Số lượt truy cập
Hôm nay 2785
Hôm qua 58866
Tuần này 166355
Tháng này 3204181
Tất cả 192999765
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ tư, 03/08/2022
Khởi nghiệp thành công nhờ nuôi vịt siêu thịt kết hợp nuôi cá nước ngọt

Ông  Lê Bật Giao ở khu phố 3, Thị Trấn Nưa, huyện Triệu Sơn, Thanh Hóa  là hộ chăn nuôi tiên tiến trên địa bàn. Từ việc đi vay 100 triệu đồng của ngân hàng chính sách để bắt đầu trồng cây, cải tạo hồ nuôi cá, nuôi vịt siêu thịt (Super.M). Sau một năm, gia đình ông đã khai thác cá, vịt, thu về 70-80 triệu đồng/năm là tiền lãi sau khi đã trừ chi phí đầu tư, với số tiền này đảm bảo cuộc sống bước đầu cho gia đình trong việc nuôi cá và nuôi vịt.

Từ năm 2020 gia đình ông nhận thầu 3ha là đất vùng trũng, đầm lầy thuê 20 năm của địa phương. Trong đó, có 2,0 ha là hồ nuôi cá do ông đã đầu tư cải tạo và 1,0 ha là diện tích đất đang trồng cây keo lá chàm; với diện tích hồ rộng và tận dụng dòng chảy của khe nước trong rừng ông đã thả cá Trắm, cá Lăng, cá Rô Phi và có nguồn thu nhập đáng kể. Để phát triển tốt hơn, ông đã mạnh dạn vay thêm 100 triệu đồng để nuôi vịt và tăng quy mô lên 1000 con vịt siêu thịt (Super.M) 01 ngày tuổi mua của Trung Tâm nghiên cứu vịt Đại xuyên, sau 2 tháng nuôi trọng lượng trung bình đạt 3,2kg/con giá bán tại thời điểm là 50 nghìn đồng/kg, trừ chi phí thu lãi 9.400.000đ/lứa nuôi, thông thường gia đình nuôi 2 lứa/năm. Đối với việc nuôi cá, khai thác 2 đợt/năm, đánh bắt hàng năm khoảng trên 3 tấn các loại, tiền lãi thu về từ bán cá khoảng 50-60 triệu đồng.

Qua tìm hiểu, bản thân ông đã học hỏi rất nhiều từ những người đã đang chăn nuôi, theo dõi thông tin trên phương tiện thông tin đại chúng, một số video về chăn nuôi gia súc, gia cầm, được sự giúp đỡ tư vấn hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi thủy hải sản của Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp Triệu Sơn. Vì vậy ông đã rút ra được nhiều kinh nghiệm trong thực tiễn, mặc dù cũng đã gặp một số khó khăn về vốn, về dịch bệnh, về sản phẩm cá- vịt khi đầu ra thấp…Tuy nhiên mọi khó khăn cũng đã qua đi. Không chỉ học hỏi để áp dụng cho gia đình, ông còn chia sẽ những kiến thức có được cho những hộ lân cận đã đến ông học hỏi và làm theo.

 Ông nói, để thành công và mang lại hiệu quả khi kết hợp cá- vịt như hiện nay phải rất công phu. Trước hết cần chú trọng đến chất lượng con giống, phải được mua tại cơ sở có uy tín, có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo an toàn dịch bệnh, trước khi nuôi, đối với vịt cần chuẩn bị chuồng trại, vị trí chuồng nuôi xa khu dân cư để không ảnh hưởng đến khu vực xung quanh, nơi ở của vịt khô ráo, cần chú ý chất độn chuồng cho vịt không bị nấm, mốc (vì đặc tính của vịt nếu nơi ở bẩn, ướt vịt sẽ kêu), cần vệ sinh khu vực nuôi vịt bằng hóa chất sát trùng, vôi bột, đảm bảo sạch sẽ, an toàn.

 Đối với thức ăn của vịt gia đình tập trung cho vịt ăn 100% thức ăn công nghiệp đến 35 ngày tuổi, sau đó giảm dần thức ăn công nghiệp và cho vịt ăn thêm lúa cộng với vịt kiếm thêm thức ăn là cá nhỏ, tép ở hồ, lợi thế của vùng nuôi vịt là vùng trũng, đầm lầy, khi mực nước rút vịt chủ yếu ăn tép, ăn ốc nhỏ. Vì vậy tiết kiệm được thức ăn mà chất lượng thịt vịt thơm, ngon, bán được giá cao hơn, mang lại lợi nhuận hơn so với các hộ nuôi nhốt hoàn toàn bằng thức ăn công nghiệp. Đặc biệt sản phẩm được tiêu thụ thuận lợi khi gia đình đã ký kết với đơn vị chuyên thu mua cá - vịt đi bán các tỉnh ngoài, trong đó có chợ gia cầm tại Hà Nội.

Trong thời gian nuôi vịt, ông xác định rằng công tác tiêm phòng vacxin đầy đủ rất quan trọng, so với những lần nuôi trước gia đình chỉ tiêm vacxin dịch tả vịt cho nên khi vịt  mắc một số bệnh như: Rụt mỏ vịt, viêm gan vịt, cúm gia cầm… vịt chết, hao hụt đầu con nhiều. Đây là kinh nghiệm gia đình tự rút ra là khi tiêm phòng vacxin cần phải tiêm triệt để đúng chủng loại, đúng đối tượng, đủ liều và thực hiện nghiêm túc theo lịch tiêm phòng.  

           Ông Giao cho biết thêm, do đã có đầu ra của sản phẩm (cá, vịt) ông đã tư vấn, dẫn dắt một số hộ có ao, hồ vùng ven núi trước hết tập trung nuôi vịt, bước đầu quy mô vài trăm con, khi thuận lợi sẽ tăng đàn.

          Đối với gia đình ông có kế hoạch cải tạo hồ nuôi cá, đầu tư mở rộng chuồng nuôi vịt quy mô khoảng 2.000 con/lứa/đợt, mục đích tăng nguồn thức ăn cho cá từ phân vịt, tăng quy mô đàn vịt khi đã tích lũy được kinh nghiệm trong chăn nuôi. Mục đích đưa kinh tế gia đình từng bước ổn định và phát triển ./.        

 



Vịt Super.M

 

Nguồn tin: Lê Thị Thêu KSCN- TY- TTKN
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 8602


Các tin khác:
 Hiệu quả bước đầu mô hình “Chăn nuôi vịt thịt gắn với thị trường tiêu thụ sản phẩm” tại xã Xuân Hưng, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa (15/07/2022)
  Hiệu quả bước đầu mô hình trồng keo lai mô tại xã Thạch Lâm huyện Thạch Thành (12/07/2022)
  Làm giàu từ nghề sản xuất con giống thủy sản nước ngọt (08/07/2022)
  Một số lưu ý để sản xuất lúa mùa đạt hiệu quả (06/07/2022)
 QUẢNG XƯƠNG: Mô hình sản xuất lúa kết hợp nuôi rươi theo hướng hữu cơ (06/07/2022)
 Biện pháp kỹ thuật hạn chế cây lúa ngộ độc hữu cơ do rơm rạ ở vụ mùa. (06/07/2022)
  Mô hình sản xuất lúa thảo dược theo qui trình VietGap (05/07/2022)
 Trồng rau thủy canh: Hướng đi mới trong việc sản xuất rau sạch tại Hợp tác xã Phú Lộc huyện Hậu Lộc (05/07/2022)
 Thanh Hóa : Hiệu quả bước đầu mô hình sản xuất ngô sinh khối làm thức ăn xanh cho chăn nuôi gia súc (02/06/2022)
 Tập huấn kỹ thuật về trồng trọt và chăn nuôi cho nông dân (27/05/2022)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang