Số lượt truy cập
Hôm nay 58650
Hôm qua 39190
Tuần này 163354
Tháng này 3201180
Tất cả 192996764
Browser   (Today) Chi tiết >>
Chủ nhật, 06/12/2020
Thực hiện các biện pháp giảm nợ xấu cho tàu 67

Hiện nay, các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh đang chủ động thực hiện các giải pháp giảm nợ xấu cho vay vốn theo Nghị định 67/2014/NĐ-CP của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản, chung tay cùng ngư dân khắc phục khó khăn, vươn khơi bám biển.

Suốt hơn 1 năm, tàu vỏ thép có số hiệu TH 91645-TS của gia đình ông Trương Đình Sòng, xã Hoằng Trường (Hoằng Hóa) nằm bờ gần bến cá Lạch Trường, gây lãng phí nguồn vốn đầu tư. Qua tìm hiểu, ông Trương Đình Sòng là chủ tàu không may qua đời, gia đình không có khả năng chi trả các khoản nợ của ngân hàng và không có người tiếp quản vận hành tàu khai thác hải sản nên phải nằm bờ. Nguyện vọng của gia đình mong muốn các ngành có liên quan của tỉnh, huyện Hoằng Hóa, ngân hàng tạo mọi điều kiện để đấu giá con tàu. Tuy nhiên, việc đấu giá tàu vỏ thép gặp rất nhiều khó khăn do tâm lý e ngại khi tiếp quản tàu nợ xấu, nợ quá hạn, khai thác không hiệu quả và nếu có chuyển đổi được thì con tàu cũng mất giá so với giá trị ban đầu khi đóng mới. Được biết đây là tàu cá có công suất 822 CV, dài 30,8m, rộng 7,8m, cao 3,9m; được trang bị đầy đủ các thiết bị hiện đại, giúp ngư dân vươn ra các ngư trường lớn, an toàn. Tàu cá được đóng mới theo chương trình vốn vay của Nghị định 67 và hạ thủy từ năm 2016, với tổng vốn đầu tư 15 tỷ 600 triệu đồng; trong đó, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hoằng Hóa cho vay ưu đãi 95% tổng giá trị đầu tư. Qua thời gian nằm bờ, không vận hành, toàn bộ tàu và tài sản gắn liền với tàu cá đã cũ và gỉ sét. Sau khi hoàn tất các thủ tục pháp lý, Chi cục Thi hành án dân sự huyện Hoằng Hóa đã ủy quyền cho Công ty Đấu giá hợp danh Năm Châu thông báo bán đấu giá tài sản với giá khởi điểm của tài sản là 3,497 tỷ đồng. Xã Hoằng Trường có 4 tàu vỏ thép được đóng theo chính sách vốn vay ưu đãi, hành nghề lưới rê, lưới chụp, trong đó, có 3 tàu hoạt động không hiệu quả, không trả nợ vốn đầu tư theo cam kết và ngân hàng cũng đã khởi kiện. Ông Lê Phạm Thảo, Phó Chủ tịch UBND xã Hoằng Trường, cho biết: Có nhiều nguyên nhân khiến tàu vỏ thép của các ngư dân phải nằm bờ, nhưng chủ yếu là do sự thiếu chuyên nghiệp trong việc quản lý, sử dụng tàu vỏ thép. Quá trình vận hành, khai thác hải sản không hiệu quả, dẫn đến thua lỗ. Ngoài ra, chi phí bảo dưỡng, sửa chữa, tu bổ tàu vỏ thép lớn, hiệu quả khai thác lại thấp do nguồn lợi thủy sản cạn kiệt... khiến các ngư dân gặp nhiều khó khăn. 

Sau hơn 1 năm nằm bờ, tàu vỏ sắt của gia đình ông Trương Đình Sòng, xã Hoằng Trường (Hoằng Hóa) mới thực hiện chuyển đổi theo quy định.

Theo thông tin từ Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh Thanh Hóa, hiện nay các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh đã cho vay đóng mới 58 tàu theo Nghị định 67, với tổng số tiền cam kết theo hợp đồng tín dụng là 653 tỷ đồng, dư nợ gần 600 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến nay có nhiều chủ tàu cố tình chây ỳ, không hợp tác với ngân hàng, trốn tránh nghĩa vụ trả nợ, chuyển vùng khai thác, khai báo không trung thực sản lượng khai thác do thực hiện bán hải sản khai thác trên biển... nên ngân hàng phát sinh nợ xấu với tỷ lệ cao đối với dư nợ cho vay theo Nghị định 67. Đến tháng 11-2020, tỷ lệ nợ quá hạn cho vay theo Nghị định 67 là 62%/tổng dư nợ cho vay theo Nghị định 67. Trong đó, có 26 tàu cá, với dư nợ 379,21 tỷ đồng, hoạt động cầm chừng, không hiệu quả, không trả được nợ gốc, lãi theo cam kết. Nguyên nhân, do một bộ phận ngư dân có tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào chính sách của Nhà nước, do đó một số chủ tàu cố tình chây ỳ, kê khai tình hình khai thác không trung thực, không trả nợ đúng cam kết, không hợp tác với ngân hàng gây khó khăn trong việc đôn đốc thu hồi nợ. Việc chuyển nhượng tàu cá theo Nghị định 17/2018/NĐ-CP ngày 2-2-2018 của Chính phủ rất khó khăn vì thực tế chủ tàu mới không muốn nhận nguyên trạng dư nợ của chủ tàu cũ, vì quá trình sử dụng tàu đã khấu hao, hỏng hóc phải sửa chữa lớn. Đối với các tàu quá hạn, nợ xấu chủ tàu mới phải nhận nguyên trạng nợ xấu do đó chủ tàu chưa đồng thuận.

Trước thực trạng trên, Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh Thanh Hóa cùng với các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh đang tập trung thực hiện các biện pháp giảm tỷ lệ nợ xấu. Đối với nợ xấu phát sinh do chủ tàu cố tình chây ỳ, không hợp tác với ngân hàng, trốn tránh nghĩa vụ trả nợ, chuyển vùng khai thác, khai báo không trung thực sản lượng khai thác do thực hiện bán hải sản khai thác trên biển, gây khó khăn trong việc đôn đốc thu hồi nợ; có biện pháp yêu cầu các chủ tàu đưa tàu về địa phương để chấp hành thi hành án sau khi tòa án có phán quyết. Đối với nợ xấu phát sinh do yếu tố khách quan, như: thời tiết và ngư trường khai thác; kinh nghiệm vận hành tàu vỏ thép của chủ tàu chưa có nên hiệu quả khai thác chưa cao; tàu thường xuyên hư hỏng, có cơ chế về khoanh, giãn nợ đối với các chủ tàu này.

Nguồn tin: Báo Thanh Hóa
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 18494


Các tin khác:
 Khó khăn trong tiếp cận các chính sách hỗ trợ phát triển thủy sản (01/11/2020)
 Toàn tỉnh khai thác và nuôi trồng thủy sản đạt 145.000 tấn (12/10/2020)
 Ngăn chặn tình trạng sử dụng xung điện và ngư cụ cấm để khai thác thủy sản (06/10/2020)
 Những chuyển biến trong phát triển thủy sản (05/10/2020)
 Xã Nga Tân phát triển nuôi trồng thủy sản công nghệ cao (05/10/2020)
 Thanh Hóa công bố mở cửa 3 cảng cá (25/09/2020)
 THÀNH LẬP TRUNG TÂM ĐĂNG KIỂM TÀU CÁ THANH HÓA – TỪNG BƯỚC CHUYÊN NGHIỆP HÓA CÔNG TÁC ĐĂNG KIỂM TÀU CÁ. (05/09/2020)
 Hiệu quả khai thác xa bờ (17/07/2020)
 Tuyên truyền cho ngư dân và chủ tàu cá về chống khai thác IUU và quy định lao động trẻ em trên tàu cá (15/07/2020)
 Huyện Triệu Sơn phát triển nuôi trồng thủy sản (08/07/2020)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang