Số lượt truy cập
Hôm nay 25768
Hôm qua 39190
Tuần này 130472
Tháng này 3168298
Tất cả 192963882
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ ba, 23/03/2021
Kỹ thuật tỉa thưa chuyển hóa rừng thông gỗ nhỏ sang gỗ lớn keo tai tượng.

Rừng gỗ lớn không chỉ mang lại lợi ích kinh tế cao cho người trồng, còn có chức năng bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. Một trong những biện pháp kỹ thuật cơ bản trong trồng rừng gỗ lớn hiện nay là tỉa thưa. Tỉa thưa đòi hỏi phải tuân thủ thời gian, kỹ thuật và điều kiện sinh trưởng của rừng cây. Với rừng trồng Keo tai tượng, để chuyển hóa từ rừng trồng gỗ nhỏ sang gỗ lớn, cần tuân thủ một số kỹ thuật sau:

1. Số lần tỉa thưa và mật độ để lại: Số lần tỉa thưa phụ thuộc vào mật độ hiện tại và điều kiện lập địa nơi trồng rừng và sinh trưởng của lô rừng

- Với rừng có mật độ trồng từ 1.000 đến dưới 1.200 cây/ha: tỉa thưa 01 lần vào tuổi 05 đến tuổi 06, mật độ để lại từ 600 đến 700 cây/ha.

- Với rừng có mật độ trồng trên 1.200 đến 1.600 cây/ ha: tỉa thưa 2 lần, trong đó:

Tỉa thưa lần 01: thực hiện vào tuổi 04 đến tuổi 05; mật độ để lại 800 đến 1000 cây/ha.

Tỉa thưa lần 02: thực hiện vào tuổi 08 đến tuổi 09; mật độ để lại 550 đến 600 cây/ ha.

- Với rừng có mật độ trên 1600 đến 2000 cây/ ha: tỉa thưa 3 lần, trong đó:

Tỉa thưa lần 01: thực hiện từ tuổi 04 đến tuổi 05; mật độ để lại từ 1200 đến 1400 cây/ha.

Tỉa thưa lần 02: thực hiện vào tuổi 06 đến tuổi 07; mật độ để lại từ 900 đến 1000 cây/ ha.

Tỉa thưa lần 03: thực hiện vào tuổi 08 đến tuổi 10; mật độ để lại từ 550 đến 600 cây/ ha.

2. Thời điểm tỉa thưa: Khi rừng trồng đang có những biểu hiện cạnh tranh không gian dinh dưỡng mạnh, nhiều cây có tán giao nhau, rừng đã khép tán, độ tàn che lớn hơn 0,5.

3. Thời vụ tỉa thưa: Vào mùa khô (trước hoặc sau mùa mưa) hoặc những tháng ít mưa.

4. Kỹ thuật tỉa thưa:

- Chọn cây bài tỉa: cây bị sâu bệnh hại, cây cụt ngọn, cây nhiều thân, cây phân cành thấp, cây cong queo không có triển vọng cung cấp gỗ lớn hoặc cây phân bố ở nơi có mật độdày.         

- Chọn cây để lại: cây ưu thế không bị chèn ép, cây sinh trưởng tốt, thân thẳng, phân cành cao, một thân, không bị sâu bệnh, không bị khuyết tật, có triển vọng cung cấp gỗlớn.

- Phương pháp bài cây: trước khi chặt bằng sơn ở 2 vị trí sát gốc và vị trí 1,3m theo một phía nhấtđịnh.

- Phương pháp tỉa thưa: chặt sát gốc cây, hướng cây đổ không ảnh hưởng tới cây giữ lại.Không chặt 3 cây liền nhau trong một lần chặt tỉa thưa.

5. Vệ sinh, chăm sóc rừng sau tỉa thưa

- Vệ sinh rừng: Thu dọn cành cây to ra khỏi khu rừng, cành cây nhỏ băm thành từng đoạn và dải theo băng. Vận xuất gỗ, củi bằng biện pháp cơ giới hoặc thủcông.

- Chăm sóc rừng sau tỉathưa:

+ Tỉa cành: tỉa cành cho cây mục đích, cắt các thân phụ và cành nằm ở phía dưới tán (những cành già, nằm ở dưới 1/3 chiều cao cây); cắt sát thân cây, tránh làm xước vỏ thân cây; thời điểm tỉa cành vào mùa khô để tránh ảnh hưởng của bệnh chếtđứng.

+ Bón phân: Bón bổ sung 0,2 kg phân NPK (tỷ lệ 5:10:3 hoặc tỷlệ tương đương) và 0,3 kg phân hữu cơ vi sinh hoặc 0,3-0,5 kg phân NPK/cây.

+ Cách bón: Cuốc từ 4 đến 5 hố xung quanh và cách gốc cây từ 1 đến 1,5 m, kích thước hố bề mặt hình vuông, rộng từ 20 đến 30 cm, sâu từ 15 đến 20 cm, chia đều khối lượng phân bón cho từng hố, trộn đều với đất, vun vào 1/2 hố, phủ đất lên trên.

+Thời điểm bón: bón phân vào mùa mưa hoặc đầu mùa sinh trưởng của cây.

Xác định cây bị chèn ép, còi cọc, sâu bệnh, đa thân

Nguồn tin: Nhữ Thị Quỳnh – TTKN Thanh Hóa
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 16095


Các tin khác:
 Chủ động phòng trừ bệnh đạo ôn hại lúa xuân. (08/03/2021)
 Mô hình chăn nuôi thỏ thịt bằng chuồng trại khép kín. (04/03/2021)
 Hiệu quả bước đầu từ mô hình ứng dụng đồng bộ TBKT trong trồng thâm canh cây quế đạt năng suất chất lượng cao tại xã Xuân Lẹ - Thường Xuân - Thanh Hóa.  (04/03/2021)
 Trung tâm dịch vụ nông nghiệp thực hiện “mô hình chuyển đổi đất lúa sang trồng Đào phai cánh kép góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế” tại xã Hợp Lý. (04/03/2021)
 Làm giàu trên mảnh đất khó (04/03/2021)
 Hiệu quả từ mô hình: thâm canh lúa chế biến đạt năng suất cao gắn với tiêu thụ sản phẩm (04/03/2021)
 Thanh Hóa: Hiệu quả bước đầu mô hình thâm canh giống lạc mới L29 áp dụng biện pháp che phủ nilon (24/02/2021)
 Những lưu ý khi tái đàn vật nuôi sau tết. (24/02/2021)
 Mô hình nuôi giun sản xuất phân bón hữu cơ (19/02/2021)
 Hiệu quả từ mô hình liên kết trong chăn nuôi gà cần phát huy. (19/02/2021)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang