Số lượt truy cập
Hôm nay 15105
Hôm qua 58866
Tuần này 178675
Tháng này 3216501
Tất cả 193012085
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ tư, 16/12/2020
Một số giải pháp phát triển bền vững nghề nuôi cá lồng tại Thanh Hóa

Thanh Hoá là tỉnh nằm ở cực Bắc vùng Duyên hải Bắc Trung bộ có điều kiện tự nhiên, thủy văn, khí hậu á nhiệt đới nóng ẩm, pha chút khí hậu ôn đới rất thuận lợi cho phát triển thủy sản, đặc biệt là phát triển nuôi các loài cá bản địa quý hiếm như cá Lăng, cá Chiên, cá Nheo Mỹ, cá Trắm đen, cá Chuối hoa và cá Chạch sông.

Với lợi thế có hệ thống sông, suối dày đặc phủ khắp các huyện, thành phố, lưu lượng dòng chảy ổn định đã tạo nên các thủy vực và hồ chứa rất lớn. Các sông chảy qua địa bàn tỉnh Thanh Hóa có nước sạch, chế độ dòng chảy tương đối ổn định và phù hợp cho phát triển nuôi trồng thủy sản. Thêm vào đó, Thanh Hóa còn có tiềm năng rất lớn về diện tích nuôi trồng thủy sản, toàn tỉnh có trên 18.000 ha mặt nước được cho phù hợp với nuôi trồng thủy sản (Sở NN và PTNT, 2019). Vì thế trong những năm qua phát triển thủy sản được Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Thanh Hóa xác định là một trong những chương trình nông nghiệp trọng điểm. Phong trào phát triển nuôi trồng thủy sản ngày một phát triển mạnh mẽ, đặc biệt trong đó hình thức nuôi cá lồng trên sông, nuôi cá trong ao đất được tỉnh đặc biệt quan tâm.

Theo Báo cáo của Sở NN và PTNT Thanh Hóa, tốc độ chuyển đổi và sản lượng nuôi trồng thủy sản ngày càng tăng; năm 2010 tổng diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản toàn tỉnh là 13.613 ha, trong đó có 2.285 ha ao gia đình; 10.188 ha mặt nước sông; 1.140 ha hồ chứa nước vừa và nhỏ có thể nuôi thủy sản theo hình thức thâm canh, bán thâm canh và quảng canh; hơn 1.000 ha ruộng cấy lúa có thể kết hợp nuôi thủy sản; 610 hồ đập với hơn 2.000 ha diện tích mặt nước có thể nuôi thả, nuôi lồng và bảo tồn các giống loài thuỷ sản quý hiếm. Đến năm 2016, diện tích mặt nước nuôi thủy sản đạt hơn 18.000ha, bao gồm các ao, hồ nhỏ, hồ thủy lợi và một phần diện tích ruộng kết hợp cấy lúa; sản lượng thủy sản tăng bình quân hơn 10%/năm (năm 2009 là 27.862 tấn; năm 2014 đạt 45.775 tấn và năm 2016 đạt 51,1 nghìn tấn). Đối tượng nuôi nước ngọt chủ yếu vẫn là cá truyền thống, chiếm khoảng 70% diện tích và sản lượng, bao gồm: cá Mè, Trắm, Chép, Trôi,...; các đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao như: Rô phi đơn tính, Chép lai, Chim trắng, Diêu hồng... và loài đặc sản Ba ba, Lươn, Ếch … chiếm khoảng 30%. Hình thức nuôi hiện nay chủ yếu là nuôi ghép chiếm 90%, nuôi đơn chiếm 10% diện tích. Cùng với đó, trên địa bàn tỉnh có 44 trại sản xuất nước ngọt cung ứng trên 1 tỷ cá bột và 300 triệu cá giống (mè, trôi, trắm, chép...) đáp ứng 100% nhu cầu nuôi của tỉnh và cung cấp cho một số tỉnh ngoài.

Thực trạng nghề nuôi cá lồng:

Thanh hóa là tỉnh có tiềm năng rất lớn để phát triển nghề nuôi cá lồng trên sông/hồ chứa, với hơn 1.140 ha chứa thủy lợi , đặc biệt ở các huyện miền núi, trung du như: Thường Xuân, Như Thanh, Thạch Thành, Bá Thước, Quan hóa, Mường lát, Triệu Sơn....Trong những năm gần đây, nghề nuôi Sông, Hồ chứa đã có những bước phát triển cả về năng suất, sản lượng và giá trị thu nhập.

Những tồn tại, hạn chế:

Tuy nhiên, về nuôi cá lồng  đang còn tồn tại nhiều vấn đề bất cập, chưa phát phát huy được vai trò và giá trị của nó, còn tồn tại, hạn chế:

- Vấn đề tiêu thụ sản phẩm còn nhiều rủi ro cho người nuôi do người sản xuất chưa có hợp đồng tiêu thụ sản phẩm.

- Sự liên kết giữa người nuôi với thị trường tiêu thụ hầu như chưa có, do vậy dẫn đến mất cân đối trong việc điều tiết thị trường, sản phẩm nuôi chưa thực sự ổn định.

- Hiện nay phần lớn các hộ nuôi cá lồng, nhất là cá Trắm cỏ, cá Chiên... nói chung đang sử dụng nguồn thức ăn là cỏ, lá, cá tạp...tốn nhiều công lao động giá thành sản phẩm còn cao, khả năng cạnh tranh kém.

Nguyên nhân:

- Quy mô sản xuất nhỏ lẻ, chưa hình thành liên minh sản xuất theo chuỗi.

- Việc ứng dụng công nghệ nuôi theo hướng công nghệ cao và an toàn vệ sinh thực phẩm còn nhiều hạn chế, do đó giá thành sản phẩm còn cao, khả năng cạnh tranh thấp.

- Thiên tai, dịch bệnh, tư thương ép giá và ứng dụng công nghệ nuôi mới đang là vấn đề tồn tại hạn chế phát triển nghề nuôi cá lồng.

Một số giải pháp phát triển bền vững nghề nuôi cá lồng trên sông, hồ chứa:

Trước thực trạng nêu trên,có thể khẳng định thanh hóa là tỉnh có tiềm nặng và cơ hội rất lớn để phát triển nghề nuổi cá lồng trên sông hồ. Tuy nhiên, để nghề nuôi cá lồng  phát triển một cách hiệu quả bền vững, cần thực hiện một số giải pháp sau:

- Về quy hoạch: Cần có chính sách và quy hoạch vùng nuôi nuôi để phát triển bền vững hài hòa các đối tượng nuôi trong khu vực.

- Về tổ chức sản xuấttheo hướng khuyến khích và tạo môi trường, điều kiện thuận lợi để hình thành các hình thức liên kết trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm giữa các trang trại và doanh nghiệp, áp dụng khoa học công nghệ, quy trình sản xuất tiên tiến để nâng cao năng suất, chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm, trong đó doanh nghiệp có vai trò hạt nhân liên kết.

- Về đào tạo phát triển nguồn nhân lực: Tập huấn kỹ thuật, nâng cao kiến thức về nuôi cá lồng cho cán bộ cán bộ kỹ thuật, cán bộ khuyến nông và bà con ngư dân thông qua các lớp tập huấn chuyên đề về nuôi cá lồng; phát hiện, tổng kết các mô hình thực tiễn về nuôi cá lồng, tổ chức sản xuất, liên kết để phổ biến, nhân rộng thông qua các chương trình bồi dưỡng, tập huấn phù hợp.

- Giải pháp về giống: Tăng cường công tác quản lý nhà  nước kiểm tra kiểm soát của các cơ quan chức năng trong sản xuất giống, nâng cao nhận thức và cách phân biệt chất lượng giống nuôi của người sản xuất thông qua hoạt động khuyến ngư. Đảm bảo giống sạch đáp ứng 100% nhu cầu nuôi.

- Về khoa học và công nghệ: Phối hợp với các Trường, Viện nghiên cứu tăng cường nghiên cứu kỹ thuật tiên tiến, nhanh chóng chuyển giao các qui trình, công nghệ tiên tiến trong sản xuất giống, nuôi thương phẩm và chế biến tiêu thụ sản phẩm. Đặc biệt là thay đổi hình thức nuôi từ sử dụng thức ăn xanh, cá tạp chuyển sang nuôi sử dụng thức ăn công nghiệp để chủ động nguồn thức ăn, giảm giá thành sản phẩm và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Về bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu: Xác định vị trí nuôi phù hợp cũng có thể tránh được hiện tượng hạn hán kéo dài, mưa lũ. Xây dựng lịch mùa vụ thích hợp cho từng vùng nuôi cụ thể, nhằm giảm thiểu được các vấn đề về bệnh và rủi do do thiên tai, môi trường, giảm chi phí sản xuất, đem lại hiệu quả kinh tế tốt hơn.

- Về thị trường tiêu thụ sản phẩm: Khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp lớn tích cực tham gia các hội chợ triển lãm, hội thảo về thương mại thủy sản, đẩy mạnh công tác tiếp thị để tiếp cận thị trường.

- Về cơ chế chính sách: Hỗ trợ đầu tư các hạ tầng vùng nuôi tập trung theo quy định tại Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 07/7/2014 của Chính phủ; chính sách hỗ trợ, ưu đãi đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản theo Nghị định số 193/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hợp tác xã.

- Giải pháp về vốn đầu tư: Khuyến khích mọi thành phần kinh tế  đầu tư mua sắm máy móc thiết bị phục vụ sản xuất, mở rộng các ngành nghề, phát triển sản xuất kinh doanh cá biển.

- Giải pháp về quản lý nhà nước: Tăng cường công tác quản lý nhà nước về kiểm tra, kiểm soát, kiểm dịch con, đẩy mạnh việc giao, cho thuê đất, mặt nước cho phát triển nuôi cá lồng, thực hiện tốt công tác cấp giấy chứng nhận giao hoặc cho thuê ổn định lâu dài đất, mặt nước đối với các vùng theo quy hoạch để các thành phần kinh tế yên tâm đầu tư phát triển./.

Nguồn tin: Vũ Văn Hà - Phó Giám đốc TTKN Thanh Hóa
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 15064


Các tin khác:
 Thanh Hóa: Hiệu quả mô hình trồng ngô nếp HN68 thâm canh tại Hoằng Hóa. (11/12/2020)
 Hiệu quả lớp đào tạo tập huấn về “Kỹ thuật trồng ngô thâm canh”. (11/12/2020)
 Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp chủ đề: “Phát triển nghề nuôi trồng thủy sản trên sông, hồ gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm”. (09/12/2020)
 Hội thảo đầu bờ mô hình sản xuất thương phẩm ngô nếp gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm. (04/12/2020)
 Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp chủ đề: “Ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi”. (19/11/2020)
 Định hướng và giải pháp phát triển cây ăn quả tập trung gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. (18/11/2020)
 Hiệu quả bước đầu từ mô hình: Trồng thâm canh rừng gỗ lớn bằng giống keo lai mô ươm trên giá không sử dụng vỏ bầu PE tại Thanh Hóa”. (18/11/2020)
 Bệnh thán thư hại ớt (Colletotrichum nigrum Ell et Hals) và biện pháp phòng chống. (18/11/2020)
 Hiệu quả bước đầu mô hình “Ứng dụng hệ thống canh tác lúa thông minh trong sản xuất lúa chất lượng đạt năng suất cao gắn với tiêu thụ sản phẩm”. (18/11/2020)
 Bệnh Tembusu trên Vịt (18/11/2020)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang