Số lượt truy cập
Hôm nay 36536
Hôm qua 39190
Tuần này 141240
Tháng này 3179066
Tất cả 192974650
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ sáu, 19/08/2022
Phát hiện loài rắn Hổ Mây mới tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên

Khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Xuân Liên có tổng diện tích hơn 27.000 ha, nằm giáp ranh với tỉnh Nghệ An và gần biên giới Việt Nam - Lào. Đây là một trong những khu bảo tồn có giá trị đa dạng sinh học quý giá của Việt Nam với nhiều loài động thực vật nằm trong Sách đỏ Việt Nam và thế giới.

Trong năm 2022, các nhà khoa học Đoàn nghiên cứu hỗn hợp Việt - Nga (Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga và Trường Đại học Tổng hợp Moscow, Liên bang Nga) cùng với các cán bộ khoa học KBTTN Xuân Liên đã tiến hành khảo sát khu hệ bò sát - lưỡng cư tại các sinh cảnh khác nhau thuộc KBTTN Xuân Liên (Bản Vịn, xã Bát Mọt, huyện Thường Xuân).

Các loài bò sát - lưỡng cư được tìm kiếm và ghi nhận tại những địa điểm sinh sản (vùng nước, đầm lầy, suối…) và các nơi sinh sống khác (dưới các mảnh gỗ, hốc đá, vỏ cây…). Hình ảnh các loài bò sát - lưỡng cư được ghi bằng máy ảnh Nikon D-610 với ống kính Macro Nikon AF-S Micro NIKKOR 105 mm. Tiếng kêu của ếch nhái được thu bằng máy ghi âm ZOOM. Thời điểm khảo sát trùng với đầu mùa mưa, có nhiều loài ếch nhái đang trong thời kỳ sinh sản, đối với nhiều loài trong số chúng có phát tiếng kêu và xuất hiện nòng nọc.

Kết quả nghiên cứu bước đầu cho thấy, các nhà khoa học Đoàn nghiên cứu hỗn hợp Việt - Nga đã ghi nhận được tổng cộng 42 loài bò sát - lưỡng cư (5 loài thằn lằn, 9 loài rắn và 28 loài ếch nhái) trong khu vực nghiên cứu. Đáng chú ý trong số các loài lưỡng cư, đã ghi nhận loài Cóc mày Pù Hoạt (Leptobrachella puhoatensis) tại KBTTN Xuân Liên. Loài Cóc mày Pù Hoạt thuộc họ Cóc bùn (Megophryidae) đã được các nhà khoa học thuộc Bảo tàng Australia, Đại học Hồng Đức và Đại học Vinh phát hiện tại KBTTN Pù Hoạt (tỉnh Nghệ An) và công bố năm 2017. Như vậy, đây là khu vực lần đầu tiên đã phát hiện loài Cóc mày Pù Hoạt tại tỉnh Thanh Hoá và lần thứ hai tại Việt Nam.

Đặc biệt trong chuyến khảo sát này, lần đầu tiên ở Việt Nam tại KBTTN Xuân Liên các nhà khoa học đã phát hiện loài rắn có tên khoa học là Pareas geminatus, thuộc họ Rắn hổ mây (Pareidea). 

Rắn hổ mây Xuân Liên (Pareas geminatus)
Nguồn: Nikolay A. Poyarkov (Xuân Liên, 6/2022)

Rắn hổ mây Xuân Liên (Con đc trưng thành): A - Toàn thân bên trên, B - Toàn thân bên dưới, C - Đầu bên phải, D - Đu bên trái, E - Đu bên dưới (Nguồn: Li Ding và Cộng sự, 2020)

Loài rắn Pareas geminatus có đặc điểm hình thái như thân mảnh, màu vàng nâu, dài cỡ trung bình (chiều dài 566 mm); hàng đốt sống trung gian hơi to ra; có 170 - 188 cơ bụng; các vạch sẫm màu dọc trên thân hơi nổi lên; hai sọc nhỏ màu đen sau hốc mắt bắt đầu từ mép dưới và mép trên của vảy sau hốc mắt; có sọc sau ổ mắt dưới đến phần trước của hàm trên; các sọc phía trên bên trái và bên phải hợp nhất tạo thành một vòng cổ màu sẫm (Hình 1 và 2). Loài này thường sinh sống trong các khu rừng nhiệt đới gió mùa, ở độ cao từ 1.160 m đến 2.280 m so với mực nước biển, cũng có thể bắt gặp ở khu vực rừng thứ sinh bị tác động mạnh. Trước đây, loài rắn Pareas geminatus đã được phát hiện ở khu vực Tam Giác Vàng, bao gồm phần cực nam của tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), phần tây bắc của Thái Lan và phần phía bắc của Lào. Theo tiếng Thái Lan gọi là Rắn ăn sên, tiếng Trung Quốc gọi là Rắn đầu tù (Li Ding và Cộng sự, 2020). Tại Việt Nam, loài này chưa có tên gọi chính thức, theo đề xuất của các nhà khoa học đã phát hiện loài này tại KBTTN Xuân Liên có thể đặt tên tiếng Việt Nam là “Rắn hổ mây Xuân Liên”. Theo tài liệu của Hoàng Ngọc Thảo và Cộng sự (2020), họ Rắn hổ mây tại vùng Bắc Trung Bộ mới chỉ ghi nhận 4 loài: Rắn hổ mây gờ (Pareas carinatus), Rắn hổ mây Ham-ton (Pareas hamptoni) và Rắn hổ mây ngọc (Pareas margaritophorus). Phát hiện mới loài Rắn hổ mây Xuân Liên (Pareas geminatus) đã bổ sung loài mới cho cho khu hệ bò sát - lưỡng cư khu vực Bắc Trung Bộ nói riêng cũng như Việt Nam nói chung.

Nguồn tin: Khu Bảo tồn Thiên nhiên Xuân Liên
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 15101


Các tin khác:
 Mô hình: “Chuyển đổi cơ cấu rừng trồng gỗ lớn” – Gáo vàng (Thiên Ngân – Neolamar cadamba) tại thôn Ngọc Sơn, thị trấn Phong Sơn, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa (01/08/2022)
 Hội nghị làm việc về công tác QLBV&PTR, PCCCR trên địa bàn huyện Hoằng Hóa (01/08/2022)
 Đoàn Thanh niên VQG Bến En thăm và tặng quà nhân kỷ kiệm ngày Thương binh liệt sỹ (27/7/1947 – 27/7/2022) (27/07/2022)
 Chi cục Kiểm lâm tổ chức Hội nghị sơ kết công tác Kiểm lâm 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2022 (06/07/2022)
 Đoàn Thanh niên VQG Bến En ra quân “Phát động đợt cao điểm tuyên truyền toàn dân tham gia bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng” tại xã Xuân Thái, huyện Như Thanh (28/06/2022)
 Bảo tồn thành công 3 loài lan quý hiếm (19/06/2022)
 Đoàn Thanh niên VQG Bến En ra quân “Tình nguyện chung tay xây dựng nông thôn mới” tại xã Bình Lương, huyện Như Xuân (12/06/2022)
 Thăm “Thần Mộc” tại Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên (26/05/2022)
 HỘI NGHỊ SƠ KẾT 01 NĂM THỰC HIỆN DỰ ÁN “Tăng cường và phát triển năng lực hành động cho phụ nữ dân tộc thiểu số nhằm phát triển sinh kế và quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên trong Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, huyện Bá Thước” do tổ chức GRET (23/05/2022)
 Vườn Quốc gia Bến En tập huấn cho Lực lượng Kiểm lâm về thực thi pháp luật QLBVR, công tác kiểm tra xử lý vi phạm; công tác điều tra giám sát đa dạng sinh học (13/04/2022)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang