Số lượt truy cập
Hôm nay 46910
Hôm qua 39190
Tuần này 151614
Tháng này 3189440
Tất cả 192985024
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ năm, 27/06/2019
Xây dựng nông thôn mới với phát triển du lịch

Xây dựng nông thôn mới với phát triển du lịch

Sự tham gia trực tiếp của bà con nông dân trong việc phục vụ du khách thông qua hoạt động du lịch cộng đồng đã tạo nên sự phong phú, hấp dẫn của các sản phẩm du lịch. Đồng thời giúp cho người nông dân tăng thu nhập, thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội tại nhiều địa phương.

 

Mô hình hiệu quả

Phong trào nông thôn mới đã tạo ra những mô hình nông nghiệp gắn với du lịch sinh thái; điển hình như ở một số địa phương: Quảng Ninh, Ninh Bình, TP. Cần Thơ, Sơn La, Lào Cai, Hà Giang, Thái Bình, Quảng Nam, Đồng Tháp…

Với hướng khai thác này, du khách sẽ được tham gia nhiều hoạt động trải nghiệm gắn với nông nghiệp–nông dân–nông thôn.

 

 

 

 

 

 

Du khách quốc tế trải nghiệm làm nghề thủ công tại Cao Bằng.
Du khách quốc tế trải nghiệm làm nghề thủ công tại Cao Bằng.

 

 

 

 

 

 

 

Ông Đặng Văn Cường (Trưởng phòng Truyền thông và Hợp tác quốc tế, Văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương) cho biết: Xây dựng NTM sau 7 năm đã tạo nên diện mạo mới, đặc biệt là hạ tầng, tạo một môi trường thuận lợi cho việc phát triển du lịch nông nghiệp tại các làng nghề nông lâm ngư nghiệp truyền thống ở nước ta. Ngược lại, du lịch nông nghiệp sẽ là động lực thúc đẩy cho việc thực hiện phong trào NTM với tốc độ vừa nhanh vừa bền vững do không những tham gia tích cực vào việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế, mở rộng đầu ra của sản phẩm mà còn bảo tồn được các giá trị văn hóa gốc của nông thôn hoặc giá trị về thương hiệu hàng hóa đặc thù.

Hiện nay, một số tour du lịch cộng đồng gắn với vùng trung du, vùng núi phía Bắc đã trở thành “thương hiệu” của vùng như tour trải nghiệm, thăm quan nông trường Mộc Châu; tour du lịch ngắm ruộng bậc thang, thăm quan bản làng tại Hòa Bình, Sơn La, Lào Cai, Lai Châu… Tại miền Trung, du khách trong nước và quốc tế cũng rất thích những sản phẩm du lịch trải nghiệm các hoạt động nghề nông ở Hội An (Quảng Nam): làng rau Trà Quế, làng gốm Thanh Hà, làng rau An Mỹ, làng chài Cù Lao Chàm, làng bắp Cẩm Nam…

Không chỉ đem đến cho du khách cơ hội thư giãn, giải trí, hoạt động rèn luyện thể lực và tinh thần, gần gũi với thiên nhiên và trải nghiệm cuộc sống nhà nông, việc phát triển du lịch cũng tăng thu nhập cho người nông dân, góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế từ sản xuất nông nghiệp thuần túy sang dịch vụ, thay đổi diện mạo nông thôn Việt Nam.

Đầu tư nhân lực để phát triển bền vững

Xây dựng Chương trình quốc gia về phát triển du lịch nông nghiệp gắn với xây dựng NTM là một trong những yêu cầu đặt ra để có thể phát huy hết các giá trị của nông nghiệp, nông thôn trong phát triển du lịch. Chỉ khi có chính sách đồng bộ, việc chia sẻ lợi ích giữa các bên tham gia hoạt động du lịch nông nghiệp được minh bạch, trong đó, lợi ích kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường phải đảm bảo hài hòa giữa người dân địa phương, công ty du lịch và các bên liên quan mới có thể kích thích sự hưởng ứng từ nhiều phía.

Ông Vũ Quý Phương, Vụ trưởng Vụ Lữ hành (Tổng cục Du lịch) cho rằng, cần chú trọng tới không gian tổ chức các hoạt động du lịch nông nghiệp. Phải tạo được không gian làng quê với những giá trị truyền thống văn hóa đặc sắc, làng nghề truyền thống, giữ gìn và bảo tồn được các lễ hội và nền ẩm thực đặc trưng. Bên cạnh đó, khu vực khai thác hoạt động du lịch cần phải đảm bảo các yếu tố cảnh quan, môi trường, hệ thống đường giao thông, điện, cấp, thoát nước…

Quan trọng nhất vẫn là đầu tư vào con người. Đó là chủ thể tổ chức cung ứng hoạt động du lịch nông nghiệp: cá nhân, tổ chức có nguồn thu chủ yếu từ hoạt động sản xuất nông nghiệp, gồm chủ hộ, nhà vườn, chủ rừng, chủ trang trại, hợp tác xã nông nghiệp, tổ hợp tác, chủ doanh nghiệp nông nghiệp… Người dân địa phương sẽ là chủ thể gìn giữ và chia sẻ các giá trị văn hóa nông nghiệp với du khách. Ông Nguyễn Xuân Định, Trưởng ban Hợp tác quốc tế, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam cho rằng, việc thay đổi nhận thức cho người dân làm du lịch để họ giữ gìn và bảo tồn các giá trị văn hóa tốt đẹp của cộng đồng, khuyến khích họ tham gia thay vì cách làm “cho không”, như vậy mới đảm bảo tính bền 

Nguồn tin: Báo dân tộc
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 35102


Các tin khác:
 SỰ PHÁT TRIỂN CỦA MỘT LÀNG NGHỀ MỘC TRUYỀN THỐNG (08/09/2014)
 Tối 27/9, tại Hà Nội đã diễn ra lễ khai mạc Hội chợ Nông sản và Thủ công mỹ nghệ khu vực phía Bắc năm 2012, do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức. (15/10/2012)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang