Số lượt truy cập
Hôm nay 29596
Hôm qua 39190
Tuần này 134300
Tháng này 3172126
Tất cả 192967710
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ sáu, 25/09/2020
Hiệu quả mô hình nuôi chạch lấu

Nuôi chạch lấu được xem là một hướng đi mới trong nuôi trồng thủy sản nước ngọt ở xã Thọ Vực (Triệu Sơn), bước đầu cho hiệu quả kinh tế cao.

Trên diện tích đất trũng ven bờ sông Hoàng, trồng lúa kém hiệu quả, gia đình ông Lê Công Tư, thôn 7, xã Thọ Vực đã mạnh dạn đầu tư, xây dựng mô hình nuôi chạch lấu, cho thu nhập cao và nhanh chóng trở thành mô hình phát triển kinh tế điển hình của địa phương. Năm 2016, ông Lê Công Tư cùng con trai học hỏi kỹ thuật nuôi chạch lấu ở tỉnh An Giang và TP Cần Thơ. Trở về địa phương, gia đình ông đã mạnh dạn đầu tư hơn 1,3 tỷ đồng, cải tạo khu đất trồng lúa kém hiệu quả thành 2 khu vực ao nuôi chạch lấu thương phẩm và khu vực nhà lưới để nuôi chạch giống. Để thực hiện mô hình, ông đã bố trí xây dựng ao nuôi chạch lấu thương phẩm gần sông Hoàng để thuận tiện cho việc lấy nước ra vào, với diện tích 1.500m2, xây bờ ao kiên cố, xây dựng hệ thống lồng lưới và thả nuôi 3.000 con chạch lấu thương phẩm. Tận dụng nguồn thức ăn dư thừa của chạch lấu, bên ngoài lồng nuôi, ông thả nuôi thêm 30 vạn con tôm, 4.000 cá rô phi đơn tính và cá diêu hồng. Còn khu vực nhà lưới nuôi chạch lấu giống, ông Tư xây dựng trên diện tích 500m2 được chia thành 8 ô nuôi với khoảng 40 vạn con giống/năm, mỗi năm ông xuất bán từ 3-4 lứa cá giống. Theo ông Tư, chạch lấu thương phẩm thả nuôi 6 tháng đạt trọng lượng từ 250 - 500g/con là thu hoạch. Chạch lấu cũng là loại dễ nuôi có khả năng sống trong môi trường nước ngọt, lợ đem lại lợi nhuận cao hơn so với một số loại cá nước ngọt khác. Ngoài nuôi theo hình thức lồng bè, chạch lấu còn nuôi được trong ao đất, bể xi măng. Thức ăn cho chạch lấu dễ, chủ yếu là các loại cá đồng, hoặc cá biển tạp, nhưng ưa thích nhất là cua, ốc, tép xay nhuyễn. Thị trường đầu ra của chạch lấu thương phẩm và giống đang rất thuận lợi, các sản phẩm của gia đình được tư thương TP Hải Phòng, tỉnh Quảng Ninh đến thu mua tại chỗ với giá khoảng 450.000 đồng/kg chạch thương phẩm. Mỗi năm, gia đình xuất bán 2 lứa chạch thương phẩm và 3 đến 4 lứa chạch giống, thu lãi khoảng 300 triệu đồng. Dự kiến từ nay đến cuối năm, gia đình ông sẽ tiếp tục thầu thêm diện tích đất lúa kém hiệu quả ở địa phương để mở rộng diện tích ao nuôi, gia tăng thu nhập. Hiện, đã có một số hộ nuôi trồng thủy sản ở các huyện Thọ Xuân, Nông Cống, Thường Xuân... mua con giống về nuôi thử nghiệm và chạch đang sinh trưởng tốt. 

Mô hình nuôi chạch lấu của gia đình ông Lê Công Tư, xã Thọ Vực (Triệu Sơn) cho hiệu quả kinh tế cao.

Ông Lê Công Thân, Chủ tịch UBND xã Thọ Vực, cho biết: Mô hình nuôi chạch lấu của gia đình ông Lê Công Tư, là một hướng đi mới trong phát triển kinh tế nông nghiệp. Qua các vụ nuôi cho thấy, chạch lấu phù hợp với điều kiện khí hậu ở địa phương và cho hiệu quả kinh tế cao. Khu ven sông Hoàng mà gia đình ông Tư đang sản xuất là khu vực đất trước kia rất khó khăn trong sản xuất, người dân chủ yếu trồng các loại cây rau màu giá trị kinh tế không cao. Thành công từ mô hình nuôi chạch lấu của gia đình ông Lê Công Tư, xã sẽ báo cáo UBND huyện Triệu Sơn và các ngành chuyên môn của tỉnh đánh giá hiệu quả kinh tế, xây dựng quy trình nuôi phù hợp với điều kiện địa phương để chuyển giao và nhân rộng. Hiện chạch lấu trong tự nhiên không còn nhiều, trong khi đây là loại có giá trị dinh dưỡng cao, nên nhu cầu thị trường đối với loại này hiện rất lớn. Sau khi có định hướng, xã Thọ Vực sẽ tạo điều kiện cho các hộ chuyển đổi diện tích trũng thấp, nhất là khu vực ven sông Hoàng để phát triển nuôi chạch lấu

Nguồn tin: Báo Thanh Hóa
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 37779


Các tin khác:
 Tài liệu Hội thi sáng tạo (28/07/2020)
 Thanh Hóa xây dựng nền nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững (25/04/2020)
 Thành công bước đầu từ công nghệ cắt ghép cây ăn quả (23/03/2020)
 Lợi ích khi sử dụng dịch vụ công trực tuyến (18/03/2020)
 Hội nghị giới thiệu phần mềm kết nối cung cầu sản phẩm nông sản, thực phẩm an toàn (14/07/2019)
 Kỹ thuật nuôi cá 'hot' nhất hiện nay (03/07/2019)
 Biện pháp xử lý, tiêu hủy lợn mắc bệnh DTLCP bằng phương pháp đốt (03/07/2019)
 Quy trình sản xuất giá thể mạ khay và phương pháp sản xuất mạ khay (03/07/2019)
 Một số tiến bộ kỹ thuật mới trong sản xuất rau (27/06/2019)
 Nông dân Thanh Hóa tích cực ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất (27/06/2019)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang