Số lượt truy cập
Hôm nay 13920
Hôm qua 58866
Tuần này 177490
Tháng này 3215316
Tất cả 193010900
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ bảy, 18/04/2020
Phát triển nuôi tôm công nghiệp

Tôm thẻ chân trắng được xác định là đối tượng nuôi chủ lực trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản của tỉnh. Các địa phương trong tỉnh đang tập trung phát triển diện tích nuôi tôm công nghiệp, ứng dụng công nghệ cao, quản lý và kiểm soát tốt các yếu tố môi trường, dịch bệnh, nâng cao năng suất, sản lượng.

Hiện nay, huyện Hoằng Hóa đã phát triển được hơn 100 ha nuôi tôm thẻ chân trắng theo hướng công nghiệp. Phần lớn, các vùng nuôi tôm theo hướng công nghiệp ven sông Cung, sông Lạch Trường và một số diện tích nước mặn ven biển. Một số xã có diện tích nuôi tôm công nghiệp lớn, như: Hoằng Yến 52,43 ha; Hoằng Phụ hơn 30 ha... Tại các vùng nuôi, nhiều hộ nuôi đã đầu tư cơ sở hạ tầng, ứng dụng công nghệ cao vào nuôi tôm công nghiệp, có hệ thống mái che và nuôi ao phủ bạt. Để tạo điều kiện cho các hộ nâng cao hiệu quả nuôi trồng, các địa phương trong huyện đã chủ động nhập con giống có chất lượng về ương và cung ứng cho các chủ ao đầm. Hiện, vùng nuôi tôm theo hướng công nghiệp của huyện Hoằng Hóa cho năng suất trung bình 18 tấn/ha/năm, doanh thu đạt gần 2 tỷ đồng/ha/năm.

Phát triển nuôi tôm công nghiệp

Người dân xã Hoằng Yến (Hoằng Hóa) đầu tư nuôi tôm công nghiệp bằng bể nổi, cho năng suất cao.


Triển khai thực hiện Kế hoạch số 101/KH-UBND ngày 11-5-2018 của UBND tỉnh về phát triển ngành tôm tỉnh Thanh Hóa trở thành ngành sản xuất lớn, bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường sinh thái, các vùng nuôi tôm công nghiệp đã được quan tâm đầu tư xây dựng hoàn thiện kết cấu hạ tầng vùng nuôi tập trung tại các xã Minh Lộc, Hòa Lộc (Hậu Lộc); Nga Tân (Nga Sơn); Thanh Thủy (Tĩnh Gia); Hoằng Yến, Hoằng Phụ (Hoằng Hóa)... Đồng thời, khuyến khích các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất nuôi tôm công nghiệp đầu tư mở rộng quy mô, ứng dụng khoa học công nghệ cao, bằng công nghệ biofloc trong bể kín theo tiêu chuẩn VietGAP. Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về kỹ thuật, môi trường để hạn chế rủi ro về môi trường, dịch bệnh, tổ chức sản xuất nuôi tôm công nghiệp theo hướng liên kết các khâu trong chuỗi giá trị. Mặc dù, trên địa bàn tỉnh chưa chủ động sản xuất được giống tôm thẻ chân trắng, nhưng thị trường nguồn cung tôm giống khá dồi dào của các cơ sở ương dưỡng giống trong và ngoài tỉnh di ương về cung cấp cho người nuôi. Hiện diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng trên địa bàn tỉnh đã được các hộ nuôi xuống giống khoảng 20%.

Tuy nhiên, nghề nuôi tôm thẻ chân trắng tại các địa phương trong tỉnh vẫn còn gặp nhiều khó khăn, quy mô diện tích nuôi nhỏ lẻ, hệ thống ao nuôi còn nhiều bất cập, năng suất và hiệu quả kinh tế chưa ổn định, dịch bệnh vẫn xảy ra. Công tác quản lý chất lượng tôm giống còn nhiều hạn chế, chưa quản lý được số lượng, chất lượng giống di ương và dịch vụ tôm giống. Để từng bước khắc phục những khó khăn, tồn tại trong phát triển nuôi tôm công nghiệp, các ngành có liên quan của tỉnh, địa phương cần tập trung rà soát, xây dựng kế hoạch chuyển diện tích nuôi tôm sú quảng canh, cải tiến có các điều kiện phù hợp sang nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh. Đầu tư, nâng cấp hệ thống kênh cấp và thoát nước, cơ sở hạ tầng đầu mối bảo đảm tiêu chuẩn, thiết kế các hạng mục ao nuôi phù hợp nuôi tôm thẻ chân trắng theo quy trình VietGAP; khuyến khích các cơ sở sản xuất tôm giống trong tỉnh có đủ điều kiện sản xuất giống. Kiểm dịch, quản lý nghiêm ngặt chất lượng con giống trước khi cung cấp cho người nuôi; ứng dụng công nghệ tiên tiến, nhất là công nghệ sinh học cho sản xuất giống và nuôi thương phẩm. Thường xuyên quan trắc môi trường và kiểm soát chặt tình hình dịch bệnh tại các vùng nuôi tôm tập trung và giám sát chặt chẽ nguồn nước cấp, nước thải của các cơ sở nuôi tôm. Thay thế việc sử dụng hóa chất sang chế phẩm sinh học và không sử dụng thuốc kháng sinh trong sản xuất tôm công nghiệp.


Nguồn tin: baothanhhoa.vn
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 21099


Các tin khác:
 Tăng cường công tác phòng, chống khai thác hải sản IUU (15/04/2020)
 Giám sát các vùng nuôi ngao tập trung (08/04/2020)
 Phát triển chế biến thủy hải sản gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm (20/03/2020)
 Thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho người và tàu cá hoạt động trên biển (18/03/2020)
 Triển khai các chính sách tín dụng khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn (05/03/2020)
 Áp dụng chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản (05/03/2020)
 “Quả ngọt” từ Nghị quyết 04 (05/03/2020)
 Phát triển HTX nuôi trồng thủy sản - còn nhiều khó khăn (05/03/2020)
 Tăng cường quản lý các cơ sở đóng mới, sửa chữa tàu cá (05/03/2020)
 Chấn chỉnh công tác xác nhận, chứng nhận thủy sản khai thác trên địa bàn tỉnh (03/03/2020)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang