Số lượt truy cập
Hôm nay 80783
Hôm qua 58866
Tuần này 244353
Tháng này 3282179
Tất cả 193077763
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ tư, 29/04/2020
Thanh Hóa quyết liệt thực hiện các biện pháp xây dựng Chính quyền điện tử

Sáng 29-4, đồng chí Nguyễn Đình Xứng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo xây dựng Chính quyền điện tử tỉnh chủ trì hội nghị trực tuyến sơ kết 1 năm thực hiện Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 7-3-2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019 -2020, định hướng đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Đồng chí Nguyễn Đình Xứng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo xây dựng Chính quyền điện tử tỉnh phát biểu tại hội nghị.

Đồng chủ trì hộ nghị có đồng chí Mai Xuân Liêm, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó trưởng ban Thường trực Ban chỉ đạo. Dự hội nghị có đại diện lãnh đạo các ngành có liên quan của tỉnh và điểm cầu trực tuyến tại 27 huyện, thị xã, thành phố.


Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông báo cáo tại hội nghị.

Sau 1 năm thực hiện Nghị quyết 17 của Chính phủ, UBND tỉnh đã tập trung chỉ đạo, điều hành quyết liệt, đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm về xây dựng Chính quyền điện tử trên địa bàn tỉnh. Các sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố đã có những chuyển biến tích cực, từng bước thay đổi phương thức làm việc theo kiểu hành chính giấy tờ sang điều hành, xử lý công việc trên mạng, công khai, nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, nâng cao hiệu quả công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành trong cơ quan quản lý Nhà nước, phục vụ người dân, doanh nghiệp ngày càng tốt hơn.

Đại diện lãnh đạo Công an tỉnh phát biểu tại hội nghị.Hạ tầng, các ứng dụng công nghệ thông tin đã được triển khai đồng bộ, cơ bản đáp ứng hoạt động chỉ đạo, điều hành của cơ quan Nhà nước trên môi trường mạng, bảo đảm gửi nhận văn bản điện tử liên thông 4 cấp. Ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ người dân và doanh nghiệp ngày càng tốt hơn. Cổng thông tin điện tử tỉnh Thanh Hóa, hệ thống một cửa điện tử cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã góp phần hiện đại hóa nền hành chính, công khai, minh bạch trong giải quyết thủ tục hành chính của cơ quan Nhà nước, tạo thuận lợi mọi lúc, mọi nơi, tiết kiệm thời gian, chi phí cho người dân và doanh nghiệp. Đến nay, 100% các sở, ban, ngành cấp tỉnh, UBND cấp huyện, cấp xã đã thường xuyên điều hành, xử lý công việc trên hệ thống phần mềm quản lý văn bản và hồ sơ công văn. Tỷ lệ văn bản điện tử trên môi trường mạng của tỉnh đạt 96% (toàn quốc đạt 86,5%), tỷ lệ văn bản được ký số là 97%. Ước tiết kiệm chi phí 28 tỷ đồng/năm cho chi phí thời gian, in, gửi, phát hành văn bản của các cơ quan Nhà nước trên địa bàn tỉnh.

Đại diện Trung tâm phục vụ hành chính công tỉnh phát biểu tại hội nghị.Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã được vẫn còn tồn tại, hạn chế, các cơ sở dữ liệu của tỉnh còn rời rạc, chưa có sự chia sẻ, kết nối, liên thông với nhau và liên thông với các bộ, ngành trung ương. Tỷ lệ hồ sơ thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 đạt thấp. Kinh phí cho xây dựng Chính quyền diện tử còn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong chỉ đạo, điều hành, xử lý công việc của một số ngành cấp tỉnh, UBND cấp huyện, cấp xã còn hạn chế, chưa thường xuyên sử dụng phần mềm TD-Office và các phầm mềm khác để chỉ đạo, điều hành, xử lý công việc trên môi trường mạng.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Mai Xuân Liêm phát biểu tại hội nghị.Tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Mai Xuân Liêm đã nêu lên những tồn tại, khó khăn trong quá trình thực hiện Chính quyền điện tử trên địa bàn tỉnh để các sở, ngành cấp tỉnh và các địa phương thảo luận, đề xuất các giải pháp thực hiện Nghị quyết số 17/NQ-CP của Chính phủ trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới.

Phát biểu kết luận hội nghị, đồng chí Nguyễn Đình Xứng, Chủ tịch UBND tỉnh, nhấn mạnh: Sau khi Chính phủ ban hành Nghị quyết 17/NQ-CP, UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch hành động và nhiều văn bản khác để triển khai thực hiện Chính quyền điện tử cùng các dịch vụ đô thị thông minh. Đồng thời, thành lập và ban hành quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo xây dựng Chính quyền điện tử tỉnh. Tích cực triển khai Chính quyền điện tử, đô thị thông minh và kế hoạch chi tiết thực hiện dịch vụ công mức độ 3, mức độ 4. Tuy nhiên, việc quyết tâm của người đứng đầu của một số cơ quan, đơn vị vẫn còn hạn chế, chỉ số ứng dụng công nghệ thông tin trên môi trường mạng còn thấp.

hủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Đình Xứng, yêu cầu: Trước tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, các sở, ngành cấp tỉnh UBND huyện, thị xã, thành phố tăng cường thực hiện làm việc trên môi trường mạng, hạn chế tiếp xúc đông người. Đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành các dự án hạ tầng ứng dụng công nghệ thông tin trong chương trình xây dựng Chính phủ điện tử. Thực hiện tốt các dự án hạ tầng đang triển khai nhằm đáp ứng các chỉ tiêu của Nghị quyết 17/NQ-CP của Chính phủ đề ra, đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính. Phấn đấu 20% trở lên người dân và doanh nghiệp tham gia kết nối với Chính quyền điện tử. Hoàn thành 100% các chỉ tiêu dịch vụ công trực tuyến dịch vụ công mức độ 3, mức độ 4 mà UBND tỉnh đã có quyết định phê duyệt và 50% dịch vụ công trực tuyến sử dụng cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Để tạo đột phá trong xây dựng Chính quyền điện tử và đô thị thông minh, phấn đấu 100% cán bộ công chức trong bộ máy chính quyền từ cấp tỉnh đến cấp xã được Ban cơ yếu của Chính phủ cấp định danh ký điện tử. Từ 22-5-2020 trở đi, 100% văn bản, hồ sơ công việc do các sở, ngành, đơn vị cấp tỉnh thực hiện trên môi trường mạng. Từ 30-6 trở đi, 100% các văn bản, hồ sơ công việc của cấp huyện được xử lý trên môi trường mạng, từ 30-8-2020, 100% văn bản cấp xã phải được xử lý trên môi trường mạng. Từ 30-8-2020, toàn bộ hệ thống văn bản từ cấp tỉnh đến xã được xử lý trên môi trường mạng.

Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh lưu ý, 100% trang thông tin điện tử của các cơ quan Nhà nước từ tỉnh đến xã phải thường xuyên cập nhật thông tin mới. Từ 1-8-2020, 100% các sở, ngành cấp tỉnh, cấp huyện phải ứng dụng phòng họp không giấy tờ. Vì vậy, người đứng đầu các sở, ngành cấp tỉnh, địa phương phải trực tiếp ứng dụng và chỉ đạo cán bộ, nhân viên ứng dụng thực hiện và chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện của đơn vị mình. Những cán bộ, công chức không chịu ứng dụng và đào tạo ứng dụng thì thay thế người khác thực hiện. Từ chuyên viên trở lên phải lập hồ sơ, ký điện tử. Đây là tiêu chí trong bình xét thi đua khen thưởng trong đánh giá kết quả hoàn thành nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị. Xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm nên các sở, ngành, UBND huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch hoạt động chi tiết các công việc, các chỉ tiêu để thực hiện.

Sở Thông tin và Truyền thông là cơ quan thường trực phải tham mưu toàn diện và tăng cường kiểm tra việc thực hiện của các đơn vị. Sở Nội vụ, Sở Thông và Truyền thông phối hợp với Sở Tư pháp nghiên cứu, hướng dẫn thực hiện Nghị định một cách chặt chẽ. Các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố cụ thể hóa thực hiện dịch vụ công mức độ 3, mức độ 4. Sở Thông tin và tTruyền thông tổ chức tập huấn sử dụng các phần mềm ứng dụng giúp cho các đơn vị thực hiện.

Các cơ quan Báo Thanh Hóa, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh tích cực tuyên truyền nâng cao nhận thức về xây dựng Chính quyền điện tử và đô thị thông minh. Sở Thông tin và Truyền thông hợp tác với các đơn vị dịch vụ mạng bảo đảm hạ tầng thực hiện các hoạt động của Chính quyền điện tử. Ủng hộ các doanh nghiệp giới thiệu, lựa chọn các ứng dụng hiện đại trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội, dễ sử dụng, cạnh tranh về tài chính để UBND tỉnh xem xét ứng dụng. Sở Thông tin và Truyền thông và Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp tổ chức giao ban việc triển khai các dự án để có biện pháp xử lý khi có phát sinh xảy ra.

Liên quan đến xây dựng Trung tâm dữ liệu công nghệ thông tin của tỉnh, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Sở Thông tin và Truyền thông, Văn phòng UBND tỉnh lựa chọn cán bộ đủ phẩm chất để làm việc, xây dựng cơ chế đãi ngộ cho đội ngũ này và phương án bảo đảm an ninh mạng... Trên cơ sở kết luận, Sở Thông tin và Truyền thông nghiên cứu tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Chỉ thị hành động xây dựng Chính quyền điện tử và đô thị thông minh trên địa bàn tỉnh.

Nguồn tin: baothanhhoa.vn
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 14041


Các tin khác:
 Đoàn công tác Sở Nông nghiệp và PTNT kiểm tra chỉ đạo công tác phòng chống bệnh Khảm lá sắn tại huyện Như Xuân. (29/04/2020)
 Cần sớm tháo gỡ các vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ Dự án sửa chữa và nâng cao an toàn đập WB 8 (29/04/2020)
 Công điện của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về việc tập trung ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lớn, dông lốc, sét, mưa đá (28/04/2020)
 Chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho vùng nhiễm mặn (27/04/2020)
 Đoàn công tác Bộ NN&PTNT kiểm tra chất lượng các công trình đê điều tại Thanh Hóa (26/04/2020)
 Sở Nông nghiệp và PTNT tổ chức Hội nghị Tập huấn triển khai Kế hoạch ứng dụng chữ ký số và xây dựng phòng họp không giấy tờ  (24/04/2020)
 Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến làm việc tại Thanh Hóa (24/04/2020)
 Kỹ năng để nhận biết thông tin sai sự thật trên không gian mạng (22/04/2020)
 Tăng cường công tác phòng, trừ sâu bệnh vụ đông xuân (18/04/2020)
 Công điện khẩn của UBND tỉnh Thanh Hoá: Tiếp tục thực hiện nghiêm túc giãn cách xã hội đến 30-4-2020 (16/04/2020)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang