Số lượt truy cập
Hôm nay 28775
Hôm qua 39190
Tuần này 133479
Tháng này 3171305
Tất cả 192966889
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ sáu, 05/03/2021
Khẩn trương tổ chức tiêm phòng vaccine phòng bệnh viêm da nổi cục ở trâu, bò

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Lê Đức Giang vừa Giao Sở NN&PTNT chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan, khẩn trương tổ chức tiêm phòng vaccine phòng bệnh viêm da nổi cục ở trâu, bò trên địa bàn tỉnh.

Ngày 3-3, Văn phòng UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Công văn số 2649/UBND-NN về việc tổ chức tiêm phòng khẩn cấp vaccine phòng bệnh viêm da cục nổi ở trâu, bò trên địa bàn tỉnh. 

Theo công văn, UBND tỉnh nhận được Công văn số 1076/BNN-TY ngày 24-02-2021 của Bộ NN&PTNT về việc tổ chức tiêm phòng khẩn cấp vaccine phòng bệnh viêm da nổi cục ở trâu, bò. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Đức Giang giao Sở NN&PTNT chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan, căn cứ quy định hiện hành của pháp luật, các văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh, khẩn trương tổ chức tiêm phòng vaccine phòng bệnh viêm da nổi cục ở trâu, bò trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa theo đúng nội dung chỉ đạo của Bộ NN&PTNT.

Bò bị mắc bệnh viêm da nổi cục

Trước đó, ngày 29-12-2020 Chủ tịch UBND tỉnh đã ký ban hành Chỉ thị số 29/CT-UBND về việc tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các biện pháp phòng, chống bệnh viêm da nổi cục ở trâu, bò và các loại dịch bệnh gia súc, gia cầm vụ Đông Xuân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Theo Cục Thú y (Bộ NN&PTNT), bệnh viêm da cục nổi ở trâu, bò còn được gọi là bệnh da sần, là bệnh truyền nhiễm do vi rút gây ra. Bệnh xuất hiện trên địa bàn các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng từ cuối năm 2020 và lây lan ra nhiều nơi trong cả nước, trong đó các tỉnh Bắc Trung Bộ. Thanh Hoá có địa bàn rộng và tổng đàn trâu bò lớn, nên nguy cơ bị dịch bệnh này xâm nhiễm, lây lan rất cao.

Trâu, bò mắc bệnh thường có những dấu hiệu như: Sốt cao, bỏ ăn, suy nhược, gầy yếu, giảm khả năng tiết sữa rõ rệt ở gia súc đang cho con bú; viêm mũi, viêm kết mạc và tiết nhiều nước bọt; sưng hạch bạch huyết bề mặt (hạch trước vai, hạch sau đùi), hình thành các nốt sần có đường kính từ 2 - 5 cm, đặc biệt là ở da đầu, cổ, chân, bầu vú, cơ quan sinh dục và đáy chậu trong vòng 48 giờ sau khi bắt đầu phản ứng sốt.

Các nốt sần lớn có thể bị hoại tử, cuối cùng là xơ hóa và tồn tại trong vài tháng, để lại các vết sẹo có thể tồn tại vĩnh viễn. Các mụn nước, vết hoại tử, vết loét có thể xuất hiện ở màng nhầy của miệng và đường tiêu hóa cũng như trong khí quản, phổi. Chân và các bộ phận khác của cơ thể, như bao da, ức, bìu và âm hộ, có thể bị tiết dịch, khiến trâu, bò không muốn di chuyển...

Bệnh chưa có thuốc đặc trị, vaccine được chỉ định tiêm phòng trên vật nuôi khỏe mạnh, không nhiễm bệnh.


Nguồn tin: Báo Thanh Hóa
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 16778


Các tin khác:
 Thực hiện tái đàn gia súc, gia cầm sau Tết Nguyên đán (28/02/2021)
 Tăng cường các biện pháp phòng ngừa, kiểm soát dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm (03/02/2021)
 Gìn giữ giống vật nuôi có nguồn gốc bản địa (03/02/2021)
 Chủ động phòng, chống rét cho cây trồng, vật nuôi (01/02/2021)
 Tăng cường công tác kiểm soát lưu thông, giết mổ động vật (22/01/2021)
 Xã Quý Lộc đẩy mạnh phát triển chăn nuôi theo hướng tập trung (21/01/2021)
 Chủ động thực hiện các giải pháp bảo đảm an toàn trong chăn nuôi lợn (18/01/2021)
 Triển khai các giải pháp cấp bách phòng, chống rét cho cây trồng, vật nuôi (12/01/2021)
 Chủ động chống rét cho cây trồng, vật nuôi (30/11/2020)
 Tín hiệu tích cực từ thu hút đầu tư phát triển chăn nuôi (03/11/2020)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang