Số lượt truy cập
Hôm nay 53678
Hôm qua 39190
Tuần này 158382
Tháng này 3196208
Tất cả 192991792
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ ba, 05/05/2020
Chủ động phòng trừ rầy nâu, rầy lưng trắng trên lúa xuân cuối vụ

Thời điểm này, trên 80% diện tích lúa xuân đã trổ, phơi màu. Đây là giai đoạn rầy nâu, rầy lưng trắng phát triển với mật độ nhanh nhất, chích hút nhanh nhất, gây hại nhanh nhất trên cây lúa giai đoạn chín sữa, chín hoàn toàn nếu các địa phương, bà con không phát hiện, phòng trừ kịp thời sẽ phát sinh thành dịch, ảnh hưởng lớn đến năng suất, sản lượng lúa vụ xuân.

Đến thời điểm này, trên 85% lúa xuân trên địa bàn huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa đã trổ, chín sữa. Hiện tại, trên một số thửa ruộng tại các xã; Quảng Ngọc, Quảng Bình, Quảng Hợp... đã xuất hiện rầy nâu, rầy lưng trắng gây hại với mật độ trung bình từ 400 đến 500 con/m2, mật độ cao trên 3.000 con/m2, cục bộ đã gây cháy ổ. Hiện nay, ngành nông nghiệp, chính quyền các địa phương trong huyện đã chỉ đạo bà con các biện pháp phòng trừ rầy nâu, rầy lưng trắng hại lúa xuân cuối vụ một cách hiệu quả.

Thời gian qua, các đối tượng sâu bệnh hại cuối vụ như: Đạo ôn cổ bông, rầy nâu, rầy lưng trắng, bệnh bạc lá và sâu cuốn lá lứa 3 đã xuất hiện và gây hại. Do chỉ đạo phòng trừ kịp thời của chính quyền các địa phương nên đến nay tình hình sâu bệnh đã được kiểm soát. Tuy nhiên, theo dự báo của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Thanh Hóa, thời điểm từ nay đến cuối vụ, do điều kiện thời tiết diễn biến phức tạp, nắng nóng xen kẽ với mưa tạo điều kiện để sâu bệnh phát sinh, phát triển. Đặc biệt nguy cơ số một là rầy nâu, rầy lưng trắng lứa 3 bùng phát, cộng với rầy lứa 2 phát sinh với mật độ rất nhanh, gây hại trên lúa giai đoạn chắc xanh, chín sữa.

Để bảo vệ lúa xuân cuối vụ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa tiếp tục có công văn chỉ đạo các địa phương tăng cường các biện pháp phòng chống rầy nâu, rầy lưng trắng hại lúa xuân cuối vụ. Khi rầy xuất hiện cục bộ, mật độ cao trên diện tích lúa chín trên 80%, bà con thu hoạch ngay để tránh ảnh hưởng đến năng suất cả vụ./.

Nguồn tin: truyenhinhthanhhoa.vn
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 19080


Các tin khác:
 Tập trung phòng, trừ sâu bệnh trên lúa thời kỳ cuối vụ (03/05/2020)
 “Giữ nhịp” sản xuất trên các cánh đồng (01/05/2020)
 Xây dựng vùng nguyên liệu cho nhà máy chế biến sợi gai xanh (26/04/2020)
 Thanh Hóa: 1.340,1 ha trồng sắn bị nhiễm bệnh khảm lá (24/04/2020)
 Chuyển đổi cơ cấu cây trồng hạn chế tác động của dịch bệnh COVID-19 (15/04/2020)
 Tập trung chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, bảo vệ cây trồng vụ đông xuân (10/04/2020)
 Đảm bảo hạ tầng kỹ thuật trong sản xuất trồng trọt (23/03/2020)
 Thị trường vật tư nông nghiệp khó kiểm soát (13/03/2020)
 Cần giảm thiểu lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp (10/03/2020)
 Mô hình sản xuất khoai tây quy mô lớn, hiệu quả kinh tế cao (31/01/2020)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang