Số lượt truy cập
Hôm nay 38165
Hôm qua 39190
Tuần này 142869
Tháng này 3180695
Tất cả 192976279
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ hai, 28/11/2022
Thúc đẩy chuyển đổi số trong nông nghiệp

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh nông sản thực phẩm đã chủ động ứng dụng chuyển đổi số trong sản xuất. Ngành nông nghiệp cùng các địa phương trong tỉnh đã tích cực thực hiện nhiều giải pháp khuyến khích người dân, doanh nghiệp, HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp đầu tư ứng dụng chuyển đổi số trong sản xuất, kinh doanh, góp phần phát triển nông nghiệp thông minh, tạo ra các loại nông sản chất lượng cao.

Mô hình trồng dưa chuột ứng dụng công nghệ cao của Công ty CP Xây dựng và Thương mại Phong Cách Mới (Quảng Xương).

Hàng trăm doanh nghiệp, HTX, cá nhân trên địa bàn tỉnh đã sử dụng công nghệ số nhằm quản lý sản xuất hoặc phục vụ truy xuất sản phẩm, tiêu biểu, như: Công ty CP Mía đường Lam Sơn (Thọ Xuân), Trang trại TS Farm ở xã Xuân Du (Như Thanh)... đã đầu tư ứng dụng các phần mềm phân tích dữ liệu về môi trường sinh thái trên cây trồng. Thiết bị được lắp đặt tại cánh đồng để tự động tưới nước, cung cấp dưỡng chất cho cây trồng dựa trên các số liệu phân tích qua phần mềm, cho phép truy xuất, theo dõi và quản lý toàn bộ các thông số này theo thời gian thực. Toàn bộ các thông tin được tích hợp trên màn hình theo thời gian, người quản lý sản xuất tại trung tâm điều phối toàn bộ thông tin thực tế và đưa ra dự báo trong sản xuất. Trong chăn nuôi, các trang trại sinh thái Vinamilk Green Farm Thanh Hóa ở huyện Yên Định đã áp dụng công nghệ quản lý đàn bò sữa hiện đại kết nối thẻ chip điện tử trên mỗi cá thể vật nuôi với hệ thống giám sát trung tâm. Hệ thống này sẽ liên tục giám sát và cập nhật thời gian ăn, khẩu phần ăn được tính toán tỷ lệ dinh dưỡng tối ưu, không dư lượng kháng sinh cho chất lượng sữa tươi nguyên liệu tốt nhất. Ngoài ra, Công ty CP Thương mại Sao Khuê, Công ty CP Xuất nhập khẩu thực phẩm Sao Mai, Công ty TNHH Thực phẩm và Thương mại dịch vụ Lê Gia, Công ty TNHH Chế biến hải sản Ba Làng, Công ty CP Nước mắm Tĩnh Gia... đã áp dụng công nghệ thông tin vào điều hành sản xuất, phân phối và tiêu thụ sản phẩm. Hàng nghìn doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đã sử dụng website để giới thiệu quảng bá, kinh doanh sản phẩm, ứng dụng phần mềm truy xuất nguồn gốc sản phẩm, tham gia giới thiệu và kinh doanh tại các trang thương mại điện tử, như: Shopee, Nongsanantoanthanhhoa, sendo.vn...

Ông Trần Văn Tân, Tổng Giám đốc Công ty CP Xây dựng và Thương mại Phong Cách Mới (Quảng Xương), cho biết: Trong thời kỳ chuyển đổi số, việc ứng dụng thương mại điện tử trong xây dựng chuỗi giá trị là hết sức cần thiết. Ngày nay, các sàn thương mại điện tử phát triển là bàn đạp để thúc đẩy các sản phẩm nông nghiệp dễ tiếp cận hơn đến tay người tiêu dùng. Ngoài ứng dụng công nghệ trong kinh doanh, công ty đã ứng dụng các công nghệ hàng đầu trong sản xuất, như: Hệ thống cảnh báo thời tiết, sâu bệnh hại, hệ thống đo, pha dinh dưỡng tự động giúp tiết kiệm công lao động cũng như xử lý các sự cố phát sinh một cách đơn giản nhất. Các sản phẩm của công ty sản xuất điều áp dụng hệ thống truy xuất nguồn gốc thông qua QR code, giúp khách hàng nắm rõ nguồn gốc xuất xứ cũng như quy trình sản xuất sản phẩm.

Trung tâm Khuyến nông tỉnh trình diễn ứng dụng thiết bị máy bay không người lái để phun thuốc bảo vệ thực vật tại cánh đồng mẫu lớn xã Định Tiến (Yên Định)

Đến nay, trên địa bàn tỉnh đã có 112 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp tham gia quảng bá và bán hàng nông sản thực phẩm trên các sàn thương mại điện tử Tiki, Lazada, Postmart.vn, Voso.vn, ...; 11 HTX với 70 sản phẩm nông sản tham gia cổng thông tin kết nối cung cầu của Liên minh HTX Việt Nam. Đây cũng chính là lộ trình thực hiện Kế hoạch số 241/KH-UBND ngày 10-11-2021 về truyền thông hỗ trợ đưa hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Các ngành có liên quan của tỉnh đã tập huấn hướng dẫn cho hơn 500 chủ doanh nghiệp, hộ nông dân trên địa bàn tỉnh để tham gia sàn thương mại điện tử postmart.vn của Tông Công ty Bưu chính Việt Nam và sàn voso.vn của Tổng Công ty CP Bưu chính Viettel.

Công nhân vận hành hệ thống thức ăn tự động tại Khu liên hợp sản xuất, chăn nuôi công nghệ cao Xuân Thiện - Thanh Hóa I (Ngọc Lặc).

Gần đây, các sản phẩm OCOP được tiêu thụ mạnh, toàn tỉnh đã có 28 sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử voso.vn; 38 sản phẩm OCOP lên sàn postmart.vn. Hầu hết các sản phẩm được lựa chọn đưa lên sàn thương mại điện tử đã đạt tiêu chuẩn OCOP, VietGAP, GlobalGAP có truy xuất nguồn gốc, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Qua khảo sát, lượng nông sản tiêu thụ trên các sàn thương mại điện tử chiếm từ 20 - 30% doanh số bán hàng của các doanh nghiệp, HTX. Trong khuôn khổ các sự kiện hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số quốc gia tại Thanh Hóa, trong đầu tháng 10-2022 đã tổ chức hội thảo “Chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp hướng đến nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh”, tạo cơ hội để ngành nông nghiệp tìm ra giải pháp đột phá cho chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp của tỉnh.

Mô hình trang trại Thủy Canh Phố tại xã Đông Tiến, huyện Đông Sơn.

Có thể thấy, việc thực hiện chuyển đổi số trong nông nghiệp trên địa bàn tỉnh được áp dụng trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, lâm nghiệp... đã mang lại những kết quả khả quan. Các chương trình, phần mềm quản trị vườn trồng, nông nghiệp chính xác được áp dụng trong sản xuất nhằm tối ưu hóa việc sử dụng tài nguyên như nước, phân bón... để dần chuyển đổi từ nông nghiệp truyền thống sang nông nghiệp hiện đại, giảm phụ thuộc vào điều kiện môi trường, thời tiết, kiểm soát dịch, bệnh và công tác giống được thực hiện tốt hơn... Mặc dù vậy, quy mô ứng dụng chuyển đổi số trong nông nghiệp trên địa bàn tỉnh vẫn còn chậm, chưa đồng bộ giữa các vùng, miền, địa phương. Ở nhiều nơi, kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn chưa đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa nông nghiệp. Trình độ cơ giới hóa sản xuất còn thấp, các công nghệ phụ trợ phục vụ phát triển nông nghiệp chưa tương xứng... Vì vậy, ngành nông nghiệp và các huyện, thị xã, thành phố cần tích cực hơn nữa trong việc khắc phục những tồn tại, thực hiện chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp để nông nghiệp của tỉnh bắt kịp với xu thế thị trường, phát triển theo hướng hiện đại hóa.

Nguồn tin: Báo Thanh Hóa,   Tác giả: Lê Hợi
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 9510


Theo dòng sự kiện:
 Triển khai kế hoạch tổ chức Hội thi Sáng tạo kỹ thuật Thanh Hóa lần thứ 13 (2022-2023) (02/02/23)
 Agribank Bắc Thanh Hóa hỗ trợ nông dân, doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn (02/12/22)
 Nông thôn mới thông minh - bước tiến và những thách thức ban đầu (28/11/22)
 Hướng dẫn, hỗ trợ đưa các doanh nghiệp, hộ sản xuất nông nghiệp lên sàn thương mại điện tử Postmart.vn (28/11/22)
 Lan tỏa chuyển đổi số ở HTX để phát triển kinh tế tập thể (28/11/22)
 Phối hợp hỗ trợ nông dân chuyển đổi số (17/04/22)
 Nhiều giải pháp đưa khoa học - công nghệ vào sản xuất nông nghiệp tại huyện Bá Thước (14/03/22)
 Bưu điện Việt Nam và Hội Nông dân Việt Nam hợp tác hỗ trợ nông dân chuyển đổi số (09/03/22)
 Hội nghị triển khai các nội dung hợp tác trong lĩnh vực chuyển đổi số ngành Nông nghiệp tại VNPT Thanh Hóa (03/03/22)
 Tích cực hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số (23/02/22)


Các tin khác:
 Chuyển đổi số trong nông nghiệp là xu hướng tất yếu (10/01/2022)
 Viện Nông nghiệp Thanh Hóa: Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất (16/12/2021)
 Tư liệu Hướng dẫn về ứng dụng PC-Covid và quét mã QR (23/11/2021)
 Nghị quyết của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Thanh Hoá về chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (10/11/2021)
 Chuyển đổi số, tạo đột phá trong xây dựng nông thôn mới thông minh (18/10/2021)
 Huyện Yên Định có 12 vùng sản xuất bảo đảm yêu cầu đăng ký cấp mã số vùng trồng (27/09/2021)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang