Số lượt truy cập
Hôm nay 33860
Hôm qua 39190
Tuần này 138564
Tháng này 3176390
Tất cả 192971974
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ hai, 08/09/2014
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA MỘT LÀNG NGHỀ MỘC TRUYỀN THỐNG

Nghề Mộc có mặt ở Làng Hạ Vũ xã Hoằng Đạt huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa từ rất lâu, qua bao thăng trầm đến nay người Hạ Vũ vẫn gắn bó với nghề như mảnh đất gắn với tên làng, lớp cha trước truyền lớp con sau, người Hạ Vũ chăm lo gìn giữ nét tinh túy, tài hoa của nghề.

Nghề Mộc có mặt ở Làng Hạ Vũ xã Hoằng Đạt huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa từ rất lâu, qua bao thăng trầm đến nay người Hạ Vũ vẫn gắn bó với nghề như mảnh đất gắn với tên làng, lớp cha trước truyền lớp con sau, người Hạ Vũ chăm lo gìn giữ nét tinh túy, tài hoa của nghề.

(Ảnh: Cơ sở chuyên đục mỹ nghệ ông Lê Quảng Hùng – Làng Hạ Vũ)

Trước đây Hạ Vũ là một trong 3 làng (Đạt Tài, Hạ Vũ, Hạ Thái) thuộc xã Hà Thái, Tổng Bút Sơn (cũ), theo lời kể của các cụ Hoằng Đạt, Hoằng Hà thì người truyền nghề cho các vùng này quê gốc ở Ý Yên, Trấn Nam Sơn (cũ), nay là Hà Nam, ông vốn là thợ cả của một tổ thợ mộc vào đây làm nhà, lấy vợ người Đạt Tài, truyền nghề mộc cho dân Đạt Tài sau đó lan sang Hạ Vũ, Hạ Thái …Trên đôi câu đối ở đền Trà Cổ (Móng Cái, Quảng Ninh) vẫn còn ghi lại dấu tích của nghề mộc Đạt Tài:

Thiên tích thông minh Hoằng Hóa dục

Thánh phù công dụng Đạt Tài danh

(Tạm dịch: Trời phú thông minh cho Hoằng Hóa

                     Thánh phù hộ danh tiếng làng Đạt Tài)

Ngôi đền này được xây dựng năm 1711, điều đó cho thấy nghề mộc Đạt Tài và Hạ Vũ có lịch sử tồn tại và phát triển đến nay đã hơn 300 năm.

Trong những năm qua nghề mộc luôn đóng vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội của nhân dân làng Hạ Vũ nói riêng và xã Hoằng Đạt nói chung, luôn là nghề mũi nhọn và chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế của địa phương, nếu như năm 2005 cả làng chỉ có khoảng 200 lao động làm nghề thì đến năm 2014 số lượng đã tăng hơn gấp đôi (trên 450 lao động), 200 hộ mở xưởng tại làng trong đó có những hộ đã đầu tư vốn lớn để mua máy đục điêu khắc mỹ thuật công nghệ cao với giá 400 – 500 triệu đồng như hộ bà Lê Thị Sáu, hộ ông Lê Quảng Hùng, ngoài ra một số con em làng nghề mộc Hạ Vũ còn đem nghề mộc lập công ty, mở xưởng ở nhiều các tỉnh thành trong cả nước với quy mô sản xuất lớn, sản xuất hàng mộc xuất khẩu và đáp ứng tiêu dùng trong cả nước như Ông Lê Bỉnh Hưng có xí nghiệp sản xuất gỗ xuất khẩu tại khu công nghiệp Bình Dương với trên 400 công nhân, ông Lê Văn Thanh mở xưởng mộc hàng mỹ nghệ tại tỉnh Đồng Nai với hàng chục công nhân … Thu nhập từ nghề đều đạt khá và tăng qua các năm, nếu như năm 2010 thu nhập nghề mộc mới chỉ đạt bình quân 1,9 triệu đồng/LĐ/tháng thì đến năm 2013 thu nhập đã đạt bình quân 2,8 triệu đồng/LĐ/tháng (tăng gần 1,5 lần so với năm 2010).

Đến làng Hạ Vũ ngày nay chúng ta có thể thỏa thê chiêm ngưỡng sản phẩm được bày bán 2 bên đường, bên cạnh những sản phẩm cổ truyền như phù điêu, đại tự, hoành phi, câu đối, tranh tứ quý .. còn có những sản phẩm kết hợp với tính cổ truyền và hiện đại như salon tàu, bàn ghế âu á ..

Mặc dù còn nhiều khó khăn do đặc thù sản xuất, người dân còn chưa bỏ được thói quen mạnh ai nấy làm, rồi tác động của cơ chế thị trường .. song chính quyền và người dân làng nghề đã có nhiều nỗ lực để thích ứng. Để bảo tồn và phát triển nghề truyền thống xã đã quy hoạch giành riêng 0,6 ha cho khu làng nghề và đang hoàn thiện hồ sơ trình tỉnh xét công nhận làng nghề truyền thống để làng có một thương hiệu chính thống, mặt khác trong tiến trình xây dựng nông thôn mới, chính quyền và nhân dân đang tiếp tục huy động các nguồn lực để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, không ngừng cải thiện bộ mặt nông thôn, góp phần vào việc phát triển kinh tế xã hội nói chung và nghề mộc nói riêng./.

Nguồn tin: Chi cục phát triển nông thôn
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 57323


Các tin khác:
 Tối 27/9, tại Hà Nội đã diễn ra lễ khai mạc Hội chợ Nông sản và Thủ công mỹ nghệ khu vực phía Bắc năm 2012, do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức. (15/10/2012)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang