot' nhất hiện nay (03/07/2019)
 Biện pháp xử lý, tiêu hủy lợn mắc bệnh DTLCP bằng phương pháp đốt (03/07/2019)
 Quy trình sản xuất giá thể mạ khay và phương pháp sản xuất mạ khay (03/07/2019)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang