Số lượt truy cập
Hôm nay 55041
Hôm qua 39190
Tuần này 159745
Tháng này 3197571
Tất cả 192993155
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ ba, 11/08/2020
Chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại lúa mùa giai đoạn làm đòng.

Hiện nay lúa vụ mùa 2020 đang trong giai đoạn phân hóa đòng. Nếu bà con không có những biện pháp kỹ thuật chăm sóc bảo vệ, sẽ ảnh hưởng đáng kể đến năng suất lúa, đặc biệt là các đối tượng dịch hại có nguy cơ gây hại gia tăng.

Vừa qua, nhờ có mưa lớn trên diện rộng, nên tình trạng hạn hán và nắng nóng kéo dài đã chấm dứt. Hiện tại, đa số các trà lúa mùa năm 2020 đang ở giai đoạn phân hoá đòng. Tuy nhiên, thời tiết diễn biến phức tạp, nắng mưa xen kẽ, thuận lợi cho cây lúa phát triển, nhưng cũng là điều kiện cho các loài sâu bệnh hại phát triển và gây hại, đặc biệt là các loại nấm và vi khuẩn. Bởi vậy, bà con cần lưu ý một số khâu kỹ thuật sau:

1. Quản lý nước: Duy trì mực nước 5 – 7 cm để cây lúa phát triển thuận lợi.

2. Bón phân đón đòng:

Xác định chính xác thời điểm để bón thúc đón đòng là hết sức quan trọng. Nếu bón sớm quá, cây lúa tiếp tục đẻ thêm những nhánh vô hiệu; đến thời kỳ lúa làm đòng thực sự thì dinh dưỡng đã bị thất thoát, thiếu hụt đi nhiều. Bởi vậy, ngoài tính theo thời gian sinh trưởng (thông thường vụ mùa khoảng 35 – 40 ngày sau cấy), để xác định thời điểm bón thúc đón đòng, bà con quan sát khoảng 10% lá lúa thắt eo ở đầu lá; hoặc bóc thân cây lúa thấy có hình đòng dài khoảng 1 mm (còn gọi tim đèn, hay cứt nhán) là tiến hành bón ngay.

Bởi vậy, bà con nên sử dụng phân NPK chuyên dùng bón thúc thay thế cho phân đơn đạm và kali, như  phân bón chuyên thúc Lúa 2 NPKSi. Với diện tích bón theo quy trình phân bón đồng bộ, đã sử dụng NPKSi Lúa 1 chuyên lót, thì đến giai đoạn đón đòng, bà con sử dụng phân bón chuyên thúc Lúa 2 NPKSi bón cho lúa với lượng 10-15 kg / sào (500m2), giúp lúa có đòng to, trổ thoát, trổ đồng đều, tăng năng suất chất lượng gạo. Khi bón đồng bộ bằng Lúa 1 và Lúa 2, bà con không phải bón thêm bất cứ loại phân đơn nào khác. Với những thửa ruộng không áp dụng quy trình bón phân chuyên dùng cho lúa, bà con vẫn có thể sử dụng NPK Si Lúa 2 để bón đón đòng.

Thời gian vừa qua mưa nhiều, nên lượng đạm tự nhiên đem đến cho cây lúa khá cao. Bà con nông dân không nên lạm dụng bón đạm. Tuy nhiên, đối với những thửa ruộng bón phân đơn, chưa cân đối, thì bà con có thể quan sát, nếu thấy lá lúa đang còn màu vàng, cây chưa đủ đạm, cần phải bón bổ sụng thêm lượng đạm kết hợp với kali. Lượng phân bón cho 1 sào 500m2: đối với lúa thuần bón từ 1,5 – 3 kg đạm Ure + 3 – 4 kg kali, đối với lúa lai từ 3 – 5 kg đạm Ure + 4 – 6 kg Kali.

 Kết hợp phun các loại phân bón lá như Polyfeed (5 chim én),…để hạt lúa chắc mẩy, giúp lúa trỗ thoát.


Ảnh: Điều tra các đối tượng dịch hại lúa.

3. Phòng trừ dịch hại:

Vụ mùa năm 2020, bà con cần chú ý một số đối tượng dịch hại có thể phát sinh và gây hại như: rầy nâu, rầy lưng trắng, sâu đục thân, sâu cuốn lá, bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn, bệnh khô vằn, chuột,…Để phòng trừ tốt các đối tượng dịch hại trên cần phải áp dụng các biện pháp canh tác phù hợp, tạo điều kiện cho cây lúa sinh trưởng phát triển khỏe, tăng khả năng chống chịu đối với các loài dịch hại. Đồng thời áp dụng các biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp IPM, thường xuyên thăm đồng phát hiện kịp thời các đối tượng dịch hại và áp dụng các biện pháp phòng trừ: 

Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn:

Đây là bệnh phát sinh, phát triển thuận lợi trong điều kiện nhiệt độ cao, ẩm độ cao, đặc biệt là sau những trận mưa dông, đặc biệt là sau những trận mưa bão, trên các giống nhiễm, các chân ruộng bón thừa đạm là chủ yếu.

Bệnh do vi khuẩn gây ra nên rất khó trừ bệnh, vì vậy nên phun phòng bệnh sớm, đặc biệt sau những trận mưa dông bằng các loại thuốc đặc trị như Xanthomix 20 WP, Totan 200WP, Xantocin 40WP, Sieukhuan 700WP,...

Bệnh khô vằn:

Phun phòng  trừ bệnh sớm khi bệnh chớm xuất hiện: Nên sử dụng các loại thuốc như: Tilt Super 300EC, Anvil 5SC, Nevo® 330EC,  …Chú ý phun thấp vòi, sát gốc lúa để thuốc tiếp xúc trực tiếp với vết bệnh.

Đối với rầy nâu, rầy lưng trắng, sâu đục thân, sâu cuốn lá,... cần thăm đồng thường xuyên, phát hiện và phòng trừ kịp thời khi sậu hại đến ngưỡng bằng các loại thuốc đặc trị theo khuyến cáo của cơ quan chuyên môn./.

Nguồn tin: Trung tâm Khuyến nông Thanh Hóa
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 17413


Các tin khác:
 Thanh Hóa: Cây đậu tương quý trên vùng đất khô hạn Vĩnh Lộc. (03/08/2020)
 Trung tâm Nghiên cứu vịt Đại Xuyên triển khai mô hình chăn nuôi vịt biển an toàn sinh học tại Thanh Hóa. (28/07/2020)
 Những vấn đề cần lưu ý khi sử dụng Vắc xin phòng bệnh cho đàn gia cầm bắng cách cho uống (24/07/2020)
 Một số lưu ý trong chăn nuôi thỏ. (07/07/2020)
 Hiệu quả mô hình “Sản xuất lac giống mới trên vùng đất chuyên màu không chủ động tưới gắn với tiêu thụ sản phẩm” (07/07/2020)
 Thanh Hóa: Hiệu quả mô hình thâm canh lúa chế biến đạt năng suất hiệu quả cao gắn với tiêu thụ sản phẩm (07/07/2020)
 Giải pháp tăng sức sống cho gà con hiệu quả trong chăn nuôi - Giảm tỷ lệ chết khi nuôi gà (01/07/2020)
 Các biện pháp phòng chống nắng nóng cho cây trồng, vật nuôi. (01/07/2020)
 Hiệu quả từ mô hình thâm canh lúa chế biến đạt năng suất cao gắn với tiêu thụ sản phẩm. (25/06/2020)
 Một số biện pháp chống nóng cho gia súc, gia cầm (12/06/2020)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang