Số lượt truy cập
Hôm nay 4012
Hôm qua 58866
Tuần này 167582
Tháng này 3205408
Tất cả 193000992
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ ba, 10/07/2012
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NỔI BẬT TRONG SẢN XUẤT LÚA VỤ CHIÊM XUÂN NĂM 2011/2012

Lường trước những thuận lợi, khó khăn, dự báo chính xác và chủ động ngay từ đầu vụ, UBND tỉnh đã chỉ đạo ngành Nông nghiệp và PTNT cùng với các cấp, các ngành từ tỉnh đến huyện triển khai nhiều biện pháp kịp thời, thiết thực và có hiệu quả. Công tác chỉ đạo điều hành từ tỉnh đến huyện và cơ sở tập trung vào một số biện pháp chủ yếu, như: chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu mùa vụ gắn với đổi mới cơ cấu giống; tập trung chống rét và có đủ mạ gieo cấy hết diện tích; thực hiện tốt công tác quản lý chất lượng giống và vật tư, phân bón; thực hiện tốt công tác điều tra dự tính, dự báo sâu bệnh, phát hiện kịp thời và chỉ đạo quyết liệt công tác phòng trừ sâu bệnh; triển khai kịp thời các biện pháp chống hạn bảo vệ lúa. Bên cạnh đó có sự nỗ lực cố gắng vượt bậc của nông dân trong toàn tỉnh nên vụ lúa Chiêm Xuân đã đạt được những kết quả thắng lợi toàn diện và vượt bậc.

Diễn biến thời tiết khí hậu vụ Chiêm Xuân 2011/2012 có những đặc điểm nổi bật như sau: Năm Nhâm Thìn 2012 nhuận hai tháng 4, ngày Lập Xuân 4/2/2012 vào ngày 13/1 âm lịch. Từ đầu vụ đến giữa tháng 3/2012, khu vực Thanh Hóa chịu ảnh hưởng từ 10 đến 12 đợt không khí lạnh, trong đó có 6 đợt gây rét đậm, rét hại. Tuy không bị rét hại kéo dài như vụ Xuân năm 2011, nhưng từ đầu vụ đến nay nền nhiệt độ phổ biến ở mức thấp hơn so với TBNN và thấp hơn so với cùng kỳ năm 2011. Vì vậy, các loại cây trồng vụ Chiêm Xuân sinh trưởng phát triển chậm, vụ Chiêm Xuân thu hoạch muộn hơn so với thường kỳ khoảng 10 ngày. Từ cuối tháng 3 đến giữa tháng 4/2012, trong điều kiện thời tiết mưa, nắng xen kẽ, trời âm u nhiều làm cho các đối tượng sâu bệnh phát triển, đã gây hại trên lúa Chiêm Xuân, đặc biệt là bệnh đạo ôn. Bệnh đạo ôn đã xuất hiện hầu hết ở các huyện với tổng diện tích nhiễm bệnh là 1.316,4 ha trong đó nhiễm nặng 33,8 ha tập trung trên các giống Nếp, BC15, Xi23,… tỷ lệ hại phổ biến 5-12%, cao 50% (cấp 1,3), cục bộ có những ruộng tỷ lệ lá bị hại lên tới 80% và đã có cháy chòm, cháy ổ. Ngoài ra, một số loại sâu bệnh khác như sâu cuốn lá xuất hiện với mật độ trung bình 3-5 con/m2, cao 7-10 con/m2; sâu đục thân bướm 2 chấm,... Tại một số huyện diện tích lúa bị nhiễm bệnh đạo ôn, mức độ gây hại cao như: Nga Sơn (600 ha), Hoằng Hoá (117 ha), Thiệu Hoá (305,1ha), Tĩnh Gia (82,5 ha), Đông Sơn (50ha), … Đến cuối tháng 4, đầu tháng 5/2012 hạn xảy ra cục bộ ở nhiều địa phương, nhất là vùng các trạm bơm Bắc Sông Mã, một số xã vùng Nam Sông Mã và vùng cuối kênh hệ thống Sông Chu, có lúc lên đến 12.000 ha.

Lường trước những thuận lợi, khó khăn, dự báo chính xác và chủ động ngay từ đầu vụ, UBND tỉnh đã chỉ đạo ngành Nông nghiệp và PTNT cùng với các cấp, các ngành từ tỉnh đến huyện triển khai nhiều biện pháp kịp thời, thiết thực và có hiệu quả. Công tác chỉ đạo điều hành từ tỉnh đến huyện và cơ sở tập trung vào một số biện pháp chủ yếu, như: chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu mùa vụ gắn với đổi mới cơ cấu giống; tập trung chống rét và có đủ mạ gieo cấy hết diện tích; thực hiện tốt công tác quản lý chất lượng giống và vật tư, phân bón; thực hiện tốt công tác điều tra dự tính, dự báo sâu bệnh, phát hiện kịp thời và chỉ đạo quyết liệt công tác phòng trừ sâu bệnh; triển khai kịp thời các biện pháp chống hạn bảo vệ lúa. Bên cạnh đó có sự nỗ lực cố gắng vượt bậc của nông dân trong toàn tỉnh nên vụ lúa Chiêm Xuân đã đạt được những kết quả thắng lợi toàn diện và vượt bậc. Cụ thể:

 - Diện tích lúa gieo cấy vượt kế hoạch đề ra 122.614 ha (đạt 103,9% KH, bằng 100,3% so CK); năng suất cao và đồng đều ở cả vùng miền núi, đồng bằng và ven biển, năng suất lúa ước tính lần 2 đạt 64-65 tạ/ha (tăng 2,1 tạ/ha, và tăng 3,4% so với năm trước), sản lượng dự kiến 784.730 tấn. Trong đó:

+ Vùng đồng bằng, gồm 10 huyện, diện tích gieo cấy 66.818 ha, năng suất theo báo cáo lần 2 của các huyện đạt 70,5 tạ/ha, sản lượng tấn 471.078 tấn;

+ Vùng ven biển, gồm 6 huyện, diện tích gieo cấy 30.792 ha, năng suất theo báo cáo lần 2 của các huyện đạt 65,2 tạ/ha, sản lượng tấn 201.993 tấn;

+ Vùng miền núi, gồm 11 huyện, diện tích gieo cấy 24.824 ha, năng suất theo báo cáo lần 2 của các huyện đạt 54,2 tạ/ha, sản lượng tấn 134.501,6 tấn;

- Một số giống lúa lai chủ lực đạt năng suất cao, như: Nhị ưu 986, BTe-1, Nhị ưu 838, Nam Dương 99, N.ưu 69, GS9, Syn 6,... đều đạt năng suất bình quân trên 70 tạ/ha.

Tổng sản lượng lương thực vụ Đông Xuân năm 2011/2012 ước đạt 923.000 tấn, trong đó: sản lượng vụ Đông 68.261 tấn, sản lượng lúa vụ Chiêm Xuân 784.730 tấn, sản lượng ngô vụ Xuân 70.976 tấn.

Đạt được những kế quả trên theo chúng tôi, nổi bật nhất là những vấn đề sau:

1. Tiếp tục chuyển dịch mạnh mẽ chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, cơ cấu trà lúa, giống lúa

- Trà lúa Xuân sớm chỉ còn gieo cấy 7.412 ha, chiếm 6 % tổng diện tích gieo cấy, giảm so với năm 2011 được 10% (năm 2011 là 16%); trà lúa Xuân chính vụ và trà Xuân muộn tăng lên 115.202 ha chiếm 94 % tổng diện tích (Xuân chính vụ 29%, Xuân muộn 65%); tăng hơn so với năm 2011 được 10%.

Nhiều huyện hầu hết diện tích gieo cấy trà lúa Xuân muộn cao như: Thọ Xuân, Yên Định đạt 100%; Nông Cống, Thiệu Hóa, Quảng Xương, Hoằng Hóa, Như Thanh, Vĩnh Lộc, Triệu Sơn, Đông Sơn, Cẩm Thủy, Hà Trung, Nga Sơn đạt trên 90%, ... Đặc biệt, Huyện ủy Nông Cống đã có Nghị quyết chuyên đề về chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, cơ cấu giống; Huyện ủy Đông Sơn, Như Thanh đưa việc chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, cơ cấu giống làm tiêu chí đánh giá việc hoàn thành nhiệm vụ của các cấp ủy Đảng và đảng viên phụ trách. Nhờ đó cơ cấu mùa vụ và cơ cấu giống đã có chuyển biến tích cực; thời vụ gieo cấy đảm bảo trong điều kiện thuận lợi nên có sự bùng phát về năng suất lúa.

- Nhóm giống lúa lai tăng nhanh, diện tích gieo cấy 77.644 ha, chiếm 64% tổng diện tích lúa, tăng 8.912 ha so với vụ Xuân năm 2011. Bộ giống gieo cấy đều là các giống lúa lai 3 dòng năng suất cao và có chất lượng gạo khá, chủ lực là BTE - 1, Nhị ưu 986, Nhị ưu 838, PHB 71, Syn6, GS9, Nghi hương 305, Nam Dương 99, N.ưu 69, ....

+ Giống lúa chất lượng tiếp tục ổn định với diện tích 20.579 ha, chiếm 17% tổng diện tích; gieo cấy bằng các giống có năng suất khá, chất lượng tốt, như: RVT, Trân Châu hương, QR1, Nàng Xuân, LT2, Bắc thơm 7, Hương thơm 1, Nếp 97, Nếp 87, Nếp 98. Giá bán bán cao (bằng 1,3- 1,5 lần lúa thường), thị trường rộng và nhu cầu lớn đã mang lại hiệu quả rõ rệt trong sản xuất.

+ Các giống lúa thuần 24.391 ha, chiếm 19% tổng diện tích: BC 15, Q5, Khang dân 18, Khang dân đột biến; các giống có thời gian sinh trưởng dài, dễ bị nhiễm sâu bệnh như 13/2, Xi 23, X21 được giảm nhiều và gieo cấy ở các khu vực chân đất sâu.

+ Việc trình diễn, chọn lọc các giống lúa mới như có nhiều triển vọng cũng đạt kết quả tốt, như: ZZD001, Đại dương 8, N ưu 89, Xuyên hương 178, Thanh hoa 1, Hồng đức 9, BG1, BG6,..... Đặc biệt giống lúa ZZD 001 gieo cấy ở các xã Thiệu Vận, Thiệu Lý (Thiệu Hóa) cho năng suất đạt trên 11 tấn/ha.

2. Các tiến bộ kỹ thuật, các biện pháp kỹ thuật canh tác tiên tiến được áp dụng mạnh mẽ

- Chương trình xây dựng vùng lúa năng suất, chất lượng hiệu quả cao cho đến nay đã hoàn thành việc tập huấn kỹ thuật thâm canh lúa được 4.050 lớp cho 200.250 lượt cán bộ và nông dân trong vùng và phát trên 2 vạn tờ rơi kỹ thuật thâm canh lúa đã có tác dụng thiết thực trong nhận thức và hành động của nông dân.

- Công tác hướng dẫn, tuyên truyền được đẩy mạnh trên tất cả các phương tiện thông tin đại chúng và bằng nhiều hình thức khác nhau, từ thôn, xã đến huyện, tỉnh được triển khai thống nhất vào từng thời điểm quan trọng đã được phát huy có hiệu quả. Tăng cường công tác phổ biến trên các phương tiện, biểu dương các đơn vị làm tốt, lưu ý, nhắc nhở các đơn vị làm chưa tốt đã tạo ra động lực thúc đẩy sản xuất phát triển

- Các tiến bộ kỹ thuật trong những vụ trước đã thủ nghiệm thành công  tiếp tục được đưa vào nhân rộng trên địa bàn như kỹ thuật bón phân viên nén cho lúa, cây theo hiệu ứng đường biên, ...đã mang lại hiệu quả cao cho sản xuất; đồng thời tiếp tục thử nghiệm các tiến bộ kỹ thuật về giống, biện pháp kỹ thuật mới để đánh giá và nhân rộng trong các vụ tiếp theo, điển hình là xây dựng thành công mô hình cơ giới hoá đồng bộ trên lúa, trình diễn các giống lúa mới như ZZD001, Đại dương 8, N ưu 89, Xuyên hương 178, Thanh hoa 1, Hồng đức 9...

- Các biện pháp canh tác tiên tiến được triển khai và áp dụng đã mang lại hiệu quả cao trong sản xuất lúa:

+ Mô mô hình cơ giới hóa đồng bộ được nhiều địa phương hưởng ứng và tham gia tích cực, toàn tỉnh đã có hơn 600 ha lúa thực hiện mô hình cơ giới hóa đồng bộ do ngân sách tỉnh, huyện, các công ty và HTX bỏ vốn để triển khai, gồm, các mô hình tiêu biểu: Xã Phú Lộc 50 ha, xã Lộc Sơn, huyện Hậu Lộc 20 ha, sử dụng các giống: Nhị ưu 986, D ưu 527, năng suất ước đạt 74- 82 tạ/ha, cao hơn so với sản xuất truyền thống 8-11 tạ/ha. Các xã Yên Thái, Định Hòa huyện Yên Định, mỗi xã 50 ha, sử dụng các giống: Syn 6, năng suất ước đạt 80-82 tạ/ha, cao hơn so với sản xuất truyền thống 12 tạ/ha. Xã Vĩnh Yên, huyện Vĩnh Lộc: 50 ha, sử dụng các giống: Nhị ưu 986, D ưu 527, năng suất ước đạt 76-80 tạ/ha, cao hơn so với sản xuất truyền thống 8 tạ/ha. Các xã Xuân Thọ, Minh Dân, huyện Triệu Sơn mỗi xã 50 ha, sử dụng các giống: Nhị ưu 986, D ưu 527, năng suất ước đạt 84 tạ/ha, cao hơn so với sản xuất truyền thống 8-12 tạ/ha. Các xã Tây Hồ, Xuân Trường, huyện Thọ Xuân mỗi xã 40 ha, sử dụng các giống: Nhị ưu 986, Syn 6, Nhị ưu 986, D ưu 527, BTE-1; năng suất ước đạt 80-82 tạ/ha, cao hơn so với sản xuất truyền thống 9,6 tạ/ha.

Kết quả thực hiện mô hình ở các địa phương: Đối với lúa thuần năng suất cao hơn so với thông thường 800-1.200 kg/ha. Hiệu quả cao hơn so với thông thường khoảng 8-9 triệu đồng/ha, trong đó: do năng suất tăng hơn được khoảng từ 4-5 triệu đồng/ha; do tiết kiệm chi phí nhân công khoảng 4 triệu đồng/ha. Hiện nay toàn tỉnh có khoảng 320 máy gặt đập liên hợp (trong đó, số máy được hỗ trợ từ vùng thâm canh lúa năng suất, chất lượng hiệu quả cao 200 chiếc); toàn tỉnh có 65 máy cấy lúa (trong đó Công ty Việt Mỹ có 30 máy).

- Việc thực hiện sử dụng phân viên nén và cấy lúa hàng rộng, hàng hẹp ngày càng được mở rộng: thấy lúa được bón phân viên nén sinh trưởng, phát triển tốt; tăng khả năng chống chịu sâu bệnh; bón phân không phụ thuộc vào thời tiết; giảm chi phí đầu tư về giống, phân bón, công lao động; hạn chế bốc hơi, rửa trôi phân; năng suất tăng từ 1,2-1,6 tấn/ha so với bón phân thông thường và được nông dân thừa nhận, đặc biệt là rất phù hợp với điều kiện đất đai của vùng miền núi. Kết quả sử dụng phân viên nén và cấy hàng rộng, hàng hẹp có ảnh hưởng rõ rệt đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lúa: Số nhánh và số bông hữu hiệu tăng (bình quân từ 8-10 bông/khóm); tỷ lệ hạt chắc/bông và khối lượng 1.000 hạt tăng từ 10-15%; năng suất trung bình tăng từ 20,6-33,9% so với phương pháp bón phân thông thường, đặc biệt có nhiều thửa ruộng năng suất đã đạt tới 100 tạ/ha.

Đặc biệt, tại huyện Như Thanh, qua nhiều năm thực hiện liên tục được mở rộng đến vụ chiêm xuân 2011/2012 toàn huyện đã có 17/17 xã, thị trấn áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới này với diện tích lúa bón phân viên nén tăng lên 1.922 ha trên tổng diện tích 2.937 ha lúa toàn huyện đưa năng suất lúa của huyện miền núi này đạt trên 60 tạ/ha, đạt cao nhất từ trước đến nay.

3. Chất lượng các hoạt động dịch vụ nông nghiệp tiếp tục được cải thiện

- Công tác cơ giới hoá trong sản xuất tiếp tục đẩy mạnh, hầu hết diện tích đất đã được làm bằng máy, các máy móc thiết bị phục vụ sản xuất được doanh nghiệp và nông dân đầu tư mạnh như máy cấy, dàn sạ kéo tay, máy bơm thuốc sâu động cơ, máy gặt đập liên hợp..

- Vai trò của HTX dịch vụ Nông nghiệp thể hiện rõ nét hơn trong việc cung ứng các dịch vụ về vật tư, giống, phân bón, khoa học kỹ thuật và tham gia chỉ đạo sản xuất điều hành nước, chỉ đạo phòng trừ sâu bệnh.

4. Sự đóng góp của các doanh nghiệp đối với sản xuất

 - Các công ty sản xuất, kinh doanh giống, phân bón, thương mại sản phẩm đã tích cực liên kết với các HTX và nông dân trong việc cung ứng, cho ứng giống, vật tư phục vụ SX. Trước hết là việc cung ứng đủ giống, phân bón có chất lượng tốt kịp thời vụ cho nông dân gieo cấy và chăm sóc.

- Đã hình thành một số “Liên minh sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm”, tạo thành 1 chuỗi khép kín mang lại hiệu quả cho nông dân và doanh nghiệp như: Liên minh lúa giống giữa các HTX ở Yên Định với các công ty giống gần 1000 ha; Liên minh ớt; Liên minh lúa, gạo hàng hóa, hình thành các điểm thu mua, chế biến lúa gạo tập trung. Qua đó đã hình thành mối quan hệ lợi ích hài hòa giữa doanh nghiệp và nông dân, nâng cao năng lực cho các bên tham gia liên minh.

- Các doanh nghiệp có sự phối hợp chặt chẽ với ngành Nông nghiệp và PTNT, các địa phương và nông dân xây dựng các mô hình trình diễn, giới thiệu sản phẩm giống, phân bón để vừa mang lại lợi ích kinh tế cho nông dân, vừa đánh giá, khẳng định được chất lượng và hiệu quả của sản xuất lúa.

5. Sự điều hành có hiệu quả của các cấp, các ngành

Chỉ đạo quyết liệt các giải pháp để giành thắng lợi các mục tiêu đề ra. Các địa phương cơ sở đã xây dựng cụ thể kế hoạch sản xuất và tổ chức triển khai thực hiện đạt và vượt kế hoạch; Sở Nông nghiệp và PTNT đã chủ động tham mưu kịp thời, sát, đúng cho UBND tỉnh các giải pháp chỉ đạo và phối hợp với UBND các huyện triển khai thực hiện tốt các giải pháp đề ra; tại các thời điểm nhạy cảm đối với sản xuất đều có các văn bản hướng dẫn và chỉ đạo cơ sở các biện pháp khắc phục hiệu quả, như: chỉ đạo gieo mạ che phủ ni lon, chống rét cho mạ, điều hành quyết liệt nước tưới và công tác phòng trừ bệnh đạo ôn, rầy các loại,...

6. Công tác quản lý nhà nước về chất lượng vật tư hàng hóa nông nghiệp

Công tác quản lý nhà nước về giống cây trồng, phân bón năm 2012 đã từng bước đi ổn định đi vào nề nếp. Trong phạm vi chức năng nhiệm vụ được giao, Sở Nông nghiệp và PTNT đã chủ động cùng với các sở, ban, ngành liên quan và UBND các huyện phối hợp thanh tra, kiểm tra chất lượng giống cây trồng, phân bón bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người nông dân.

Đối với các doanh nghiệp có các sản phẩm chất lượng tốt, Sở Nông nghiệp và PTNT đã tạo mọi điều kiện để phát triển nhằm mang lại cả lợi ích cho người dân và doanh nghiệp.

Đối với những doanh nghiệp có vi phạm về chất lượng được xử lý nghiêm theo đúng các quy định của pháp luật. Tạo môi trường thông thoáng và lành mạnh trong sản xuất kinh doanh.

Nhờ đó, mặc dù trong điều kiện có nhiều biến động của thời tiết, giá cả,... sản xuất ngành trồng trọt vẫn phát triển mạnh và toàn diện cả về diện tích, năng suất, sản lượng và hiệu quả kinh tế, góp phần hoàn thành các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

KẾT QUẢ DIỆN TÍCH, NĂNG SUẤT,

SẢN LƯỢNG CÂY LƯƠNG THỰC VỤ XUÂN NĂM 2012

TT

Tên huyện

Cây lúa

Ngô

DTGT (ha)

NSDK (tạ/ha)

SL (tấn)

DTGT (ha)

NSDK (tạ/ha)

SL (tấn)

 

Toàn tỉnh

122.614,0

65,9

807.572,6

16.702,0

41,9

70.009,4

 

Miền Núi

24.824,0

54,2

134.501,6

10.644,0

38,6

41.120,5

1

Cẩm Thuỷ

3.763,0

57,5

21.637,3

2.139,0

41,9

8.962,4

2

Ngọc Lặc

3.104,0

54,3

16.854,7

2.189,0

43,5

9.522,2

3

Lang Chánh

1.182,0

44,3

5.236,3

438,0

36,0

1.576,8

4

Như Xuân

2.440,0

54,0

13.176,0

329,0

37,0

1.217,3

5

Như Thanh

2.937,0

60,0

17.622,0

262,0

38,0

995,6

6

Thường Xuân

2.424,0

52,0

12.604,8

284,0

50,0

1.420,0

7

Bá Thước

2.317,0

50,1

11.608,2

1.312,0

32,2

4.224,6

8

Quan Hoá

779,0

50,2

3.910,6

1.670,0

39,0

6.513,0

9

Quan Sơn

672,0

43,0

2.889,6

818,0

20,0

1.636,0

10

Mường Lát

503,0

55,0

2.766,5

 

 

0,0

11

Thạch Thành

4.703,0

55,7

26.195,7

1.203,0

42,0

5.052,6

 

Đồng bằng

66.818,0

70,5

471.078,0

3.349,0

46,1

15.429,4

12

Thành phố

1.322,0

58,0

7.667,6

10,0

50,0

50,0

13

Bỉm Sơn

778,0

61,0

4.745,8

33,0

42,0

138,6

14

Thọ Xuân

7.519,0

74,0

55.640,6

677,0

45,0

3.046,5

15

Đông Sơn

5.751,0

67,0

38.531,7

 

 

0,0

16

Nông Cống

10.671,0

69,5

74.163,5

 

 

0,0

17

Triệu Sơn

10.401,0

72,0

74.887,2

199,0

41,0

815,9

18

Hà Trung

6.658,0

64,0

42.611,2

566,0

42,0

2.377,2

19

Yên Định

9.811,0

76,0

74.563,6

635,0

53,0

3.365,5

20

Thiệu Hoá

8.970,0

73,5

65.929,5

526,0

47,0

2.472,2

21

Vĩnh Lộc

4.937,0

65,5

32.337,4

703,0

45,0

3.163,5

 

Ven biển

30.972,0

65,2

201.993,0

2.709,0

49,7

13.459,5

22

Sầm Sơn

221,0

38,0

839,8

 

 

0,0

23

Quảng Xương

9.609,0

72,0

69.184,8

317,0

45,0

1.426,5

24

Nga Sơn

4.047,0

63,1

25.536,6

483,0

47,0

2.270,1

25

Hoằng Hoá

7.590,0

64,0

48.576,0

1.251,0

56,0

7.005,6

26

Hậu Lộc

5.142,0

65,0

33.423,0

367,0

45,0

1.651,5

27

Tĩnh Gia

4.363,0

56,0

24.432,8

291,0

38,0

1.105,8

 

Nguồn tin: Phòng Trồng trọt
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 64165


Theo dòng sự kiện:
 Phát triển cây trồng vụ đông theo hướng an toàn thực phẩm (07/11/22)
 Bộ Trưởng Bộ Nông nghiệp Cu Ba tham quan, trao đổi kinh nghiệm với Nhà máy chế biến tinh bộ sắn Phúc Thịnh (03/10/22)
 Thiệu Hóa chuẩn bị các điều kiện sản xuất vụ đông (07/09/22)
 Phát triển vùng lúa thâm canh năng suất, chất lượng cao ở khu vực miền núi (16/08/22)
 Đồng chí Cao Văn Cường, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT đi kiểm tra công tác phát triển cây gai nguyên liệu năm 2022 và các năm tiếp theo trên địa bàn huyện Như Thanh và Nông Cống (25/07/22)
 Như Thanh tập trung lãnh đạo phát triển vùng nguyên liệu cây gai xanh (18/07/22)
 Hội thảo xác định thích nghi, xây dựng phương án chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên địa bàn huyện Thạch Thành (15/04/22)
 Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT tham gia đoàn công tác kiểm tra tình hình sản xuất (11/02/22)
 Phạm vi phân bố và mức độ gây hại của bệnh khảm lá sắn tại Thanh Hóa (26/12/21)
 Giải pháp phát triển bền vững cây sắn trên địa bàn Thanh Hóa (23/12/21)


Các tin khác:
 Hội nghị Triển khai Quyết định số 2933/QĐ-UBND ngày 09/9/2014 của Chủ tịch UBND tỉnh về phê duyệt kinh phí hỗ trợ mua giống ngô, khoai tây gieo trồng vụ Đông 2014-2015 (17/09/2014)
 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NỔI BẬT TRONG SẢN XUẤT LÚA VỤ CHIÊM XUÂN NĂM 2011/2012 (10/07/2012)
 Định hướng cơ cấu - Mùa hè gieo trồng vụ xuân 2008 (18/09/2008)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang