Số lượt truy cập
Hôm nay 7848
Hôm qua 58866
Tuần này 171418
Tháng này 3209244
Tất cả 193004828
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ năm, 30/03/2023
Mô hình “Chăn nuôi ngan gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm” trên địa bàn Thanh Hóa đạt hiệu quả kinh tế cao

Ngan vốn là con nuôi khá quen thuộc với bà con nông dân. Giá bán ngan thịt ổn định hơn so với các loại gia cần khác. Tuy nhiên, ngan là con vật dễ mẫn cảm môi trường, dễ mắc bệnh làm năng suất chăn nuôi đạt kém. Vì vậy qua nhiều thập niên, việc chăn nuôi ngan tại các hộ dân chỉ dừng ở quy mô nuôi nhỏ lẻ, manh mún. 

Để nâng cao hiệu quả kinh tế đối với đối tượng nuôi này, những năm gần đây, Trung tâm Khuyến nông Thanh Hóa đã triển khai thực hiện mô hình chăn nuôi ngan thịt gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm nhằm chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi ngan, tạo nguồn thực phẩm sạch phục vụ người tiêu dùng, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi.

Trong năm 2022, trung tâm đã triển khai thực hiện mô hình tại 3 điểm/3 xã: Định Bình – Yên Định, Đông Hoàng – Đông Sơn, Nga Trường – Nga Sơn, với quy mô 1.500 con/điểm, thực hiện tại 15 hộ, bình quân mỗi hộ nuôi 300 con. Tham gia mô hình, ngoài việc được hỗ trợ 50% kinh phí mua con giống, thức ăn. Ngoài ra các hộ còn được tham gia lớp tập huấn kỹ thuật, hội thảo, tổng kết đánh giá kết quả mô hình. Trong quá trình chăn nuôi các hộ được cán bộ chỉ đạo và cán bộ kỹ thuật của Trung tâm dịch vụ nông nghiệp, cán bộ Trung tâm Khuyến nông Thanh Hóa hướng dẫn, giúp đỡ.

Giống ngan cấp cho các hộ đều là ngan Pháp R71. Sau 3 tháng nuôi tỷ lệ nuôi sống của đàn ngan đạt 90,5-92,1%, trọng lượng trung bình ngan mái 2,5-2,7kg/con (70 ngày tuổi), ngan trống 4,5-4,7kg/con (ở 84 ngày tuổi), với giá bán trung bình 60.000-62.000đ/kg thu về từ 58 – 62 triệu đồng/hộ; trừ chi phí lãi cho lãi 7-11 triệu/hộ. Cao hơn 15-20% so với chăn nuôi đại trà (cùng thời gian chăn nuôi một số hộ ngoài mô hình cũng có chăn nuôi nhưng ngan bị chết nhiều, tỷ lệ nuôi sống đạt thấp, chậm lớn nên có lãi ít hoặc không có lãi).

Theo đánh giá của các hộ, ngoài hiệu quả kinh tế, cái đạt được lớn nhất là khi tham gia mô hình người dân mở mang thêm kiến thức chăn nuôi: trước hết là phải tìm được địa chỉ mua giống uy tín, đảm bảo đúng chất lượng giống, đặc biệt là phải thực hiện tốt các biện pháp kỹ thuật chăn nuôi: Sử dụng 100% thức ăn công nghiệp, chuồng trại phải luôn khô thoáng; máng ăn, máng uống đầy đủ và được vệ sinh thường xuyên. Khu chăn nuôi có hàng rào, lưới che chắn và điểm thay đổi lớn nhất là các hộ không còn cho đàn ngan uống nước ao hồ như trước mà cho ngan uống nước sạch... Ngoài ra các hộ liên kết với nhau cùng mua thức ăn, thuốc thú y...giảm chi phí đầu tư, hạ giá thành sản phẩm và bán ngan cho các thương lái lớn, không phải bán lẻ như trước. 

Chị Nguyễn Thị Sửu (Thôn Công Bình, xã Định Bình, huyện Yên Định) một chủ hộ chăn nuôi của mô hình chia sẽ: tham gia mô hình gia đình được cán bộ thường xuyên quan tâm hướng dẫn kỹ thuật từ việc chăm sóc đến vệ sinh phòng bệnh, qua đó gia đình đã áp dụng dễ dàng và mang lại hiệu quả thiết thực. Đàn ngan được tiêm phòng đầy đủ, đúng quy trình nên khỏe mạnh, ít mắc bệnh. Qua đó, việc sử dụng kháng sinh cho cũng hạn chế, đàn ngan không bị rụng lông giống các lứa nuôi khác của gia đình khi chưa tham gia mô hình. Đàn ngan của gia đình tỷ lệ nuôi sống, trọng lượng đạt và vượt yêu cầu đề ra, tỷ lệ tiêu tốn thức ăn cũng thấp hơn nên hiệu quả kinh tế mang lại cao hơn so với các hộ ngoài mô hình. Sau khi kết thúc mô hình, với 300 con trừ chi phí gia đình thu lãi 11 triệu đồng. Khi bán hết ngan mô hình, chị đã thực hiện dọn vệ sinh, để trống chuồng trại và đầu tư nuôi thêm lứa tiếp theo hiện tại đàn ngan được hơn hai tháng tuổi vẫn sinh trưởng phát triển tốt, tỷ lệ nuôi sống 93,8%.

Từ hiệu quả bước đầu của mô hình sẽ giúp các hộ có thêm kinh nghiệm trong chăn nuôi ngan thịt, lựa chọn được con giống tốt phù hợp với điều kiện của địa phương. Trong quá trình thực hiện mô hình đã tạo được liên kết giữa các hộ, ngan thịt khi xuất bán có hợp đồng bao tiêu nên người chăn nuôi yên tâm hơn khi sản xuất, góp phần giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân./.

Một số hình ảnh của mô hình

Tập huấn




Cấp giống





Nguồn tin: Hà Linh - TTKN
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 7142


Các tin khác:
 Nhân rộng mô hình chăn nuôi theo hướng hữu cơ tại xã Tam Chung huyện Mường Lát (30/03/2023)
 Thanh Hóa: Nhìn lại kết quả thực hiện các mô hình trồng trọt năm 2022 (30/03/2023)
  Bệnh đạo ôn lúa, nguyên nhân, biểu hiện và biện pháp phòng trừ  (02/02/2023)
  Đổi mới phương pháp tập huấn khuyến nông (16/12/2022)
 Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp: “Phát triển cây ăn quả theo chuỗi ứng dụng công nghệ cao”. (08/12/2022)
 Kết quả mô hình chăn nuôi gà thịt lông màu gắn với tiêu thụ sản phẩm (07/12/2022)
 Mô hình liên kết trong sản xuất khoai tây ở Hoằng Đông - Hoằng Hóa (30/11/2022)
 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả trong chăn nuôi gia cầm tại huyện Hậu Lộc. (17/11/2022)
 Nghiên cứu xây dựng quy trình kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá ngạch (Cranoglanis sinensis)  (17/11/2022)
 Một số biện pháp phòng chống sâu, bệnh hại Quế (03/11/2022)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang