Số lượt truy cập
Hôm nay 31693
Hôm qua 39190
Tuần này 136397
Tháng này 3174223
Tất cả 192969807
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ ba, 11/05/2021
Nỗ lực chấm dứt tình trạng khai thác tận diệt thủy sản ven bờ

Khai thác, đánh bắt thủy, hải sản ven bờ đã trở thành hình thức khai thác đặc thù của những địa phương ven biển. Tuy nhiên có những phương thức khai thác mang tính chất hủy diệt nguồn lợi, dẫn đến hệ lụy là nguồn thủy sản ven bờ đang bị cạn kiệt nghiêm trọng.

Việc đánh bắt thủy, hải sản theo hình thức tận diệt như sử dụng kích điện, lồng bát quái, lưới kích thước nhỏ... là hành vi bị nghiêm cấm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng và làm cạn kiệt nguồn lợi thủy sản. Thời gian qua, các lực lượng kiểm ngư, thanh tra chuyên ngành, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, Công an tỉnh đã phối hợp tổ chức các đợt cao điểm kiểm tra, kiểm soát tại vùng biển và vùng ven bờ để ngăn chặn tình trạng khai thác thủy sản tận diệt. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều trường hợp ngư dân vì lợi ích trước mắt vẫn sử dụng các phương pháp khai thác có tính chất tận diệt với việc sử dụng những loại hình khai thác thủy sản bằng xung điện, ngư cụ với kích thước mắt lưới nhỏ, khai thác thủy sản không thực hiện theo mùa vụ cũng đang khá phổ biến... Những hành động trên đã khiến cho môi trường sinh thái mất cân bằng, giảm tính phong phú, đa dạng của các quần thể giống loài thủy sản tự nhiên trên địa bàn tỉnh. 

Các lực lượng chức năng thực hiện tháo dỡ hàng đăng đáy ở khu vực cửa sông Lạch Ghép.

Theo khảo sát của Chi cục Thủy sản Thanh Hóa, nguồn thủy sản tự nhiên trên địa bàn tỉnh đang bị suy giảm nghiêm trọng, sản lượng khai thác tối ưu ở vùng nước ven bờ đã giảm từ 40 - 60 tấn/năm (thực tế có thể còn lớn hơn nhiều). Ở khu vực nội đồng, 5 năm trở lại đây nhiều loài thủy sản bị suy giảm tới 80 - 90%, thậm chí sắp bị tuyệt chủng, như: cá trê vàng, cá ngát, ốc nhồi, ếch đồng, tôm càng... Các hình thức khai thác nguồn thủy sản ven bờ đang ngày càng trở nên đa dạng hơn khi ngư dân ở các vùng cửa biển, cửa sông đã du nhập các loại lưới bóng lồng vào khai thác, mỗi lồng dài khoảng 2m được nối với nhau thành một chuỗi, giăng trên biển và các cửa sông. Phần lớn kích thước lưới bao quanh các lồng rất dày nên có thể tận thu hết được cả các loại trứng cá, thủy sản còn nhỏ. Việc ngư dân khai thác trứng cá, trứng tôm trong mùa sinh sản vẫn còn diễn ra với hình thức đăng đáy tại các cửa sông Lạch Hới, Lạch Ghép, sử dụng mắt lưới nhỏ tận diệt nguồn trứng cá, cá con. Vì những lợi ích kinh tế trước mắt, ngư dân ở các xã ven biển đang làm ngơ trước sự suy giảm ngày càng nghiêm trọng nguồn lợi thủy sản.

Trước tình trạng trên, trong năm 2020 Chi cục Thủy sản đã đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền, phổ biến pháp luật, in và treo 45 băng rôn, 120 tờ phướn tại các cảng cá; phát 10.000 tờ rơi cho cán bộ, chủ tàu, thuyền trưởng, ngư dân các địa phương ven biển; phối hợp với các ban quản lý cảng cá phát 140 bản tin trên hệ thống loa truyền thanh về các quy định bảo vệ nguồn lợi thủy sản, quản lý, hoạt động cảng cá và chống khai thác bất hợp pháp. Tổ chức 18 lớp tập huấn, thu hút trên 1.700 lượt ngư dân, người dân nuôi trồng thủy sản tham gia; xây dựng nội dung và in ấn 1.000 sổ tay hướng dẫn phóng sinh nguồn lợi thủy sản.

Cũng trong năm 2020, Chi cục Thủy sản đã chủ trì và phối hợp với Bộ đội Biên phòng tỉnh, Phòng Cảnh sát giao thông xây dựng kế hoạch và thực hiện các đợt tuần tra, kiểm soát, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực khai thác thủy sản trên các vùng cửa sông, vùng nội thủy và trên vùng biển tỉnh Thanh Hóa, đã tổ chức 319 đợt tuần tra, tổng soát 1.806 tàu cá; kiểm tra, kiểm soát 636 tàu, xử lý vi phạm hành chính 26 tàu; tháo dỡ 9 hàng đăng đáy tại khu vực cửa sông Lạch Hới, Lạch Ghép. 4 tháng đầu năm 2021 đã tổ chức 25 đợt tuần tra, kiểm soát và quan sát được 494 lượt tàu cá, kiểm tra 256 tàu, xử lý vi phạm hành chính 8 chủ tàu cá. Thành lập đoàn thanh tra liên ngành tổ chức 4 đợt kiểm tra về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định tại Ban Quản lý Cảng cá Lạch Hới, Cảng cá Lạch Bạng, bến cá xã Quảng Nham (Quảng Xương) và bến cá phường Hải Châu (thị xã Nghi Sơn). Đồng thời, kiểm tra, kiểm soát và xử lý nghiêm đối với hành vi sản xuất, buôn bán, tàng trữ, vận chuyển trái phép và sử dụng chất, hóa chất cấm, chất độc, chất nổ, kíp nổ, dây cháy chậm, xung điện, dòng điện, phương tiện, ngư cụ khai thác có tính hủy diệt, tận diệt trong khai thác thủy, hải sản. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến với hình thức phong phú, đa dạng, phù hợp với văn hóa địa phương để nâng cao trách nhiệm của người dân trong việc bảo vệ nguồn lợi thủy, hải sản.

Nguồn tin: Báo Thanh Hóa
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 20112


Các tin khác:
 Kiểm soát dịch bệnh ở các vùng nuôi ngao (06/05/2021)
 Thanh Hóa cấp giấy phép khai thác hải sản cho trên 2.200 tàu cá (22/04/2021)
 Nhiều hoạt động trong “Tháng hành động bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa” năm 2021 (19/04/2021)
 Chăm sóc thủy sản vụ xuân hè (16/04/2021)
 Tập trung khắc phục hiện tượng thủy sản nuôi bị chết (15/04/2021)
 Hiệu quả kinh tế từ các mô hình nuôi tôm công nghiệp (15/04/2021)
 Sức bật từ vùng chiêm trũng (15/04/2021)
 Nuôi trồng thủy sản theo hướng thâm canh (05/04/2021)
 Xây dựng các mô hình nuôi trồng thủy sản thích ứng với biến đổi khí hậu (25/03/2021)
 Thực hiện cấp giấy phép khai thác thủy sản trên địa bàn tỉnh (25/03/2021)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang