Số lượt truy cập
Hôm nay 36789
Hôm qua 39190
Tuần này 141493
Tháng này 3179319
Tất cả 192974903
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ ba, 19/02/2019
Kỹ thuật chăn nuôi lợn sau cai sữa

Giai đoạn cai sữa là giai đoạn khó khăn, phức tạp nhất đối với đàn lợn con. Sau khi tách bày, lợn con sẽ không còn được sự bảo vệ nữa, tự mình nâng cao sức đề kháng cũng như tự phát triển. Khi nuôi heo con, giai đoạn cai sữa này chính là lúc nuôi hiệu quả nhất. Lợn có thể tăng trọng nhanh và tích lũy nạc tốt vì chế độ dinh dưỡng hợp ví với chuồng trại sạch sẽ, an toàn. Dưới đây là Kỹ thuật nuôi lợn con nhanh lớn sau khi cai sữa.

1. Đặc điểm và kỹ thuật cai sữa lợn con

Chỉ cai sữa cho lợn con khi lợn con đã ăn quen thức ăn tập ăn. Không cai sữa khi trong đàn đang có lợn con ốm. Lợn con có thể cai sữa sớm hoặc muộn phụ thuộc vào thể trạng của lợn mẹ và lợn con. Nên cai sữa cho lợn con trong khoảng 28 ngày tuổi đối với lợn lai; 21 ngày đối với lợn ngoại.

Trong thời gian từ 3 – 5 ngày trước khi cai sữa, hạn chế lượng thức ăn, nước uống hàng ngày của lợn mẹ, không cho lợn mẹ ăn rau xanh và củ quả để giảm dần tiết sữa.

Trước khi cai sữa lợn con từ 3 – 5 ngày, hạn chế dần số lần cho bú. Thời gian tách mẹ tốt nhất là vào ban ngày.

Khi cai sữa, nên để lợn con lại chuồng một thời gian để tránh lợn con không bị thay đổi môi trường đột ngột và chuyển lợn mẹ đi nơi khác nếu có điều kiện.

Tách mẹ ra khỏi đàn

Giảm nhẹ mức ăn của lợn con trong 3 – 4 ngày cai sữa đầu tiên để tránh tiêu chảy. Không thay đổi loại thức ăn cho lợn con vào ngày cai sữa. Tiếp tục cho lợn con ăn thức ăn tập ăn chất lượng cao trong 20 – 30 ngày tiếp sau cai sữa.

Khi lợn mẹ đã cạn sữa, cho ăn thức ăn đầy đủ dinh dưỡng, tăng lượng thức ăn cho lợn nái trong vòng 3 – 5 ngày và chuẩn bị tiếp tục cho phối giống.

Lợn con dễ bị stress (căng thẳng) sau khi cai sữa vì thiếu lợn mẹ và chuyển đổi khẩu phần ăn từ sữa sang thức ăn khô.

Bộ máy tiêu hoá của lợn con vẫn chưa phát triển đầy đủ. Lợn rất dễ mắc các bệnh về đường tiêu hoá.

Khả năng điều hoà thân nhiệt của lợn con còn kém. Sức đề kháng của cơ thể vẫn chưa cao. Cần chăm sóc lợn con cẩn thận, cho ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để lợn con phát triển tốt.

Lợn con cần được vận động nhiều để phát triển thể chất.

2. Chuẩn bị chuồng cho lợn:

Chuẩn bị chuồng cho lợn con sau cai sữa

Lợn con được nuôi trong một chuồng cần phải tương đương về độ tuổi và khối lượng thì mới có thể đảm bảo phát triển được đồng đều. Diện tích chuồng nuôi khoảng 0,4 – 0,45 m2/con. Mật độ khuyến cáo là nên nuôi từ 10-25 con/1 ô chuồng, nếu nhốt quá đông lợn dễ đánh nhau và khó kiểm soát khi có lợn bị ốm.

Chuồng nuôi phải khô ráo, ấm áp, được che chắn để tránh gió lùa.

Những ngày đầu lợn con mới tách mẹ nên giữ nhiệt độ chuồng nuôi tương đương với nhiệt độ chuồng nuôi trước cai sữa. Nhiệt độ thích hợp cho lợn con sau cai sữa từ 25 – 27độ C. Thay đổi đột ngột nhiệt độ chuồng nuôi sẽ rất có hại cho lợn con, đặc biệt vào mùa đông lợn dễ bị viêm phổi.

Quan sát đàn lợn để biết nhiệt độ chuồng nuôi.

– Lợn đủ ấm: Con nọ nằm cạnh con kia.

– Lợn bị lạnh: Nằm chồng chất lên nhau, lông dựng, mình mẩy run.

– Lợn bị nóng: Nằm tản mạn mỗi nơi 1 con, tăng nhịp thở.

3. Thức ăn và cách cho ăn

Đây là giai đoạn lợn con cần có chế độ dinh dưỡng tốt để có thể phát triển bộ xương và cơ bắp. 80% là tỷ lệ thức ăn tinh thích hợp trong giai đoạn sau cai sữa, nếu chúng ta cung cấp cho lợn khẩu phần ăn có lượng thức ăn tinh bột cao hơn 80% thì lợn con sẽ béo sớm và khả năng tăng trọng sẽ giảm.

Thức ăn cho lợn con sau cai sữa phải dễ tiêu, có hàm lượng dinh dưỡng cao, đủ chất, không bị ôi thiu, mốc… nên dùng thức ăn hỗn hợp cho lợn con sau cai sữa, có thể phối trộn từ bột ngô, bột đậu tương, gạo lứt, tấm xay, bột cá nhạt, bột xương…

Cách cho ăn khi cai sữa:

Ngày sau cai sữaThức ăn tập ăn (%)Thức ăn của lợn sau cai sữa (%)
Ngày thứ 11000
Ngày thứ 27525
Ngày thứ 35050
Ngày thứ 42575
Ngày thứ 50100

Sau cai sữa, quan sát nếu không thấy hiện tượng tiêu chảy, nâng dần lượng thức ăn theo mức ăn tăng của đàn lợn. Thông thường cho lợn ăn khẩu phần ăn tự do.

Máng ăn, máng uốngCần có máng uống riêng, đặt ở độ cao thích hợp, không để lợn con trèo vào đái, ỉa và uống phải nước bẩn mất vệ sinh. Chiều dài máng ăn khoảng 20 cm/đầu lợn và nên chia ngăn để tất cả lợn con có thể được ăn cùng một lúc. Chiều cao máng khoảng 12 – 13 cm, chiều rộng đáy khoảng 20 – 22 cm.

4. Tỷ lệ nước:

Kỹ thuật chăm sóc lợn con sau cai sữa

Để lợn con phát triển tốt thì tỷ lệ thức ăn và nước thích hợp sẽ là một trong những kỹ thuật nuôi lợn con sau cai sữa cần chú ý.

tỷ lệ thức ăn và nước thích hợp nhất là: cứ 1kg thức ăn tinh trộn với 0,5 kg nước sạch, tỷ lệ tối đa là 1:1, bên cạnh đó người chăn nuôi cũng phải cho lợn con uống nước đầy đủ theo hình thức tự do. Nếu khẩu phần ăn của lợn con tỷ lệ nước cao sẽ dẫn tới tiêu hóa kém và giảm khả năng hấp thu chất dinh dưỡng, protein, đồng thời thức ăn có nước nhiều cũng tạo nên nền chuồng bẩn, ẩm thấp và đàn lợn con cũng dễ nhiễm bệnh. Ngược lại sẽ gây nên thiếu nước cho heo con nếu tỷ lệ thấp.

Như vậy kỹ thuật chăm sóc lợn con rất quan trọng, nên chăm sóc lợn con theo khẩu phần ăn, tỷ lệ nước thích hợp và không nên thay đổi khẩu phần ăn đột ngột đồng thời nên duy trì ổn định các thao tác nuôi dưỡng hàng ngày. Như vậy thì lợn con mới có thể sinh trưởng và phát triển bình thường trong giai đoạn sau cai sữa.

5. Tiêm phòng cho lợn con:

Tiêm phòng cho lợn con chính là biện pháp kỹ thuật phòng ngừa các bệnh như tiêu chảy, viêm phổi,…. Hiệu quả ở lợn con sau cai sữa tốt nhất.

Bài viết liên quan:

Nguồn tin: Trung tâm NCUD KHKT chăn nuôi
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 18242


Các tin khác:
 Chăn nuôi lợn an toàn sinh học - giải pháp phát triển chăn nuôi bền vững và hiệu quả (16/01/2019)
 Kỹ thuật chăn nuôi gà giống (16/01/2019)
 Kỹ thuật chăn nuôi lợn nái (10/01/2019)
 Phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu năm 2018 thực hiện Dự án Cạnh tranh ngành chăn nuôi và an toàn thực phẩm, tỉnh Thanh Hóa (khoản vay bổ sung, vốn vay WB) (02/11/2018)
 Tổ hợp tác chăn nuôi Minh Sơn, xã Minh Sơn, huyện Triệu Sơn Thông báo kế hoạch lựa chọn nhà thầu (03/10/2018)
 Tổ hợp tác chăn nuôi Hoằng Thắng, xã Hoằng Thắng, huyện Hoằng Hóa Thông báo kế hoạch lựa chọn nhà thầu (03/10/2018)
 Tổ hợp tác chăn nuôi Quảng Hòa, xã Quảng Hòa, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa. Thông báo kế hoạch lựa chọn nhà thầu (03/10/2018)
 Kỹ thuật úm và chăm sóc gà con (18/09/2018)
 Bảo tồn giống bò Vàng Thanh Hóa (03/08/2018)
 Tổ hợp tác chăn nuôi Xuân Thành, xã Xuân Thành, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Thông báo kế hoạch lựa chọn nhà thầu (23/07/2018)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang