Số lượt truy cập
Hôm nay 28721
Hôm qua 39190
Tuần này 133425
Tháng này 3171251
Tất cả 192966835
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ sáu, 19/02/2021
Mô hình nuôi giun sản xuất phân bón hữu cơ

Đầu năm 2020, sau khi tìm hiểu thị trường và đi tham quan học tập một số mô hình nuôi giun, gia đình chị Lê Thị Hoa xã Lĩnh Toại, huyện Hà Trung quyết định đầu tư, chuyển đổi diện tích 2000m2 đất trước đây vốn dùng ươm trồng cây cảnh nhưng kém hiệu quả, sang làm trang trại nuôi giun. Cách làm của chị là đầu tư từng bước, tận dụng nguồn nhân lực nông thôn, vừa làm vừa rút kinh nghiệm.

Trong tự nhiên, thức ăn của giun đất là các chất mùn hữu cơ như cành lá mục, các loại rễ, củ quả thối lũn, các loại chất thải của gia súc, gia cầm. Bởi vậy, nuôi giun không chỉ có tác dụng xử lý, làm sạch môi trường, mà phân giun thải ra còn có giá trị như một nguồn phân bón sinh học rất tốt. Theo đây, nghề nuôi giun không chỉ nhằm thu hoạch giun sống, giun khô để chăn nuôi gà vịt, lươn, cá…mà còn tạo ra nguồn phân bón cho nông nghiệp hữu cơ.

Trong quá trình nuôi giun đất, chị Hoa đã rút ra được nhiều kinh nghiệm. Ví như thông thường nhiều người dùng bạt che mưa nắng để trải xuống nền chuồng, khiến chuồng nuôi khó thoát nước, mùa hè giun dễ bị nóng. Trong khi cách làm của chị Hoa, là dùng tấm nỉ để lót nền tạo nên sự thông thoáng, dễ thoát nước, giun sinh sản và phát triển nhan. Cụ thể, khi làm ô chuồng, chị Lê Thị Hoa xây cao khoảng 30cm – 40cm, láng xi măng mặt dưới cùng, sau đó đổ cát lên, rồi lại trải một lớp nỉ, tạo độ thoát nước, rồi mua giống giun rải lên, cho giun ăn bằng phân trâu bò.

Chị Lê Thị Hoa cho biết, khi thiết kế chuồng nuôi hợp lý, thì việc nuôi giun, chăm sóc giun không có gì khó khăn, phức tạp. Nếu thời tiết nắng ấm, giun phát triển rất nhanh. Khi giun ăn hết một lượt phân bò, thì lại tiếp tục bổ sung lượt thức ăn mới. Lớp phân giun cứ thế dày lên, trong khi giun luôn hoạt động ở lớp thức ăn gần bề mặt, còn lớp phân giun ở phía dưới. Việc thu hoạch cũng đơn giản, vì tùy khả năng tiêu thụ, có thể thu hoạch phân sớm hoặc muộn.

Hiện nay, các trang trại chăn nuôi bò sữa, hoặc chăn nuôi trâu bò tập trung hình thành khá nhiều. Bởi vậy, nguồn thức ăn cung cấp cho trang tại nuôi giun khá sẵn. Mỗi năm, trang trại nuôi giun của chi Hoa tiêu thụ tới hàng ngàn tấn phân bò làm thức ăn cho giun.

 Mấy năm gần đây, nông nghiệp hữu cơ ngày càng phát triển, nên nhu cầu về nguồn phân bón hữu cơ vi sinh cũng ngày một tăng lên, đặc biệt là canh tác hữu cơ trong các nhà màng. Bởi vậy, phân bón từ phân giun rất tốt và thông dụng, bón cho cây gì cũng tốt, nhưng chủ yếu được bán cho nhà lưới, nhà kính để sản xuất sau của quả sạch. Khi sử dụng phân bón hữu cơ từ phân giun, thì hằng năm chỉ cần bổ sung theo một lượng nhất định, khoảng từ 40%, sau đó giảm dần là 30 hoặc xuống 20%. Càng về sau, thì việc bón phân càng ít hơn, mà đất vẫn đảm bảo tơi xốp và giàu dinh dưỡng, cây trồng dễ hấp thu. Hiện tại, thị trường phân hữu cơ đã được mở ra rộng khắp, nên lượng phân trùn quế sản xuất ra luôn được tiêu thụ tốt. Chị Lê Thị Hoa cho biết, năm 2020 trang trại bán được hơn 300 tấn phân giun thành phẩm với giá tại trang trại là 2000/kg. Với giun đất thương phẩm thì tùy theo thời điểm, có lúc 25.000 – 30.000đ/kg, có lúc lên tới 35.000 – 40.000đ/kg, chủ yếu cung cấp thức ăn cho lươn, cá, gia cầm…

Năm 2020, nguồn thu từ phân giun trên dưới 600 triệu, bán sinh khối và giun thịt hơn 100 triệu, trừ chi phí, còn thu lãi khoảng 300 triệu/năm.

Nuôi giun không phải là một nghề mới, mà đã xuất xuất hiện cách nay mấy chục năm. Có thời điểm nghề nuôi giun phát triển rầm rộ. Tuy nhiên, những người đủ nhiệt huyết và kiên trì ở lại với nghề này thì không nhiều. Với cách làm khoa học, hiệu quả, trang trại nuôi giun của gia đình chị Lê Thị Hoa đang từng bước phát triển ổn định, vừa góp phần xử lý chất thải trong chăn nuôi, làm sạch môi trường, vừa cung cấp một lượng phân bón từ phân giun rất tốt cho nông nghiệp hữu cơ, tạo ra nguồn thức ăn giàu đạm cho chăn nuôi lươn, cá và gia cầm./.

Nguồn tin: Tuấn Công - TTKN Thanh Hóa
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 12619


Các tin khác:
 Hiệu quả từ mô hình liên kết trong chăn nuôi gà cần phát huy. (19/02/2021)
 Hiệu quả từ mô hình “liên kết các hộ trong chăn nuôi gà thịt gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm”. (15/02/2021)
 Kỹ thuật vỗ béo bò thịt (29/01/2021)
 Kết quả bước đầu thực hiện mô hình trồng thâm canh cây giổi ăn hạt bằng cấy ghép. (26/01/2021)
 Tăng cường phòng chống rét cho cây trồng vụ Xuân (22/01/2021)
 Hiệu quả bước đầu từ mô hình trồng rừng thâm canh gỗ lớn theo hướng công nghệ cao (Keo lai mô). (19/01/2021)
 7.985 hộ dân được hưởng lợi từ các mô hình khuyến nông (18/01/2021)
 Phòng chống đói, rét cho đàn vật nuôi (12/01/2021)
 Hiệu quả kinh tế từ mô hình sản xuất nghêu giống tại Thanh Hóa (18/12/2020)
 Một số giải pháp phát triển bền vững nghề nuôi cá lồng tại Thanh Hóa (16/12/2020)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang