Số lượt truy cập
Hôm nay 46837
Hôm qua 39190
Tuần này 151541
Tháng này 3189367
Tất cả 192984951
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ sáu, 20/03/2020
Chủ động phòng trừ sâu bệnh hại lúa vụ Xuân 2020

Hiện nay thời tiết diễn biến nắng mưa xen kẽ, đặc biệt tình trạng nồm ẩm, mưa phùn kéo dài những ngày qua là điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh trên cây trồng phát sinh phát triển mạnh. Các trà lúa vụ Chiêm Xuân trên địa bàn toàn tỉnh hầu hết đang ở giai đoạn cuối đẻ nhánh đến phân hóa đòng, đây là giai đoạn quyết định đến tiềm năng và năng suất của giống. Vì vậy để sản xuất vụ lúa Chiêm Xuân thắng lợi bà con nông dân cần thường xuyên thăm đồng, kiểm tra diễn biến sâu bệnh để chủ động phòng trừ kịp thời, trong  giai đoạn này chú ý một số loại sâu bệnh sau:

Đối với bệnh đạo ôn: Trên những ruộng đã xuất hiện bệnh phải đảm bảo đủ nước; tuyệt đối không được bón phân đạm, phun phân bón lá và kích thích sinh trưởng; triển khai phun trừ ngay bằng một trong các loại thuốc sau: Rocksai 525SE, Kabim30WP, Katana 20SC, Filia 525SE, Beam 75WP, Bump 650WP….

Bệnh khô vằn thường gây hại mạnh từ giai đoạn lúa phân hóa đòng đến cuối vụ. Khi bệnh xuất hiện cần phun trừ bằng một số loại thuốc như: Validacin 5SL, Anvil 5SC,Canvil 5SC,…

Đối với sâu cuốn lá nhỏ: Ở giai đoạn lúa đứng cái làm đòng khi xác định mật độ sâu trên 10 con/m2 cần phun trừ bằng một trong các loại thuốc hóa học có hiệu lực cao như: Prevathon 5SC, Patox 95SP, Virtako 40WG, Angun 5WG, …(không dùng những thuốc có hoạt chất Fipronil để bảo vệ thiên địch chống bùng phát rầy cuối vụ).

Đối với rầy nâu, rầy lưng trắng khi điều tra và dự báo mật độ rầy trên 750 con/m2 tiến hành phun trừ bằng dùng 1 trong những loại thuốc nội hấp, lưu dẫn như: Midan 10WP, Actara 25WG, Sutin 5EC, Oshin 20WP, Penalty 40WP, Cytox 250WP…

Bà con lưu ý sử dụng thuốc BVTV theo nguyên tắc 4 đúng và khuyến cáo của các cơ quan chức năng.


Lúa giai đoạn đẻ nhánh tại huyện Thiệu Hóa

Nguồn tin: Ngọc Diệp - TTKN Thanh Hóa
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 15644


Các tin khác:
 Ứng dụng phần mềm lập khẩu phần thức ăn cho gia súc nhằm giảm phát thải khí nhà kính (09/03/2020)
 Hiệu quả mô hình "Liên kết các hộ nuôi thâm canh cá rô phi gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm". (10/01/2020)
 Xây dựng mô hình trồng rừng thâm canh bằng giống ươm trong bầu hữu cơ. (02/01/2020)
 Thanh Hóa: Hiệu quả bước đầu mô hình “Sản xuất lúa chất lượng theo hướng hữu cơ gắn với tiêu thụ sản phẩm” tại xã miền núi Thành Công (02/01/2020)
 Một số lưu ý trong thâm canh lúa vụ xuân 2020 (02/01/2020)
 Bệnh tích nước xoang bụng ở gà (02/01/2020)
 Hiệu quả từ mô hình liên kết các hộ trong chăn nuôi vịt sinh sản gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm (02/01/2020)
 Sự tồn tại của Virus gây bệnh dịch tả lợn Châu Phi trong các điều kiện môi trường khác nhau và khả năng lây truyền mầm bệnh (02/01/2020)
 Thanh Hóa: Hiệu quả từ lớp tập huấn ICM trên các cây trồng vụ Đông 2019  (02/01/2020)
 Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến phát triển nuôi trồng thủy sản ven biển  (02/01/2020)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang