Số lượt truy cập
Hôm nay 4656
Hôm qua 58866
Tuần này 168226
Tháng này 3206052
Tất cả 193001636
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ tư, 06/04/2022
Đánh giá kết quả thực hiện cơ chế, chính sách phát triển cây gai xanh nguyên liệu trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Ngày 6-4, tại huyện Cẩm Thủy, UBND tỉnh Thanh Hoá đã tổ chức buổi làm việc, tham quan, khảo sát vùng gai nguyên liệu và tổ chức hội nghị đánh giá kết quả thực hiện cơ chế, chính sách phát triển cây gai xanh nguyên liệu trên địa bàn tỉnh.

Các đại biểu đi khảo sát vùng trồng gai trên đất bãi tại xã Cẩm Tân huyện Cẩm Thủy


Các đại biểu thăm địa điểm sản xuất giống của Công ty An Phước tại xã Thạch Quảng, Thạch Thành


Khu vực ươm giống cây gai xanh

Các đại biểu thăm, khảo sát mô hình trồng gai trên đất đồi có độ dốc trung bình, độ dốc cao, mô hình chuyển đất trồng dứa, sắn, mía sang trồng gai






Việc phát triển cây gai xanh nguyên liệu trên địa bàn tỉnh bước đầu đã đem lại hiệu quả, cho thu nhập cao gấp 2 đến 3 lần so với cây trồng khác trên cùng một đơn vị diện tích. Từ đó, mở ra hướng phát triển cây trồng mới, tạo việc làm và tăng thu nhập cho người dân. Đến xã Cẩm Tú (Cẩm Thủy) chúng tôi ấn tượng với những đồi trồng cây gai xanh mướt. Trên các triền đồi, người dân nơi đây đang tất bật chăm sóc và thu hoạch cây gai xanh nguyên liệu. Hộ bà Phạm Thị Thanh, xã Cẩm Tú là một trong những gia đình có diện tích cây gai xanh nhiều nhất xã. Năm 2017, gia đình bà trồng thử nghiệm 1 ha cây gai xanh cho năng suất, hiệu quả kinh tế cao. Từ đó đến nay, gia đình bà đã chuyển đổi được 19 ha diện tích đất đồi trồng các cây nông nghiệp kém hiệu quả sang trồng cây gai xanh và cho thu nhập hơn 1 tỷ đồng/năm. Bà Phạm Thị Thanh, cho biết: Cây gai xanh có giá trị kinh tế cao, thân và vỏ dùng sản xuất sợi dệt vải chất lượng cao; lá sử dụng trong chế biến bánh gai, tách chiết lấy tinh dầu; thân cây gai được sử dụng làm nguyên liệu sản xuất giấy. Nhất là, cây gai xanh dễ chăm sóc, có thể trồng trên đất dốc 150, khả năng chịu hạn tốt. Sau 4 tháng trồng cho thu hoạch vụ đầu tiên, sau đó chặt sát gốc, cây sẽ mọc lại và 60 ngày sau cho thu hoạch lứa tiếp theo. Tham gia canh tác cây gai xanh nguyên liệu, gia đình được Công ty CP Nông nghiệp An Phước – Viramie hỗ trợ giống, phân bón bằng hình thức trả chậm và chuyển giao kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch, ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm... Đây là cây trồng 1 lần nhưng thu hoạch 9 - 10 năm, mỗi năm thu từ 4 đến 5 lứa, nên không phải đầu tư trồng nhiều lần như các cây trồng khác. Nhờ đầu ra ổn định nên cây gai xanh đã thực sự đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.

Phát huy lợi thế về đất đai và có nhà máy sản xuất sợi dệt đóng trên địa bàn, huyện Cẩm Thủy đã chỉ đạo các xã, thị trấn chuyển đổi đất đang trồng cây nông nghiệp kém hiệu quả sang trồng cây gai xanh nguyên liệu và hướng tới phát triển cây trồng chủ lực của địa phương. Đồng thời, thực hiện hợp đồng liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm với nhà máy. Đến nay, huyện Cẩm Thủy đã trồng được 372,7 ha cây gai xanh, trong đó có 101,7 ha trồng mới và 271 ha lưu gốc. Tập trung ở các xã Cẩm Tú, Cẩm Quý, Cẩm Ngọc, Cẩm Yên... Đánh giá về hiệu quả của cây gai xanh mang lại, đồng chí Hà Ngọc Sơn, Trưởng Phòng Nông nghiệp, UBND huyện Cẩm Thủy, cho biết: Trồng cây gai xanh bình quân 1 năm thu hoạch 4 đến 5 lứa (một số hộ đất tốt, chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật có thể lên tới 6 lứa) với năng suất bình quân đạt 25 tấn/lứa/ha cây tươi, tương đương 750kg sợi khô/lứa. Theo tính toán của các hộ trồng gai, đối với diện tích gai trồng năm đầu do phải chi phí đầu tư mới nên lợi nhuận từ 40 - 50 triệu đồng/ha/năm và đối với gai lưu gốc từ năm thứ 2 trở đi cho lợi nhuận từ 80 triệu đồng/ha trở lên. Từ kết quả đó cho thấy cây gai xanh có hiệu quả kinh tế cao hơn so với một số cây trồng khác trên cùng một diện tích. Ngoài ra, cây gai xanh là cây lưu gốc thời gian dài khoảng 9 đến 10 năm, năng suất cây gai những năm sau cao hơn năm đầu tiên. Sau 10 năm, củ gai xanh còn thu hoạch làm nguyên liệu chế biến thuốc nam. Bên cạnh lợi ích kinh tế, cây gai xanh còn có tác dụng phục hồi đất và sau khi thu hoạch phần vỏ, thân cây và lá sẽ được băm nhỏ, rải đều lên diện tích trồng làm phân hữu cơ. Do có hàm lượng protein tốt nên thân và lá cây gai xanh nhanh chóng giúp đất trở nên tơi xốp, nhiều dưỡng chất.

Một số hình ảnh tham quan tại nhà máy chế biến 














Buổi chiều cùng ngày, UBND tỉnh Thanh Hoá đã tổ chức hội nghị đánh giá kết quả thực hiện cơ chế, chính sách phát triển cây gai xanh nguyên liệu trên địa bàn tỉnh.

Dự hội nghị có các đồng chí: Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh; Lê Quang Hùng, Ủy viên Ban Thường vụ, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy; Nguyễn Quang Hải, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh cùng lãnh đạo chủ chốt 18 huyện trong vùng quy hoạch nguyên liệu cây gai xanh. Đồng chí Lê Đức Giang, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.

Đồng chí Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo tại hội nghị

Trong thời gian qua, việc phát triển cây gai xanh gắn với xây dựng nhà máy chế biến sợi gai đã nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh. Năm 2018, UBND tỉnh đã phê duyệt Đề án phát triển vùng nguyên liệu cây gai xanh phục vụ Nhà máy sản xuất sợi dệt An Phước tại xã Cẩm Tú, huyện Cẩm Thủy đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030, theo đó có 18 huyện trong vùng quy hoạch trồng cây gai xanh với diện tích 6.457 ha.

Qua 1 năm triển khai thực hiện trồng và sản xuất cây gai xanh nguyên liệu đã đạt được những kết quả bước đầu. Tính đến tháng 3-2022 diện tích trồng gai xanh trên địa bàn tỉnh đạt 670 ha (trồng mới 210 ha, lưu gốc 460 ha) đạt 10,4% kế hoạch. Năm 2021, toàn tỉnh đã thực hiện hỗ trợ diện tích chuyển đổi trồng cây lâu năm kém hiệu quả sang trồng cây gai xanh 161,6 ha; mua giống trồng mới 438,5 ha; mua 207 máy tước vỏ gai với tổng kinh phí hơn 7 tỷ đồng.

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, đồng chí Lại Thế Nguyên, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh hoanh nghênh các huyện miền núi, nhất là các huyện Mường Lát, Bá Thước... đã tập trung chỉ đạo chuyển đổi cơ cấu cây trồng và đưa cây gai xanh vào sản xuất. Đồng chí nhấn mạnh: Cây gai xanh phát triển tốt ở vùng trung du, đồng bằng và vùng núi nhất là các huyện miền núi cao như Mường Lát.

Theo đồng chí, tỉnh Thanh Hóa hoàn toàn đủ khả năng cung cấp nguồn nguyên liệu cho nhà máy hoạt động ổn định.

Đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy đề nghị cấp ủy, chính quyền các địa phương tập trung cao nhất trong việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện phát triển vùng nguyên liệu hơn 6.000 ha cây gai xanh theo cam kết. Tập trung phát triển cây gai xanh góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Phát triển cây gai xanh tạo thành hình mẫu gắn sản xuất với chế biến trên địa bàn tỉnh. Phát triển vùng nguyên liệu gai xanh góp phần tạo niềm tin cho các nhà tầu tư khác vào lĩnh vực nông nghiệp. Qua đó thấy tỉnh Thanh Hóa luôn đồng hành và cam kết vùng nguyên liệu cho các nhà đầu tư. Đồng chí đề nghị, đến hết năm 2022 toàn tỉnh phải trồng mới được 1.500 ha, và theo lộ trình đến năm 2025 đạt 6.000 ha cây gai xanh.

UBND tỉnh chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng của tỉnh và nhà máy xây dựng các chuyên trang, chuyên mục về phát triển cây gai xanh. Tuyên truyên thông qua các cuộc họp thôn, bản.

Trên cơ sở diện tích cây gai theo quy hoạch, các huyện tập trung quán triệt chủ trương phát triển cây gai xanh là giải pháp quan trọng trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Không được chủ quan, duy ý chí, không làm theo phong trào, mà phải chuyển đổi cơ cấu cây trồng gắn với chế biến khi có đầu ra ổn định của thị trường và có thu nhập cao cho người dân.

Ban Thường vụ Huyện ủy các huyện phải xác định rõ diện tích được giao để chỉ đạo, giao nhiệm vụ cụ thể cho các xã vận động Nhân dân tham gia trồng cây gai xanh nguyên liệu. Phân công các đồng chí phụ trách các xã chỉ đạo phát triển vùng nguyên liệu. UBND các huyện phối hợp với nhà máy tổ chức tập huấn về kỹ thuật chăm sóc, thua hoạch cho người dân. Lấy kết quả trồng gai xanh theo kế hoạch mà tỉnh giao để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ hàng năm.

Đối với UBND tỉnh, tiếp tục giao chỉ tiêu phát triển cây gai xanh hàng năm cho các huyện; đồng thời tăng cường kiểm tra, đôn đốc các huyện được giao chỉ tiêu. Cùng với đó, chỉ đạo quyết liệt, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực hiện chính sách phát triển cây gai xanh. Nghiên cứu việc chuyển đổi các loại đất sang trồng gai có được hưởng chính sách hay không, các huyện đồng bằng muốn tham gia vùng nguyên liệu thì như thế nào...

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc để tập huấn cho người dân. Chủ trì phối hợp với UBND các huyện và nhà máy để xây dựng các cơ chế, chính sách để sớm phát triển vùng nguyên liệu bền vững sớm đạt diện tích theo quy hoạch.

Đối với Tập đoàn An Phước, cần vào cuộc quyết liệt để xây dựng vùng nguyên liệu bảo đảm hài hòa lợi ích của người dân với nhà máy. Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng cơ chế xây dựng vùng nguyên liệu. Đồng thời, quan tâm phát triển vùng nguyên liệu, tạo điều kiện về giống chất lượng cao, vật tư nông nghiệp và thu mua nguyên liệu cho người dân. Nhà máy cần có chính sách hỗ trợ cho các hộ dân ngoài vùng quy hoạch vùng nguyên liệu cây gai xanh.

Phát biểu tiếp thu ý kiến chỉ đạo của đồng chí Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, đồng chí Lê Đức Giang, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đồng thời yêu cầu các sở, ngành, địa phương căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của mình tập trung triển khai thực hiện quyết liệt trong thời gian tới. Đồng chí cũng giải đáp những thắc mắc, đề xuất của các địa phương trong hội nghị.



Nguồn tin: Văn phòng Sở,   Tác giả: Văn phòng Sở
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 32825


Theo dòng sự kiện:
 Thông báo sản xuất cây giống lâm nghiệp (05/01/24)
 Công nhận nguồn giống cây trồng lâm nghiệp (19/12/23)
 Thông báo sản xuất cây giống (17/10/23)
 Xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên với phẩm chất “6 dám” ngang tầm nhiệm vụ tại Ban quản lý Khu BTTN Xuân Liên (11/07/23)
 Hạt Kiểm lâm huyện Lang Chánh thông báo tổ chức sản xuất và kinh doanh giống cây trồng lâm nghiệp (30/01/23)
 Xây dựng mô hình điểm trồng hàng rào xanh, cây bóng mát trong xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu (04/01/23)
 Ban Quản lý Rừng phòng hộ Mường Lát thông báo thông tin về sản xuất, gieo ươm cây giống phục vụ trồng rừng năm 2030 (29/11/22)
 Tăng cường công tác kiểm tra an ninh rừng tại gốc trong dịp trước tết Nguyên đán 2023 (07/11/22)
 KÝ KẾT QUY CHẾ PHỐI HỢP GIỮA BAN QUẢN LÝ RỪNG PHÒNG HỘ NHƯ THANH VỚI CÔNG AN HUYỆN NHƯ THANH TRONG CÔNG TÁC BẢO ĐẢM AN NINH TRẬT TỰ THUỘC LĨNH VỰC LÂM NGHIỆP (26/10/22)
 Đoàn công tác Ban quản lý Khu BTTN Mường Nhé tỉnh Điện Biên tham quan, học tập, chia sẻ kinh nghiệm về công tác quản lý, bảo vệ rừng đặc dụng tại BQL Khu BTTN Xuân Liên. (28/09/22)


Các tin khác:
 Hội nghị sơ kết tình hình thực hiện nhiệm vụ 9 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 3 tháng cuối năm 2022 (19/09/2022)
 Triển khai Kế hoạch sản xuất ngành trồng trọt năm 2023 (11/09/2022)
 Hội nghị làm việc giữa Sở Nông Nghiệp và PTNT và Cục Thống kê (26/08/2022)
 Kết quả xây dựng bản đồ nông hóa phục vụ thâm canh và sử dụng bền vững đất sản xuất nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa (19/08/2022)
 Sở Nông nghiệp và PTNT tổ chức Lớp bồi dưỡng kỹ năng thực hiện pháp luật xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp (09/08/2022)
 Đồng chí Cao Văn Cường, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT đi kiểm tra công tác phát triển cây gai nguyên liệu năm 2022 và các năm tiếp theo trên địa bàn huyện Như Thanh và Nông Cống (25/07/2022)
 Hội nghị giao ban thực hiện Đề án phát triển cây ăn quả tập trung đến năm 2030 (13/07/2022)
 Báo cáo tiến độ thực hiện bản đồ nông hóa và quản lý sử dụng bền vững tài nguyên đất sản xuất nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa (giai đoạn 1) (29/06/2022)
 Quảng bá giới thiệu các sản phẩm nông sản thực phẩm an toàn của Thanh Hóa tại Phiên chợ nông sản, đặc sản các tỉnh Đồng bằng sông Hồng năm 2022 (26/06/2022)
 Xét công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống tỉnh Thanh Hóa năm 2022 (26/06/2022)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang