Số lượt truy cập
Hôm nay 23885
Hôm qua 58866
Tuần này 187455
Tháng này 3225281
Tất cả 193020865
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ năm, 12/09/2019
Những yếu tố gây giảm đẻ trên gà sinh sản.

Đối với những nhà chăn nuôi gà sinh sản thì hiện tượng “Giảm đẻ” là vấn đề được đặc biệt quan tâm. Những yếu tố gây giảm đẻ trên gà không chỉ làm giảm năng suất, chất lượng trứng, mà có thể làm hao hụt đầu con, gây thiệt hại kinh tế cho người chăn nuôi. Khi đàn gà có hiện tượng giảm đẻ người chăn nuôi cần xác định đúng nguyên nhân để có biện pháp can thiệp kịp thời, đạt hiệu quả cao. Dưới đây là một số yếu tố gây giảm đẻ trên gà sinh sản:

1. Do dinh dưỡng không cân bằng

Gà cần một chế độ ăn uống đầy đủ và cân bằng để duy trì cơ thể và sản xuất trứng mỗi ngày. Mỗi quả trứng có chứa một lượng protein và năng lượng nhất định để hình thành, ngoài ra gà còn cần năng lượng để duy trì các hoạt động bình thường khác; Vậy nên cần cung cấp một lượng dinh dưỡng đầy đủ cho gà để tăng khả năng sản xuất. Còn khẩu phần mất cân bằng các chất dinh dưỡng làm ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng và chất lượng trứng.

Thiếu protein: Cung cấp quá ít năng lượng và sự mất cân đối các acid amin cũng là một nguyên nhân dẫn tới giảm sản lượng và chất lượng trứng. Thiếu lysin ảnh hưởng đến tỉ lệ lòng đỏ, trong khi đó thiếu methionine lại ảnh hưởng chủ yếu tới lòng trắng.

Thiếu vitamin A: Giảm năng suất đẻ, vỏ trứng mỏng, trong trứng có những điểm máu và lòng đỏ nhợt nhạt; tỷ lệ nở thấp, thường chết phôi vào ngày ấp thứ 12; nếu thiếu nhẹ tỷ lệ trứng xác cao, gà con nở ra yếu, mắt sưng.

Thiếu vitamin E: Tỷ lệ đẻ và tỷ lệ ấp nở giảm, phôi thường chết vào ngày thứ 4-6. Năng suất giảm, gà đẻ không đều, lòng đỏ nhạt màu.

Thiếu vitamin B: Chỉ ảnh hưởng đến sản lượng trứng nhưng không ảnh hưởng đến khối lượng trứng

Thiếu Vitamin D: Trứng đẻ vỏ mỏng kéo dài một thời gian, sau chuyển sang đẻ non, tỷ lệ đẻ giảm. Thỉnh thoảng bị liệt nhưng qua khỏi nhanh sau khi đẻ trứng không vỏ (đẻ non). Gà bệnh đứng lù đù như "chim cánh cụt".

Thiếu canxi và phospho: mỗi quả trứng chiếm khoảng 10% canxi trong cơ thể gà vì vậy nhu cầu canxi của gà đẻ là rất lớn. Nếu khẩu phần ăn không được cung cấp đủ canxi và phospho (thiếu bột sò, bột xương, bột cá, ...). Hoặc trong thức ăn bổ sung canxi, phospho nhưng ở dạng khó hấp thu. Chuồng trại làm quá kín ánh sáng mặt trời buổi sáng không chiếu vào cơ thể của gà được, gây thiếu vitamin D dẫn đến hạn chế sự hấp thu canxi từ thức ăn vào cơ thể; hay khẩu phần ăn chứa lượng chất béo (mỡ, dầu) quá cao, làm giảm khả năng hấp thụ Ca, P. Trứng đẻ ra có vỏ mềm, mỏng hoặc không có vỏ, sau đó ngưng đẻ, tỷ lệ ấp nở thấp.  

2. Đàn gà đẻ bị mắc bệnh

Hội trứng giảm đẻ (Egg drop syndrome): Do adenovirus gây ra, gà vẫn ăn uống bình thường, không chết. Gà đang đẻ bình thường tự nhiên giảm đẻ đột ngột 10-40%. Vỏ trứng bị mất sắc tố, vỏ trứng mềm và mỏng, sần sùi, hình dạng quả trứng ngắn. Bệnh này chưa có thuốc điều trị. Dùng vắc xin để phòng ngừa, ngoài ra cần sát trùng định kỳ chuồng trại và nước uống trước khi sử dụng với BIODINE để giảm thiểu nguy cơ gây bệnh.

Một số bệnh khác như viêm phế quản truyền nhiễm, dịch tả, Marek, tụ huyết trùng, thương hàn,cúm gia cầm, mycoplasma v.v… đều gây giảm đẻ. Vì vậy việc tiêm phòng bằng vaccine theo đúng lịch và vệ sinh chuồng nuôi là rất quan trọng để nâng cao tỷ lệ đẻ và chất lượng trứng.

3. Các yếu tố do quản lý, chăm sóc:

Stress nhiệt, độ ẩm: Nhiệt độ và độ ẩm cao gây stress cho gà sinh sản. Khi thời tiết nóng gà hạn chế hoạt động và ăn ít hoặc bỏ ăn. Sự tiêu thụ và tiêu hóa thức ăn làm gia tăng nhiệt độ cơ thể do đó gia cầm sẽ giảm lượng thức ăn ăn vào. Lượng ăn giảm sẽ ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng trứng. Lượng nước tiêu thụ của gà cũng sẽ tăng trong thời tiết nóng, hậu quả làm cho phân lỏng và chuồng trại ẩm hơn tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây bệnh phát triển gây bệnh cho đàn gà.

Kiểm soát thời gian chiếu sáng: Thời gian chiếu sáng và cường độ ánh sáng có thể ảnh hưởng đến trọng lượng cơ thể trong quá trình phát triển, sự thành thục về sinh dục, năng suất trứng, kích cỡ trứng và tỷ lệ ấp nở của trứng. Gà mái đẻ được chuyển từ chế độ chiếu sáng ngắn sang chế độ chiếu sáng dài sẽ có sức đẻ trứng tăng lên và chuyển từ chế độ chiếu sáng dài sang chế độ chiếu sáng ngắn sẽ giảm sức đẻ trứng. Gà đẻ cần 14 - 17 giờ chiếu sáng/ngày.

Không những thế gà đẻ rất nhạy cảm với sự xáo trộn và thường đáp ứng bằng cách ngừng đẻ trứng. Cần có biện pháp ngăn chặn mèo, chuột, các động vật khác vào chuồng vì dễ làm cho gia cầm hoảng sợ. Đối với người chăm sóc, thu nhặt trứng cũng cần có thời gian nhất định ra, vào chuồng để hạn chế tối đa gây ra stress cho đàn gà.

Cung cấp chưa đủ nước uống: Cơ thể gà cũng như thành phần của quả trứng chứa rất nhiều nước, vì vậy gà sinh sản cần một lượng nước khá lớn trong quá trình đẻ trứng. Nếu thiếu nước gà sẽ kém hấp thu thức ăn, quá trình hình thành trứng bị ảnh hưởng... người nuôi cần chú ý đến lượng nước cung cấp cho đàn gà hằng ngày và các vấn đề vệ sinh nước uống để đảm bảo cho nguồn trứng chất lượng.

          Ngoài ra quá trình thay lông tự nhiên của gà cũng làm gà giảm đẻ trong 2-3 tuần. Giai đoạn thay lông gà mái chuyển protein và năng lượng vào sự tăng trưởng lông nên sẽ giảm đẻ. Nên bổ sung chế độ ăn nhiều protein hơn trong thời gian thay lông, để có thể đáp ứng nhu cầu về tăng trưởng lông và tăng sản xuất trứng.

          Như vậy, trong quá trình chăn nuôi gà đẻ có nhiều yếu tố tác động đến khả năng sinh sản của đàn gà và người chăn nuôi nên tìm hiểu trước để có kiến thức xử lý trong chăn nuôi gà sinh sản.



Nguồn tin: Hà Linh - TTKN Thanh Hóa
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 25300


Các tin khác:
 Một số lưu ý trong thâm canh cây khoai lang. (12/09/2019)
 Một số nguyên tắc chung trong phòng trừ sâu bệnh. (12/09/2019)
 Sự lây lan của bệnh dịch tả lợn Châu phi và biện pháp hạn chế. (12/09/2019)
 Trung tâm Khuyến nông chung tay xây dựng nông thôn mới. (12/09/2019)
 Thanh Hóa: Đánh giá hiệu quả mô hình áp dụng hệ thống thâm canh tổng hợp trong sản xuất lúa chất lượng cao. (06/09/2019)
 Hiệu quả bước đầu từ Mô hình sản xuất lúa chất lượng theo hướng hữu cơ gắn với tiêu thụ sản phẩm. (30/08/2019)
 Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp chuyên đề: "Những giải pháp phát triển rừng trồng gỗ lớn bền vững". (24/07/2019)
 Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp chuyên đề: “Liên kết các hộ trong chăn nuôi gia cầm gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm”. (11/07/2019)
 Nâng cao năng suất, chất lượng rừng tự nhiên bằng biện pháp kỹ thuật Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh. (10/07/2019)
 Hiệu quả mô hình trồng rau sạch công nghệ cao tại Đà Nẵng (10/07/2019)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang