Số lượt truy cập
Hôm nay 27742
Hôm qua 58866
Tuần này 191312
Tháng này 3229138
Tất cả 193024722
Browser   (Today) Chi tiết >>
Thứ bảy, 18/09/2021
Nâng cao chất lượng bảo quản nông sản sau thu hoạch

Tỉnh Thanh Hóa có diện tích đất sản xuất nông nghiệp lớn, tuy nhiên, phần lớn sản phẩm nông sản đều được thu hoạch và tiêu thụ dưới dạng thô nên giá trị kinh tế, khả năng cạnh tranh trên thị trường chưa cao

Là địa phương có diện tích sản xuất lúa thương phẩm lớn, hằng năm, trên diện tích khoảng 9.000 ha, sản lượng lúa của huyện Yên Định đạt khoảng 55.000 tấn. Do đó, để nâng cao giá trị sản xuất lúa gạo, UBND huyện Yên Định đã khuyến khích, hỗ trợ các HTX dịch vụ nông nghiệp và doanh nghiệp trên địa bàn đầu tư máy sấy lúa để bảo đảm chất lượng hạt gạo. Ông Nguyễn Văn Hiếu, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND huyện Yên Định, cho biết: Trước đây hầu hết lúa sau thu hoạch trên địa bàn đều được sơ chế theo hình thức thủ công và chủ yếu là phơi khô trên nền gạch, hình thức này phụ thuộc hoàn toàn vào thời tiết, nên nếu thu hoạch gặp mưa kéo dài, lúa dễ bị mọc mầm hoặc mốc, ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, tỷ lệ hao hụt bình quân khoảng 11 - 13%. Vì vậy, để chủ động trong việc sơ chế, bảo quản, nhằm hạn chế tổn thất, nâng cao chất lượng cho các loại nông sản, từ năm 2016, UBND huyện đã cân đối nguồn kinh phí từ các chương trình hỗ trợ 3 HTX, 1 doanh nghiệp đầu tư lắp đặt máy sấy nông sản. Đến nay, toàn huyện hiện đã có 9 máy sấy các loại nông sản và chất lượng sản phẩm được nâng lên đáng kể.

Hệ thống máy sấy, hút ép chân không của HTX dịch vụ nông nghiệp Hưng Thịnh, xã Thúy Sơn (Ngọc Lặc) góp phần nâng cao chất lượng bảo quản nông sản.

Bên cạnh ứng dụng công nghệ sấy, các loại nông sản như rau, củ, quả, sản phẩm thủy sản được các doanh nghiệp, HTX đầu tư bảo quản trong hệ thống kho lạnh. Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh mới có 16 doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh các mặt hàng nông, lâm, thủy sản có hệ thống kho lạnh bảo quản sản phẩm; với tổng công suất khoảng 3.000 tấn. Trong đó, có 2 doanh nghiệp có kho lạnh bảo quản các sản phẩm thịt, tổng công suất 800 tấn và 14 doanh nghiệp có kho lạnh bảo quản sản phẩm thủy sản, tổng công suất 2.200 tấn. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có hàng chục đơn vị đầu tư kho lạnh nhỏ, công suất khoảng 30m3.

Để giải bài toán khó cho việc giảm tổn thất nông sản sau thu hoạch, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã quy hoạch các vùng sản xuất hàng hóa tập trung nhằm tạo nguồn nguyên liệu đủ lớn cho công nghiệp chế biến; hỗ trợ nông dân tiếp cận các chính sách ưu đãi từ vốn để đầu tư công nghệ chế biến, bảo quản nông sản và đẩy mạnh các mô hình liên kết sản xuất - tiêu thụ nông sản giữa doanh nghiệp và nông dân... Thời gian qua, không chỉ các doanh nghiệp mà các HTX, cơ sở sản xuất nhỏ cũng đã quan tâm đầu tư thiết bị chế biến hiện đại từ khâu thu hoạch, bảo quản, áp dụng các công nghệ tiên tiến để nâng cao giá trị nông sản. Tiêu biểu, như: HTX dịch vụ nông nghiệp Hưng Thịnh, xã Thúy Sơn (Ngọc Lặc), đầu tư 1 tỷ đồng để lắp đặt hệ thống máy sấy thăng hoa sản xuất bột và trà rau má túi lọc; HTX sản xuất nông nghiệp Thành Công (Như Xuân), đầu tư hệ thống nhà lạnh, công suất 20 tấn để bảo quản sản phẩm cây ăn quả... Anh Nguyễn Văn Mư, giám đốc HTX dịch vụ nông nghiệp Hưng Thịnh, cho biết: Đặc thù sản phẩm rau, củ là dễ bị dập nát, hư hỏng, vì vậy bảo quản sau thu hoạch giữ vai trò quan trọng. Việc khử khuẩn để loại bỏ vi sinh vật nhiễm vào rau giúp loại trừ các tác nhân làm cho rau dễ bị phân hóa, mau hỏng. Bên cạnh đó, từ năm 2019, HTX còn sản xuất cây rau má, quy mô lớn và sản lượng đạt hơn 30 tấn/ha/năm. Ngoài việc tiêu thụ trực tiếp rau má tươi, HTX còn chuyển sang chế biến một phần nhờ ứng dụng công nghệ sấy khô, tán bột, làm giảm tỷ lệ thất thoát sau thu hoạch, nâng cao giá trị sản phẩm.

Được biết, để đẩy mạnh sơ chế, bảo quản nông sản sau thu hoạch trên địa bàn, Liên minh HTX tỉnh đã phối hợp với ngành nông nghiệp, rà soát và cân đối nguồn kinh phí hỗ trợ 5 HTX xây dựng nhà xưởng sơ chế, kho lạnh, tổng kinh phí hơn 1,5 tỷ đồng. Đồng thời, các địa phương lồng ghép kinh phí từ các chương trình, dự án để hỗ trợ các HTX, doanh nghiệp đầu tư hệ thống sơ chế. Đây được xem là động lực để các doanh nghiệp, HTX thúc đẩy công tác sơ chế, bảo quản nông sản sau thu hoạch; góp phần nâng cao giá trị kinh tế.

Nguồn tin: Báo Thanh Hóa
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 15870


Các tin khác:
 Phương án tiêu thụ sản phẩm cây trồng theo từng cấp độ (17/09/2021)
 Cung cấp thông tin về 15 đơn vị có nhu cầu liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm nông sản vụ đông 2021-2022 (13/09/2021)
 Khẩn trương thu hoạch và bảo vệ lúa thu mùa tránh bão Conson (10/09/2021)
 Khẩn trương thu hoạch và bảo vệ lúa thu mùa tránh bão Conson (10/09/2021)
 Đưa cây trồng phù hợp lên vùng nhiễm mặn (09/09/2021)
 113 đầu mối cung ứng lương thực, thực phẩm trong điều kiện dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tap. (09/09/2021)
 Nhân rộng mô hình liên kết sản xuất lúa thương phẩm chất lượng cao (10/08/2021)
 Chăm sóc, bảo vệ lúa thu mùa (10/08/2021)
 Chủ động phòng trừ bệnh khảm lá sắn (03/07/2021)
 Chủ động tháo gỡ khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ nông sản (01/07/2021)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang