Số lượt truy cập
Hôm nay 30439
Hôm qua 39190
Tuần này 135143
Tháng này 3172969
Tất cả 192968553
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ tư, 04/05/2022
Một số biện pháp khắc phục hiện tượng bất thường trong sản xuất lúa mùa.

Để chủ động khắc phục một số hiện tượng bất thường trong sản xuất lúa vụ Mùa 2022, bà con nông dân cần lưu ý:

1. Nắng nóng làm ảnh hưởng đến mạ và lúa mới cấy: 

Thời vụ gieo cấy lúa mùa diễn ra tập trung vào cuối tháng 5 đến đầu tháng 7 dương lịch. Đây là 2 tháng được dự báo là nắng nóng nhất trong năm dễ làm cho mạ bị héo và chết, lúa mới cấy sẽ chậm bén rễ hồi xanh và có thể chết. Vì vậy cần lưu ý:

- Đối với mạ non trên nền đất cúng, mạ khay: 

Cần bám sát lịch thời vụ gieo cấy của địa phương, không nên gieo sớm (vụ mùa gieo 8-10 ngày là cấy được)

Chọn nơi râm mát, thời gian chiếu nắng trong ngày ngắn để làm nền gieo mạ và đặt khay. Nên chọn nền đất làm nền gieo và nơi đặt khay  mạ, hạn chế làm nền gieo trên sân gạch, sân xi măng.

Nên làm bùn dầy hơn vụ Xuân giúp bảo vệ bộ rễ mạ. Bổ sung supe vòa bun gieo giúp bộ rễ khỏe, tăng sức chống chịu cho cây.

Tăng số lần tưới trong ngày để giảm nhiệt độ nền gieo và cung cấp nước cho cây.

Sử dụng lưới đen để  che nắng cho mạ.

- Đối với mạ dược: 

Cần bám sát lịch thời vụ gieo cấy của địa phương, không nên gieo sớm (vụ Mùa gieo 15-18 ngày là cấy được)

Bổ sung lân supe và trấu và nền gieo giúp bộ rễ khỏe, tăng sức chống chịu cho cây và khi nhổ bộ rễ ít bị tổn thương giúp cây bén rễ hồi xanh nhanh.

2. Mưa lớn gây ngập úng, bão, dông lốc gây đổ lúa.

Trong vụ Mùa thường xảy ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như: mưa bão gây ngập úng làm chết lúa mới cấy, ảnh hưởng tới sinh trưởng phát triển và sức chống chịu của cây đặc biệt giai đoạn làm đòng có thể gây thân lá ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển cũng như sức chống chịu của cây. Đặc biệt giai đoạn làm đòng có thể gây thối đòng. Dông lốc làm lúa bị đổ ngã dập gẫy thân lá ảnh hưởng tới quá trình vận chuyển vật chất tạo điều kiện cho rầy, bệnh bạc lá phát sinh gây hại. Vì vậy để chủ động phòng chống ngập úng và hạn chế láu bị đổ ngã cần:

Các địa phương và bà con nông dân cần tiến hành nạo vét kênh mương, khơi thông dòng chảy. Khẩn trương rút nước sau mưa lớn, không để ngập quá lâu làm giảm khả năng chống chịu của cây. Sử dụng phân bón tổng hợp NPK có hàm lượng kaly cao. Thực hiện bón tập trung nặng đầu nhẹ cuối giúp cây lúa đẻ nhánh khỏe, cứng cây, dầy lá, tăng sức chống chịu với điều kiện thời tiết bất thuận và sâu bệnh hại.

Đối với những diện tích bị ngập úng cục bộ, diện tích lúa mới cấy, mạ mới gieo cần: rút nước từ từ tránh làm trôi dạt, dập gãy cây. Trong quá trình rút nước kết hợp té rửa lá giúp cây quang hợp tốt hơn. Phun một số chế phẩm hỗ trợ phục hồi bộ rễ, tuyệt đối không bón đạm đơn.

3. Ngộ độc hữu cơ và phèn mặn:

Việc xử lý rơm rạ trả lại cho đất phần hữu cơ giúp đất tơi xốp hơn, tăng khả năng giữ nước và giữ phân. Tuy nhiên vụ mùa diễn ra rất khẩn trương trong khi rơm rạ của vụ Xuân để  lại nhiều, nếu không xử lý tốt sẽ gây ngộ độc hữu cơ (ngộ độc đạm) cho lúa mới cấy và tạo điều kiện cho bệnh bạc lá phát sinh gây hại.

anh lua ngo doc1

ngo doc2

Để hạn chế hiện tượng này bà con cần lưu ý:

Nên giữ mực nước khi thu hoạch lúa vụ Xuân. Thu hoạch đến đâu tiến hành làm đất ngay đến đỏ để rơm rạ được phân hủy sớm. Sử dụng một số chế phẩm xử lý rơm rạ khi tiến hành làm đất giúp rút ngắn thời gian phân hủy rơm rạ tại một số địa phương sử dụng rơm rạ để che phủ cho cây vụ đông bà con có thể thu gom lại, đánh đống và xử lý.

Đốt rơm rạ sẽ gây tai nạn giao thông do bị cản trở tầm nhìn của khói bụi, gây ô nhiễm môi trường, các vi sinh vật có lợi trong đất bị chết, làm đất chai cứng, giảm khả năng giữ nước, giữ phân, Vì vậy các địa phương cần tuyên truyền nâng cao nhận thức trong sản xuất nông nghiệp và ý thức trách nhiệm của nông dân đối với cộng đồng.

Nắng nóng còn có thể bốc phèn gây ngộ độc cho cây lúa đói với những diện tích chua phèn, vùng ben biển cần tranh thủ các đợt lấy nước để tiến hành thau chua, rửa mặn bón tù 20- 25 kg vôi bột để tăng độ pH và luôn giữ mực nước trên ruộng để ém phèn mặn.

Khi cây lúa có biểu hiện ngộ độc như: còi cọc, kém phát triển, rễ vàng hoặc đen có mùi hôi tanh, dễ đứt gãy và có thể chết cần bón 15 -20 kg lân supe cho 1 sào kết hợp phun một số chế phẩm hỗ trợ phục hồi bộ rễ. Bà con lưu ý tuyệt đối không bón thêm phân đạm.        

Nguồn tin: Nguyễn Hiền – TTKN,   Tác giả: Nguyễn Hiền – TTKN
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 9054


Các tin khác:
  Kỹ thuật chăn nuôi vịt siêu thịt GRIMAUD (21/04/2022)
 Thành công trong chuyển giao KH&CN và ứng dụng vào sản xuất giống, nuôi trồng nấm đông trùng hạ thảo (Cordyceps Militaris L.ex Fr.) tại Viện Nông nghiệp Thanh Hóa (18/04/2022)
  Nuôi cá Hồng Mỹ trong ao hồ - Một hướng đi mới, an toàn hiệu quả (15/04/2022)
  Vai trò, ý nghĩa của vắc xin phòng bệnh trong chăn nuôi nông hộ (15/04/2022)
  Cam Hùng Hải Vân Du - Thạch Thành sản phẩm OCOP cấp tỉnh (15/04/2022)
  Tập huấn nâng cao năng lực về truyền thông quản lý rừng bền vững (14/04/2022)
 Trung tâm nghiên cứu Vịt Đại Xuyên bàn giao giống Vịt Biển cho các hộ dân tham gia mô hình “Phát triển mô hình chăn nuôi Vịt Biển an toàn sinh học” (04/04/2022)
 Máy tinh lọc mật ong (11/03/2022)
 Ứng dụng chế phẩm sinh học trong chăn nuôi gà  (11/03/2022)
  Một số bài học kinh nghiệm và hiệu quả kinh tế trong nuôi cá chẽm qua đông trong ao đất (11/03/2022)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang