Số lượt truy cập
Hôm nay 27154
Hôm qua 39190
Tuần này 131858
Tháng này 3169684
Tất cả 192965268
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ sáu, 08/07/2022
Làm giàu từ nghề sản xuất con giống thủy sản nước ngọt

Những năm gần đây, nhiều hộ nông dân đã đầu tư nuôi các loại thủy sản  nước ngọt như:  nuôi chạch, nuôi ếch, nuôi ốc nhồi…hiệu quả kinh tế thu được khá cao. Tuy nhiên thực tế cho thấy các hộ nuôi còn gặp khá nhiều khó khăn do chưa chủ động được nguồn giống và phải di nhập con giống giá cao từ các địa phương khác về, số lượng và chất lượng con giống không ổn định. Nhận thấy điều đó, anh Lê Văn Phượng, xã An Nông huyện Triệu Sơn đã sớm dành thời gian tìm hiểu để đầu tư sản xuất con giống. Anh Phượng cho biết do sinh ra và lớn lên từ nông thôn nên ngày nhỏ thường xuyên đi mò cua bắt cá, tôi đặc biệt đam mê về con trạch, giống loài này chỉ có ngoài tự nhiên nên việc khai thác ngày càng hiếm, cần phải cho nó sinh sản và nuôi thương phẩm thì mới mang lại giá trị cao, nghĩ là làm với quyết tâm phải cho trạch đồng sinh sản thành công, bỏ ra rất nhiều thời gian và tâm huyết Sau nhiều lần thất bại, năm 2011 anh Phượng đã cho sinh sản thành công giống chạch đồng. Không chỉ tạo ra con giống để chủ động trong nuôi thương phẩm mà anh còn cung cấp cho bà con trong vùng và ngoài tỉnh mỗi năm hàng vạn con giống có chất lượng cao.

Ngoài thành công từ việc cho sinh sản nhân tạo thành công giống chạch đồng, trong những năm qua Anh Phượng còn sản xuất giống Ếch Thái Lan. Mỗi năm từ 1.000 cặp ếch bố mẹ sinh sản gia đình anh bán khoảng 50 - 70 vạn ếch giống, với giá bán ổn định từ 6 triệu đồng/vạn, đem lại thu nhập khoảng 400 - 500 triệu đồng, đem lại thu nhập rất cao cho gia đình:

Anh Phượng chia sẻ, “Ếch sinh trưởng, phát triển tốt ở nhiệt độ từ 28-30 độ C. Để ếch lớn nhanh, con giống đạt tỷ lệ sống cao, cần làm mái che ở các bể để hạn chế ánh nắng mặt trời sự thay đổi đột ngột của thời tiết cũng như ấm áp về mùa đông, sử dụng nước giếng sạch để tắm và vệ sinh bể Ếch dùng vòi phun nước để giảm nhiệt độ vào những ngày nắng nóng. Duy trì cho ếch ăn đều đặn 2 lần mỗi ngày bằng các loại ốc nghiền nhỏ trộn với cám gạo và cám công nghiệp với hàm lượng độ đạm>30%, định kỳ sử dụng chế phẩm khử trùng nước nước bể nuôi”.

Ếch sống phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết và môi trường nước. Nếu thời tiết mưa nhiều ếch dễ nhiễm các bệnh về đường ruột, mắt và thần kinh. Trời nắng ấm, môi trường nước sạch là điều kiện thuận lợi giúp ếch sinh trưởng, phát triển khỏe mạnh. Vào thời điểm giao mùa cuối thu đầu đông và cuối đông đầu xuân là thời điểm người nuôi cần chú ý quan sát bởi đây là giai đoạn ếch dễ bị bệnh nhất. Hàng ngày nên thay nước hai lần tạo môi trường sạch cho ếch. Mùa sinh sản của ếch tốt nhất từ tháng 3 đến tháng 6 âm lịch, kết thúc quá trình sản xuất giống khoảng 10/7 âm lịch hàng năm. Sau đó tiếp tục chăm sóc và nuôi dưỡng ếch bố mẹ hoặc có thể thay mới ếch bố mẹ từ đàn ếch giống đầu tiên.

Quá trình sinh trưởng của ếch kể từ khi ếch bố mẹ đẻ trứng xong nở ra nòng nọc, nuôi trong bể xi măng  7-10 ngày, tùy vào giai đoạn của ếch để chuyển bể nuôi cho phù hợp, Ếch con sau khi sinh, tách ếch bố mẹ ra để nuôi riêng. Ếch giống từ khi nở đến khi bán ếch con khoảng 45 ngày vào mùa lạnh đầu năm, nếu thời tiết ấm chỉ 26-28 ngày. Xuất chuồng tốt nhất khi ếch con đạt trọng lượng 3g/con nếu xuất chuồng sớm quá thì tỉ lệ hao hụt cao. Chú ý nhất đối với ếch là nguồn nước ngọt phải sạch và ấm. Do thời tiết ở địa phương khá khắc nghiệt, quá lạnh vào mùa đông trong khi ếch lại thích hợp với khí hậu ấm, do vậy cần phải có biện pháp giữ nhiệt và nâng cao sức đề kháng cho ếch vào mùa đông. Bên cạnh đó, cũng phải chú ý đến một số loại bệnh như đỏ chân, chướng bụng… để tìm phương án phòng, chữa, tránh để tình trạng bệnh dịch lây lan, chết hàng loạt, gây thiệt hại.

Ếch dễ nuôi hơn những con vật khác, có thể nuôi được số lượng nhiều. Mật độ bình quân khoảng 100 con/m2. Tuy nhiên ếch giống thả nuôi phải cùng kích cỡ, Với ếch nuôi lấy thịt từ khi sinh sản đến khi xuất bán mất khoảng 3,5 - 4 tháng Ếch đạt kích cỡ 250-300g/con. Còn nuôi từ ếch  giống thì trong vòng 2,5 - 3 tháng là có thể xuất bán.

Không chỉ “mát tay” trong việc sản xuất con giống thủy sản, anh Phượng còn rất nhiệt tình với việc tư vấn, hướng dẫn kỹ thuật, cung cấp giống cho những hộ có nhu cầu nuôi các loại giống mới trên địa bàn. Bên cạnh đó, anh còn là một hội viên hội nông dân gương mẫu, nhiệt tình tham gia các hoạt động của Hội nuôi ếch trong xã, trong huyện.

Nguồn tin: Nguyễn Hữu Hùng – Trung tâm Khuyến nông Thanh Hóa
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 9258


Các tin khác:
  Một số lưu ý để sản xuất lúa mùa đạt hiệu quả (06/07/2022)
 QUẢNG XƯƠNG: Mô hình sản xuất lúa kết hợp nuôi rươi theo hướng hữu cơ (06/07/2022)
 Biện pháp kỹ thuật hạn chế cây lúa ngộ độc hữu cơ do rơm rạ ở vụ mùa. (06/07/2022)
  Mô hình sản xuất lúa thảo dược theo qui trình VietGap (05/07/2022)
 Trồng rau thủy canh: Hướng đi mới trong việc sản xuất rau sạch tại Hợp tác xã Phú Lộc huyện Hậu Lộc (05/07/2022)
 Thanh Hóa : Hiệu quả bước đầu mô hình sản xuất ngô sinh khối làm thức ăn xanh cho chăn nuôi gia súc (02/06/2022)
 Tập huấn kỹ thuật về trồng trọt và chăn nuôi cho nông dân (27/05/2022)
 Một số biện pháp phòng bệnh cho thủy sản nước ngọt trong giai đoạn chuyển mùa (27/05/2022)
  Quản lý rủi ro trong nuôi ngao nhằm thích ứng với biến đổi kí hậu tại Thanh Hóa (26/05/2022)
 Mô hình “Ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất ngô ngọt gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm” tại Vĩnh Lộc (19/05/2022)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang