Số lượt truy cập
Hôm nay 112482
Hôm qua 58866
Tuần này 276052
Tháng này 3313878
Tất cả 193109462
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ ba, 04/04/2023
Nuôi tôm công nghệ cao theo hướng VietGap

Những năm gần đây, ngành nông nghiệp Thanh Hóa chú trọng phát triển các vùng nuôi trồng thủy sản thâm canh tập trung ứng dụng công nghệ cao, đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ, áp dụng khoa học - kỹ thuật, quy trình sản xuất tiên tiến để mở rộng sản xuất. Nhiều hộ nuôi trồng thủy sản ở trên địa bàn huyện Hoằng Hóa đã chuyển đổi từ nuôi thủy sản quảng canh sang nuôi thủy sản theo hướng công nghệ cao, để giảm dịch bệnh, nâng cao sản lượng, chất lượng sản phẩm.

Đây là gia đình ông Đỗ Văn Ân ở xã Hoằng Lưu huyện Hoằng Hóa, trước kia nuôi trồng thủy sản chủ yếu trong ao đất, phụ thuộc khá nhiều vào điều kiện thời tiết và hay xảy ra dịch bệnh. Năm 2019 gia đình ông Ân  chuyển đổi sang nuôi công nghiệp, nuôi trong bể. Hiện tại với 5000m2 nuôi bể, ông Ân nuôi tôm theo công nghệ cao, công nghệ biofloc trong bể kín theo tiêu chuẩn VietGAP Các ao nuôi được thiết kế nổi, che kín bằng hệ thống nhà lưới nhằm giảm thiểu các tác động của môi trường bên ngoài, hạn chế dịch bệnh, hay sử dụng chế phẩm sinh học, nguồn thức ăn công nghiệp đạt chuẩn trong suốt quá trình chăm sóc, thân thiện với môi trường.

Với hình thức nuôi tôm công nghiệp siêu thâm canh trong nhà màng, nhà lưới, hàng năm có thể nuôi lên tới 3 vụ, cho doanh thu từ 3-3,5 tỷ đồng/ha. Còn tại vùng nuôi tôm theo hướng công nghiệp của huyện Hoằng Hóa với hơn 264 ha, cho năng suất trung bình 18 tấn/ha/năm, doanh thu đạt gần 2 tỷ đồng/ha/năm.

Trong bối cảnh hiện nay, khi nguồn lợi thủy sản tự nhiên đang bị khai thác ngày một cạn kiệt thì việc nuôi trồng thủy sản trở thành ngành sản xuất được định hướng lâu dài và bền vững. Ngành nông nghiệp Thanh Hóa đang hướng tới phát triển thủy sản thành một ngành sản xuất hàng hoá lớn, xây dựng kế hoạch, tiếp tục thực hiện chuyển dịch cơ cấu thủy sản theo hướng Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững. Trong nuôi trồng thủy sản khuyến khích sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm từ sản xuất nguyên liệu đến chế biến, tiêu thụ sản phẩm.Mặt khác, chủ động phát triển nuôi trồng thủy sản thích ứng với tác động của biến đổi khí hậu. Đồng thời, tiếp tục huy động các nguồn vốn đầu tư nâng cấp vùngnuôi trồng thủy sản tập trung bảo đảm nuôi thâm canh, tăng năng suất; thành lập các tổ cộng đồng, hợp tác xã tại các vùng nuôi nhằm hỗ trợ nhau trong dịch vụ đầu vào, kỹ thuật nuôi cũng như tiêu thụ sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh trở thành những vùng sản xuất hàng hóa lớn.

Khuyến khích người dân đầu tư nuôi thâm canh, siêu thâm canh, nuôi trong nhà màng, nhà kính, công nghệ nuôi tôm 2 giai đoạn; các tiến bộ mới trong nuôi thâm canh cá nước ngọt, nuôi lồng trên sông, trên hồ thủy lợi, thủy điện; hỗ trợ áp dụng các quy phạm thực hành sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP.

Nuôi tôm theo VietGAP là một quy chuẩn. Chính vì vậy việc áp dụng cần phải có lộ trình và thực hiện trong thời gian dài. So với nuôi truyền thống, hộ nuôi VietGAP phải kiểm soát chặt chẽ các yếu tố đầu vào, như nước, thức ăn, con giống...; mọi quy trình chăm sóc, sử dụng thuốc, hóa chất đều được ghi chép cẩn thận vào nhật ký ao nuôi. Tuy nhiên, hiện nay phần lớn các cơ sở nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh có quy mô nhỏ lẻ, cơ sở hạ tầng ao nuôi không đạt tiêu chuẩn, nguồn vốn còn thiếu nên chưa bảo đảm tiêu chuẩn VietGAP. Hầu hết người dân vẫn còn tập quán sản xuất cũ, chỉ dựa vào kinh nghiệm. Bởi vậy, ngành nông nghiệp chủ trương tuyên truyền, vận động, khuyến khích người dân thay đổi cách nghĩ và phương pháp nuôi tôm theo hướng bền vững, tăng cường các lớp tập huấn, hỗ trợ kiến thức cho người nuôi trồng; khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư và bảo đảm chất lượng sản phẩm với giá thành hợp lý. Với người nuôi, sản xuất cần tuân thủ theo quy chuẩn VietGAP, mạnh dạn đầu tư cơ sở hạ tầng, con giống chất lượng cao,...Có như vậy, mới tăng khả năng cạnh tranh và phát triển mô hình nuôi tôm công nghệ cao trở thành những vùng sản xuất hàng hóa lớn, hiệu quả và bền vững.



Nuôi tôm trong bể công nghệ cao

Nguồn tin: Nguyễn Hữu Hùng – Trung tâm Khuyến nông Thanh Hóa
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 8672


Các tin khác:
 Một số biện pháp phòng trừ tổng hợp bệnh chết héo cây keo  (04/04/2023)
 Mô hình Sản xuất ngô lai F1 trên vùng đất không chủ động nước gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm (04/04/2023)
 Cây ngô ngọt mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân huyện Thọ Xuân (30/03/2023)
 Kết quả thực hiện mô hình chăn nuôi gà thịt lông màu gắn với tiêu thụ sản phẩm  (30/03/2023)
 Mô hình “Chăn nuôi ngan gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm” trên địa bàn Thanh Hóa đạt hiệu quả kinh tế cao (30/03/2023)
 Nhân rộng mô hình chăn nuôi theo hướng hữu cơ tại xã Tam Chung huyện Mường Lát (30/03/2023)
 Thanh Hóa: Nhìn lại kết quả thực hiện các mô hình trồng trọt năm 2022 (30/03/2023)
  Bệnh đạo ôn lúa, nguyên nhân, biểu hiện và biện pháp phòng trừ  (02/02/2023)
  Đổi mới phương pháp tập huấn khuyến nông (16/12/2022)
 Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp: “Phát triển cây ăn quả theo chuỗi ứng dụng công nghệ cao”. (08/12/2022)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang