Số lượt truy cập
Hôm nay 46063
Hôm qua 39190
Tuần này 150767
Tháng này 3188593
Tất cả 192984177
Browser   (Today) Chi tiết >>
Chủ nhật, 01/11/2020
Khó khăn trong tiếp cận các chính sách hỗ trợ phát triển thủy sản

Hiện nay, cùng với các chính sách của Trung ương, của tỉnh, các địa phương đang áp dụng nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển nuôi trồng thủy sản (NTTS), như: Ưu đãi về đất đai, đầu tư hạ tầng vùng nuôi, hỗ trợ con giống, vốn... Tuy nhiên, việc tiếp cận các nguồn vốn hỗ trợ của các trang trại NTTS trên địa bàn tỉnh vẫn còn nhiều khó khăn.

Huyện Hoằng Hóa là một trong những địa phương đi đầu trong phát triển NTTS theo hình thức nuôi thâm canh, áp dụng công nghệ cao của tỉnh. Đến nay, toàn huyện đã phát triển được 76 trang trại NTTS, chủ yếu tại các xã Hoằng Phụ, Hoằng Yến, Hoằng Hà, Hoằng Lưu... Nhiều trang trại nuôi tôm công nghiệp thâm canh tập trung được đầu tư xây dựng một cách đồng bộ về cơ sở vật chất, công nghệ, kỹ thuật, con giống, thức ăn... Nguồn vốn để đầu tư cố định ao nuôi tôm cho 1 ha từ 1,5 đến 2 tỷ đồng, bao gồm: cát lót nền, bạt, hệ thống ống cấp thoát nước, hệ thống điện, máy quạt nước... ao lắng cung cấp nước cho ao nuôi và ao lắng để chứa xử lý nước thải trước khi thải ra môi trường. Ngoài ra, trên địa bàn huyện Hoằng Hóa đã đầu tư xây dựng được 3,1 ha nuôi tôm trong nhà có mái che theo hướng công nghệ cao. Các diện tích nuôi được thiết kế, xây dựng các bể nổi, nuôi nhiều giai đoạn cho năng suất và hiệu quả cao hơn, có thể nuôi 3 vụ trong năm, nhất là nuôi trong mùa đông sẽ cho giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, đầu tư để nuôi thâm canh trong nhà có mái che theo hướng công nghệ cao cần vốn lớn và từ 7 - 9 tỷ đồng/ha nên chỉ có nhà đầu tư lớn có tiềm lực về vốn và kỹ thuật mới thực hiện được. Ông Lê Huy Cường, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Hoằng Hóa, cho biết: Trong những năm qua, huyện đã quan tâm đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ NTTS, như: bờ bao, kênh, cống dẫn thoát nước, hệ thống điện tại một số vùng nuôi tập trung. Qua đó, nhiều trang trại NTTS quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao của huyện được hình thành. Tuy nhiên, hiện các trang trại NTTS ở huyện Hoằng Hóa vẫn đang gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn, thụ hưởng các chính sách hỗ trợ và tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm. Do đó, huyện cũng đang đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có giải pháp và tạo điều kiện cho các trang trại tiếp cận các nguồn vốn hỗ trợ theo quy định nhằm tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy kinh tế trang trại NTTS phát triển bền vững... 

Mô hình trang trại nuôi trồng thủy sản công nghệ cao ở xã Nga Tân (Nga Sơn).

Lâu nay, trên địa bàn tỉnh cũng chỉ triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ du nhập, chọn lọc, nuôi dưỡng, tuyển chọn cá chép bố mẹ, cá rô phi bố mẹ theo Quyết định số 5637/QĐ-UBND ngày 31-12-2015 của UBND tỉnh. Theo đó, từ năm 2016-2020, toàn tỉnh đã thực hiện nhập, ương dưỡng 8 tấn giống cá rô phi bố mẹ, 7,2 tấn giống cá chép bố mẹ để nuôi sinh sản và sản xuất trên 20 triệu giống cá rô phi vằn đơn tính, hơn 200 triệu giống cá chép lai cung cấp cho người nuôi trong tỉnh với trị giá 2,752 tỷ đồng. Từ nguồn giống sạch bệnh, tăng trưởng nhanh, tỷ lệ sống cao, năng suất và hiệu quả nuôi tăng lên 20 - 30%, chính sách đã tác động đến việc phát triển NTTS, đáp ứng nhu cầu về con giống chất lượng cho các hộ nuôi. Qua tìm hiểu ở các vùng NTTS tập trung trên địa bàn tỉnh, các chủ đồng nuôi được địa phương tạo điều kiện cho thuê, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, mặt nước để yên tâm đầu tư phát triển NTTS, làm cơ sở pháp lý để vay vốn ngân hàng. Chưa có chủ trang trại nào được hưởng chính sách hỗ trợ xây dựng hạ tầng ngoài hàng rào, như: đường giao thông, đường điện, hệ thống cấp nước đến chân tường rào cho khu trang trại chăn nuôi tập trung trên địa bàn, theo Quyết định số 5643/QĐ-UBND ngày 31-12-2015 của UBND tỉnh về việc ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2016-2020. Ngoài ra, việc cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao vẫn còn chậm; chưa có các bộ tiêu chí định mức kinh tế kỹ thuật về cây trồng, vật nuôi, nhất là sản xuất nông nghiệp công nghệ cao làm cơ sở để ngân hàng thẩm định cho các chủ trang trại vay vốn theo Quyết định 738/QĐ-BNN-KHCN ngày 14-3-2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Ông Phạm Văn Hiếu chủ trang trại NTTS, thôn 4, xã Nga Tân (Nga Sơn), cho biết: Hiện nay, các chủ trang trại NTTS rất khó khăn tiếp cận các nguồn vốn hỗ trợ theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Để bảo đảm tiêu chí, trang trại NTTS phải có giá trị sản xuất bình quân đạt từ 2 tỷ đồng/năm trở lên và tổng diện tích sản xuất từ 1 ha trở lên. Trong khi các trang trại NTTS chủ yếu thuê lại đất phần trăm của xã trong thời hạn 5 năm, nên chưa thật sự yên tâm đầu tư, phát triển sản xuất thâm canh.

Để thúc đẩy phát triển NTTS, các ngành có liên quan của tỉnh, các địa phương cần thực hiện tốt các chính sách ưu đãi về đất đai cho các tổ chức, cá nhân yên tâm đầu tư sản xuất. Tạo điều kiện để các trang trại NTTS được hưởng các chính sách ưu đãi của Nhà nước về phát triển nông nghiệp, nông thôn nói chung, NTTS nói riêng.

Nguồn tin: Báo Thanh Hóa
In tin    Gửi email    Phản hồi    Lượt truy cập: 16414


Các tin khác:
 Toàn tỉnh khai thác và nuôi trồng thủy sản đạt 145.000 tấn (12/10/2020)
 Ngăn chặn tình trạng sử dụng xung điện và ngư cụ cấm để khai thác thủy sản (06/10/2020)
 Những chuyển biến trong phát triển thủy sản (05/10/2020)
 Xã Nga Tân phát triển nuôi trồng thủy sản công nghệ cao (05/10/2020)
 Thanh Hóa công bố mở cửa 3 cảng cá (25/09/2020)
 THÀNH LẬP TRUNG TÂM ĐĂNG KIỂM TÀU CÁ THANH HÓA – TỪNG BƯỚC CHUYÊN NGHIỆP HÓA CÔNG TÁC ĐĂNG KIỂM TÀU CÁ. (05/09/2020)
 Hiệu quả khai thác xa bờ (17/07/2020)
 Tuyên truyền cho ngư dân và chủ tàu cá về chống khai thác IUU và quy định lao động trẻ em trên tàu cá (15/07/2020)
 Huyện Triệu Sơn phát triển nuôi trồng thủy sản (08/07/2020)
 Nâng cao hiệu quả hoạt động của cảng cá và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu thuyền (03/07/2020)
    Đăng nhập
 
 
   

Bản quyền sử dụng: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa

Trưởng ban biên tập: Đồng chí Cao Văn Cường - Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT
Địa chỉ: 49 Đại lộ Lê Lợi - Thành phố Thanh Hoá - Điện thoại:(0373) 851.118 - Fax: (0373) 850.281


Chung nhan Tin Nhiem Mang