Số lượt truy cập
Hôm nay 13003
Hôm qua 58866
Tuần này 176573
Tháng này 3214399
Tất cả 193009983
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ ba, 04/04/2023
Tiềm năng, cơ hội phát triển nghề nuôi rươi - lúa.

Rươi được là món ăn đặc sản, giầu dinh dưỡng, có giá trị kinh tế cao. Trước đây, rươi chủ yếu là khai thác tự nhiên nên nguồn lợi ngày càn cạn kiệt. Năm 2021 được sự giới thiệu tư vấn của Trung tâm Khuyến nông Thanh hóa, UBND xã Quảng Phúc, huyện Quảng Xương đã tổ chức cho các hộ dân tham quan, học tập kinh nghiệm nuôi Rươi tại xã Hoà Bình, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng và mua giống về nuôi thử nghiệm đến nay đã cho kết quả, thành công bước đầu của mô hình nuôi Rươi đã mở ra hướng phát triển đối tượng nuôi mới trên vùng đất nhiễm mặn mang lại hiệu quả kinh tế cao, hướng tới sản xuất nền nông nghiệp theo hướng hữu cơ.

Ông Nguyễn Văn Bình phó Chủ tịch xã Quảng Phúc cho biết: Trước đây, việc nuôi Rươi tại thôn Ngọc Bình, xã Quảng Phúc mới chỉ dừng lại ở việc khoanh vùng tự nhiên nơi có Rươi sinh sống và phát triển. Người dân bước đầu có tiến hành đắp tôn cao bờ bao, khơi thông hệ thống kênh mương, cửa cống để chủ động tháo nước, rửa bãi và lấy giống Rươi tự nhiên, bãi được trồng cói hoặc lúa để cải tạo khu vực ruộng tơi xốp và dinh dưỡng cho Rươi phát triển. Người dân cũng tiến hành cải tạo bãi bằng cày xới tạo độ tơi xốp và tăng dinh dưỡng khu vực bùn đáy để lấy giống từ nguồn Rươi tự nhiên. Mô hình nuôi này chủ yếu phụ thuộc vào tự nhiên, chi phí, năng suất khai thác thấp và không ổn định. Bên cạnh đó, người dân còn ít kinh nghiệm và chưa nắm được quy trình về kỹ thuật quản lý môi trường và tác động kỹ thuật cải tạo vùng khoanh nuôi nên năng suất lúa, Rươi vẫn còn thấp, hiệu quả kinh tế vùng canh tác chưa cao.  

Năm 2022 ông Hoàng Xuân Giang tại xã Hoà Bình, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng có sản xuất giống nhân tạo và nuôi rươi thương phẩm. Ông Nguyễn Công Oanh và ông Lê Ngọc Anh cùng các thành viên trong Hợp tác xã dịch vụ Nông nghiệp Quảng Phúc có diện tích dất nông nghiệp có Rươi sinh sống đã đi tham quan, học tập kinh nghiệm và mua giống về nuôi thử nghiệm. Ông Nguyễn Công Oanh chia sẻ: Để có môi trường thích hợp cho Rươi sinh sống và phát triển thì chất đất phải là đất thịt nếu đất cát thì phải 3 cát/7 thịt, hệ thống kênh mương phải đều tiết được nước tốt. Giai đoạn đầu thả giống cần đều tiết mực nước cho phù hợp từ 20-30cm, nuôi thả cần bổ sung phân chuồng ủ hoai lượng 5-10kg/350m2 để gây tảo. Trong quá trình sinh trưởng, bổ sung thức ăn tinh bột cá từ 1-2kg/350m2. Sau 1 tháng thả cứ 10 – 15 ngày cho ăn 1 lần, hòa tan cám cá và bột đậu tương vào nước rồi phun đều lên mặt ruộng. 

Mô hình Lúa – Rươi có sự bước đầu đã mang lại hiệu quả, trồng Lúa tạo sinh cảnh, tạo mùn bã hữu cơ, hấp thu khí độc trong đất, thau chua rửa mặn cho đất. Rươi tăng độ tươi xốp cho đất, đảo đất, giúp lúa tươi tốt và phát triển mạnh, tăng năng suất lúa trên đơn vị điện tích. Sau khi thu hoạch lúa vụ Xuân Hè, tiến hành lồng dập, tiêu độc và bón phân hữu cơ ủ vi sinh lên men để cải tạo đất. Khi tiến hành lấy nước vào ruộng, cần điều chỉnh độ mặn hợp lý để tạo môi trường phù hợp, từ 2-5%o

Sau 12 tháng nuôi Rươi đã trưởng thành và có thể thu hoạch. Ông Oanh cho biết: đã thu được hơn 10kg Rươi, giá bán là 450 nghìn đồng/kg, sau khi trừ chi phí đã thu lãi hơn 3 triệu đồng. Được biết, mô hình nuôi Rươi được kỳ vọng đạt sản lượng từ 25-35kg/sào.

Qua đánh giá bước đầu, có thể nói mô hình nuôi Rươi – lúa đã thành công, đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn  10 lần so với độc canh cây lúa. Từ những thành công này, trong năm 2023 Hợp tác xã dịch vụ Nông nghiệp Quảng Phúc sẽ nhân rộng mô hình, hướng tới  sản xuất nông nghiệp hữu cơ, nâng cao thu nhập cho bà con nông dân.



Nguồn tin: Lê Đình Thuận – Trung tâm Khuyến nông Thanh Hóa
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 8176


Các tin khác:
 Nuôi tôm công nghệ cao theo hướng VietGap (04/04/2023)
 Một số biện pháp phòng trừ tổng hợp bệnh chết héo cây keo  (04/04/2023)
 Mô hình Sản xuất ngô lai F1 trên vùng đất không chủ động nước gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm (04/04/2023)
 Cây ngô ngọt mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân huyện Thọ Xuân (30/03/2023)
 Kết quả thực hiện mô hình chăn nuôi gà thịt lông màu gắn với tiêu thụ sản phẩm  (30/03/2023)
 Mô hình “Chăn nuôi ngan gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm” trên địa bàn Thanh Hóa đạt hiệu quả kinh tế cao (30/03/2023)
 Nhân rộng mô hình chăn nuôi theo hướng hữu cơ tại xã Tam Chung huyện Mường Lát (30/03/2023)
 Thanh Hóa: Nhìn lại kết quả thực hiện các mô hình trồng trọt năm 2022 (30/03/2023)
  Bệnh đạo ôn lúa, nguyên nhân, biểu hiện và biện pháp phòng trừ  (02/02/2023)
  Đổi mới phương pháp tập huấn khuyến nông (16/12/2022)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang