Số lượt truy cập
Hôm nay 42096
Hôm qua 39190
Tuần này 146800
Tháng này 3184626
Tất cả 192980210
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ năm, 15/04/2021
Kết quả nhân rộng mô hình nuôi trồng thủy sản thích ứng với biến đổi khí hậu tại Thanh Hóa

Hiện nay, tại xã Hoằng Phong đã hình thành một HTX với sự tham gia của 108 hộ. Phương thức nuôi chủ yếu quảng canh và quảng canh cải tiến (thả nuôi giống nhân tạo và cho ăn bổ sung bằng thức ăn là don, giắt, cá tạp...) đối tượng nuôi chính là tôm sú xen ghép với cua xanh, cá tự nhiên.... hình thức nuôi vẫn phụ thuộc vào tự nhiên như nguồn nước, thức ăn cho nên trong vùng chưa kiểm sóat được dịch bệnh, chất lượng nước ao nuôi...dễ phát sinh nhiều rủi ro, lợi nhuận của người nuôi trồng thủy sản thấp…

Từ kết quả của mô hình” Nuôi trồng thủy sản thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu” của dự án Hội nghề cá Thế giới tại xã Hoằng phong huyện Hoằng hóa đã xác định thêm đối tượng nuôi và hình thức nuôi mới, đó là cá rô phi đơn tính dòng cát phú, Đường Nghiệp... có tốc độ tăng trưởng nhanh, kích thước lớn, ăn tạp, ít dịch bệnh có khả năng thích nghi với điều kiện môi trường khắc nghiệt, có khả năng cải thiện môi trường ao nuôi và hạn chế dịch bệnh, hiệu quả kinh tế mang lại tăng 25-30% so với cách làm truyền thống.

.Mô hình được nuôi thử nghiệm ở 3 địa điểm chính như: 5 hộ vùng ngoại đê ; 15 hộ vùng nội đê; 10 hộ nuôi ở vùng nhiễm mặn( độ mặn <5‰). Kết quả sau 6 tháng triển khai mô hình;

+ Các hộ nuôi ở vùng Ngoại đê:   Mật độ thả xen ghép cá Rô phi đơn tính: 0,3con/m2, tôm sú: 5con/m2; cua xanh: 0,2con/m2 (cỡ cá rô phi thả: 110con/kg; tôm sú cỡ P23; cua xanh cỡ: 5cm/con). Trong quá trình nuôi các hộ chủ yếu dùng thức ăn tự nhiên trong ao với mục đích làm sạch ao nuôi như: rong nhớt; mành mành; rêu. Tuy nhiên  các hộ nuôi ở vùng ngoại đê do không kiểm soát được độ mặn nên tỷ lệ sống của cá rô phi thấp thấp, tuy nhiên số lượng cá rô phi còn lại cũng đã phát huy được vai trò như tác dụng  cải thiện môi trường ao nuôi, nâng cao tỷ lệ sống của tôm sú, cua xanh, năng suất tôm sú đạt 100-150kg, cua xanh 80-100 kg; cỡ tôm 20-30con/kg giá bán 250-300.000đồng /kg thu nhập tăng từ 20-30% so với những năm trước  không thả cá rô phi. Lợi nhuận tăng thêm  từ 40-45 triệu đồng/ha.

+ Các hộ nuôi ở vùng Nội đê:  Mật độ thả xen ghép cá Rô phi đơn tính: 0,3con/m2, tôm sú: 5con/m2; cua xanh: 0,2con/m2( cỡ cá rô phi thả: 110con/kg; tôm sú cỡ P23; cua xanh cỡ: 5cm/con).. Các hộ thực hiện mô hình đạt hiệu qủa kinh tế gấp 3 lần so với hộ ngoài mô hình như:

 -  Nguồn thu  cá rô phi nuôi trong ao với hệ số thức ăn thấp ( nguồn thức ăn chủ yếu là tận dụng thức ăn tự nhiên trong ao) và đồng thời nuôi cá rô phi giúp môi trường ao nuôi được cải thiện ; giảm dịch bệnh; giảm chi phí nhân công lao động để vớt rong nhớt; tăng tỷ lệ sống của tôm ; cua

+ Đối với các hộ nuôi ở nước nhiễm mặn:  Mật độ thả xen ghép cá Rô phi đơn tính: 0,5con/m2, tôm sú: 3con/m2 . Trong quá trình nuôi các hộ dùng thức ăn công nghiệp hoàn toàn và tận dụng phế phụ phẩm trong chăn nuôi để nuôi cá, do vậy phí giá thành cao hơn so với các hộ tận dụng được thức ăn tự nhiên trong ao ở vùng triều..Nhưng hiệu quả kinh tế  tăng từ 30-50% so với hộ nuôi nước ngọt như:  

- Chọn lựa được giống cá là dòng cá Cát Phú có tốc độ tăng trưởng nhanh; tỷ lệ sống cao.

-  Chất lượng thịt thơm ngon, dễ tiêu thụ. Giá thành sản phẩm tăng cao hơn từ 20-30% so với cá nuôi ở nước ngọt

- Trong quá trình nuôi chủ hộ đầu tư thức ăn công nghiệp có hàm lượng độ đạm cao đảm bảo tốc độ tăng trưởng của cá, rút ngắn thời gian nuôi tránh được thời tiết biến động như rét đậm; cá kém ăn tỷ lệ hao hụt lớn...

Từ thành công của mô hình nuôi tôm sú xen ghép cá rô phi đơn tính đã khuyến khích được bà con tham gia. Tại xã Hoằng phong, ngoài 25 hộ được sự hỗ trợ vật tư của dự án, đã có 13 hộ khác không được hỗ trợ 50% giống cá đã tham gia, ngoài ra đã có hơn 100 hộ trong toàn tỉnh cũng đã tự nguyện thả nuôi theo hình thức này như  Các xã Vùng triều như: xã Hoằng Yến; Hoằng Châu; Hoằng Phụ; Hoằng Lưu; Nga Tân; Quảng Chính; Quảng Trung; Quảng Khê..với diện tích nuôi lên tới 150ha./.

Nguồn tin: Hoàng Hằng - TTKN Thanh Hóa
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 15016


Các tin khác:
 Bệnh viêm da nổi cục trên Trâu bò (24/03/2021)
 Bệnh bại huyết trên vịt - ngan (24/03/2021)
 Kỹ thuật tỉa thưa chuyển hóa rừng thông gỗ nhỏ sang gỗ lớn keo tai tượng. (23/03/2021)
 Chủ động phòng trừ bệnh đạo ôn hại lúa xuân. (08/03/2021)
 Mô hình chăn nuôi thỏ thịt bằng chuồng trại khép kín. (04/03/2021)
 Hiệu quả bước đầu từ mô hình ứng dụng đồng bộ TBKT trong trồng thâm canh cây quế đạt năng suất chất lượng cao tại xã Xuân Lẹ - Thường Xuân - Thanh Hóa.  (04/03/2021)
 Trung tâm dịch vụ nông nghiệp thực hiện “mô hình chuyển đổi đất lúa sang trồng Đào phai cánh kép góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế” tại xã Hợp Lý. (04/03/2021)
 Làm giàu trên mảnh đất khó (04/03/2021)
 Hiệu quả từ mô hình: thâm canh lúa chế biến đạt năng suất cao gắn với tiêu thụ sản phẩm (04/03/2021)
 Thanh Hóa: Hiệu quả bước đầu mô hình thâm canh giống lạc mới L29 áp dụng biện pháp che phủ nilon (24/02/2021)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang